Áp xe vú sau sinh: Dấu hiệu, cách chữa trị và phòng tránh

Áp xe vú sau sinh là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là trong thời gian cho con bú. Tình trạng này gây ra sưng viêm, đau đớn và có thể dẫn đến các vấn đề khác như tiêu chảy, sốt cao, mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho trẻ. việc sớm phát hiện và chữa trị áp xe vú sau sinh là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và trẻ. Các bà mẹ nên tìm hiểu kỹ về cách vệ sinh và chăm sóc vú trong thời gian cho con bú, cũng như nên đi khám và tư vấn của các chuyên gia y tế nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Bạn có thể đọc bài viết sau đây để hiểu thêm về vấn đề này.
 

Áp xe vú sau sinh: Dấu hiệu, cách chữa trị và phòng tránh
 

Áp xe vú là gì?

Áp xe vú là tình trạng viêm sưng, đau, và nóng trong vùng vú do tích tụ mủ trong tuyến vú do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn thường gây ra tình trạng này bao gồm tụ cầu, liên cầu và một số loại vi khuẩn khác như trực khuẩn, phế cầu, vi khuẩn kị khí... có thể hình thành ở trước tuyến, trong tuyến, hoặc sau tuyến. Quá trình phát triển một ổ áp xe thường trải qua ba giai đoạn: viêm, hình thành áp xe, và hoại tử. 

Khoảng 10 - 30% trường hợp mắc phải bệnh này ở phụ nữ trong gia đoạn mang thai hoặc đang cho con bú. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho con bú. Nếu không được chữa trị kịp thời, áp xe vú có thể tiến triển thành ung thư vú, đặc biệt là ở những trường hợp không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nếu phát hiện dấu hiệu của bệnh này, cần đi khám ngay để tránh biến chứng nặng nề. Mặc dù áp xe ngực thường gặp ở phụ nữ sau sinh, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở nam giới và phụ nữ chưa từng sinh đẻ.
 

Áp xe vú là gì?
 

Nguyên nhân mẹ sau sinh thường bị áp xe vú

Nguyên nhân bị áp xe vú sau sinh con hay gặp nhất là do tắc tia sữa. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác bao gồm suy giảm hệ miễn dịch, nứt núm vú hoặc trầy xước vú. Các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tuyến vú và gây ra tình trạng viêm và hình thành ổ áp xe.

Cụ thể, tuyến sữa được hoạt động bằng cách sản xuất sữa ở vùng nang sữa và đưa sữa theo các ống dẫn về khoang chứa sữa. Tuy nhiên, nếu các ống dẫn bị hẹp lại do chèn ép từ bên ngoài hoặc bị bít tắc trong lòng ống, sữa sẽ không thể thoát ra ngoài và sẽ tạo thành hòn cục. Khi tuyến sữa vẫn tiếp tục sản xuất sữa và áp lực trong ống dẫn tăng lên, các ống dẫn khác sẽ bị chèn ép, tạo ra vòng xoắn bệnh lý và tình trạng tắc tia sữa ngày càng nặng. Điều này có thể dẫn đến viêm tuyến vú và áp xe vú sau sinh.

Những dấu hiệu áp xe vú sau sinh

Các mẹ sau sinh cần lưu ý nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu áp xe ngực sau sinh dưới đây thì cần đi khám và chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng:

- Có cảm giác đau nhức sâu bên trong vú: Khi tình trạng này xảy ra, nang chứa dịch mủ và các lớp mô bị viêm trong vú sẽ gây ra sự khó chịu và đau nhức ở bên trong. Cảm giác đau thường tăng dần khi áp lực được tác động vào những vùng áp xe, hoặc khi thực hiện các cử động vai hay cánh tay.

- Vú sưng và căng to: Tình trạng vú sưng,căng to và cứng hơn bình thường, và ngày càng trở nên nghiêm trọng là một trong dấu hiệu của áp xe vú sau sinh.

- Đau buốt khi cho con bú: Mẹ có thể đang bị viêm tuyến vú, tắc tia sữa hoặc áp xe vú nếu cảm thấy đau buốt khi cho con bú.

- Sờ thấy được các khối u bên trong vú: Phụ nữ đang cho con bú có thể cảm nhận được những cục cứng bên trong vú khi dùng tay sờ nắn. Đây là triệu chứng điển hình của tình trạng áp xe vú, cảm giác đau nhức và sưng đỏ thường xảy ra ở vị trí những cục cứng này.

- Da ngực nóng và sưng đỏ: Nếu các khối u không nằm sâu bên trong, bạn có thể bị sưng tấy, có màu đỏ, dùng tay sờ sẽ thấy nóng ở vùng da bị áp xe.

- Sốt, có cảm giác ớn lạnh: Có thể sốt nhẹ 38 độ, hoặc sốt cao khoảng 39-40 độ tùy vào tình trạng nghiêm trọng của áp xe. Ngoài ra, còn cảm thấy ớn lạnh hoặc rùng mình.

- Hoại tử: Đây là biến chứng nặng nề và nguy hiểm nhất cho mẹ. Các biểu hiện của hoại tử vú có thể bao gồm: tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi, vú căng to, sưng phù, da trên vùng áp xe vàng nhạt, hạch bạch huyết sưng to, và có thể xảy ra viêm nang vú, vỡ ổ áp xe và chảy mủ hôi.
 

Áp xe ngực sau sinh
 

Cách chữa trị áp xe vú sau sinh phụ nữ cần biết

Áp xe vú sau sinh là một tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ đang cho con bú. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm hội chứng bội nhiễm, hoại tử vú và thậm chí cả ung thư vú.

1. Các phương pháy điều trị tại nhà

Đối với phụ nữ bị áp xe vú trong quá trình cho con bú, cần nghỉ ngơi điều độ và tránh cho con bú tiếp xúc với vùng bị tổn thương. Chỉ cho bé bú bên vú không bị áp xe hoặc vắt sữa ra bình cho bé bú ngoài để tránh tình trạng nhiễm khuẩn cho cả mẹ và bé. Việc vắt bỏ sữa có thể giúp hạn chế con tiếp xúc với vùng bị áp xe và tránh tình trạng sữa bị lẫn mủ vàng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, xoa bóp chữa tắc tia sữa để giảm đau tích cực. Nếu đau nhức sâu trong tuyến vú quá mạnh, có thể sử dụng các loại kháng sinh chuyên trị hoặc thuốc giảm đau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, cần hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và tránh hậu quả không mong muốn.

Để hạn chế sự xâm nhập vi khuẩn, có thể sử dụng thuốc diệt nấm cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

2. Phương pháp chích, dẫn lưu

Các bác sĩ sẽ tiến hành phá vỡ ổ mủ theo hai cách:

- Đối với trường hợp áp xe ngực sau sinh xảy ra ở vùng da nông (gần bề mặt ngoài của da): bác sĩ chỉ cần tiến hành thủ tục chích đơn giản nặn mủ.

- Đối với các ổ áp xe nằm sâu bên trong mô mỡ ngực: Các mẹ sẽ được gây mê tại chỗ, sau đó tiến hành chích áp xe theo đường nan hoa ở chỗ nông nhất nhưng phải cách núm vú từ 2 đến 3cm.

Cuối cùng, sau khi tháo mủ, các bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu. Mỗi ngày, vú áp xe sẽ được bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn, kết hợp với việc dùng thuốc kháng sinh toàn thân. Bệnh nhân cần đến các bệnh viện uy tín và tìm đến các bác sĩ có kinh nghiệm để được điều trị hiệu quả và an toàn cho sức khỏe bản thân.

Cách phòng tránh bệnh áp xe vú sau sinh

Có một số cách phòng bệnh áp xe vú sau sinh mà các bà mẹ có thể thực hiện để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh này, bao gồm:

- Đảm bảo bé được hút sữa đúng cách và đủ lượng sữa cần thiết sẽ giúp tuyến vú hoạt động tốt hơn và giảm nguy cơ tắc tia sữa.

- Nên hút sữa ra nếu bé không bú hết, tránh tình trạng vú bị căng tức, gây rạn nứt phần đầu núm vú.

- Nghỉ ngơi đủ giấc và tránh tình trạng mệt mỏi có thể giúp giảm nguy cơ áp xe vú sau sinh.

- Sử dụng ấm bình nóng lạnh để giảm đau và sưng tấy vú.

- Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.

- Tập thể dục đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ áp xe vú.

- Sau khi cho con bú, nên vệ sinh vú sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng và viêm tuyến vú. Nên rửa vú với nước ấm và xà phòng hoặc dùng nước muối sinh lý.
 

Áp xe ngực
 

Trên đây là một số cách phòng bệnh áp xe vú sau sinh mà Baby House Spa tổng hợp nhằm giúp các bà mẹ có thể áp dụng để bảo vệ sức khỏe và sự thoải mái trong quá trình cho con bú. Nếu cảm thấy có triệu chứng gì bất thường, nên đi khám và được tư vấn kịp thời từ các chuyên gia y tế.

Tham khảo thêm:

Bài viết liên quan

Copyright © 2018 - Baby House
0966660844