Hướng dẫn chi tiết về cách ăn dặm cho bé đủ dinh dưỡng

Ăn dặm là một bước quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, việc bắt đầu cho con ăn thức ăn bổ sung không đơn giản, cha mẹ cần nắm vững nguyên tắc và nên tìm hiểu kỹ về cách thức cũng như những lưu ý trong suốt quá trình. Vậy, cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những nguyên tắc cơ bản để bắt đầu ăn dặm cho bé, cùng với các hướng dẫn chi tiết về cách chuẩn bị và lựa chọn thực phẩm phù hợp cho trẻ. Hãy cùng đọc qua để đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh cho bé yêu của bạn nhé.
 

Hướng dẫn chi tiết về cách ăn dặm cho bé đủ dinh dưỡng
 

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm cho bé là việc cung cấp thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bao gồm cả tinh bột, các loại vitamin từ rau, thịt, cá, trứng, hoa quả, sữa,... Tuy nhiên, các loại thức ăn này chỉ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, chứ không thể thay thế được sữa mẹ. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Vì vậy, việc cho trẻ ăn dặm không có nghĩa là ngừng cho trẻ bú sữa mẹ mà vẫn cần tiếp tục cho trẻ bú đầy đủ. Ngoài ra, mẹ cần tiến hành giảm dần lượng sữa và bổ sung lượng thức ăn phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của bé.
 

Thời gian bắt đầu cho bé ăn dặm

Theo Tổ chức Thế giới WHO đề xuất rằng, trẻ nên bắt đầu ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi. Khi đó, hệ tiêu hóa của con đã phát triển đủ để chuyển sang ăn các thực phẩm nghiền nát hay dạng bột. Bên cạnh đó, việc ăn dặm đúng cách còn giúp bé hấp thu đầy đủ dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển, cải thiện khả năng vận động và phát triển các cơ xương, giúp trẻ tập nói và tự ăn một cách hiệu quả hơn trong tương lai. Bởi vậy, đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của bé và cần được quan tâm và hướng dẫn đúng cách.

Đặc biệt, khi bé bắt đầu sự quan tâm đến thức ăn của ba mẹ, đó là dấu hiệu cho thấy con đã sẵn sàng để thử món ăn đầu tiên của mình. Tuy nhiên, nếu bé đang bị ốm hoặc không khỏe, bạn nên chờ đợi đến khi trẻ khỏe hơn để bắt đầu thực hiện quá trình ăn dặm.
 

Bảng thời gian cho bé ăn dặm
 

Cho bé ăn dặm sớm hoặc muộn có sao không?

Nhiều phụ huynh có xu hướng cho bé ăn dặm quá sớm, khi mới được 3-4 tháng tuổi, điều này tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của con như khó tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và chưa thích nghi được với một số loại thực phẩm. Bên cạnh đó, bé cũng sẽ thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ nếu được ăn dặm sớm. Ngoài ra, tình trạng trẻ bú ít có thể gây tăng nguy cơ mang thai sớm ở người mẹ.

Tuy nhiên, nếu bé ăn dặm quá muộn, sau 9 tháng tuổi, sẽ khiến trẻ bị thiếu các chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, có thể gây rối loạn cấu trúc thức ăn và cơ hàm phát triển yếu, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu,.... 

Vì vậy, bố mẹ cần xác định đúng thời điểm cho bé ăn dặm để đảm bảo sự phát triển toàn diện nhất cho con yêu của mình.
 

Ăn dặm
 

Nguyên tắc ăn dặm cho bé đúng cách

Cho trẻ ăn là quá trình không dễ dàng đối với các bậc làm cha làm mẹ. Để giúp bé ăn ngon miệng, ăn được nhiều thì cha mẹ cần áp dụng các nguyên tắc ăn dặm cho bé dưới đây:

1. Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Để bắt đầu cho con ăn dặm, cha mẹ nên đưa thức ăn cho bé từng chút một trong những bữa đầu tiên. Nên bắt đầu với lượng thức ăn nhỏ, từ 5 đến 10ml trong 1 - 3 bữa đầu tiên. Bằng cách này, trẻ có thể dần quen với loại thức ăn mới và cho hệ tiêu hóa của trẻ thời gian để thích nghi.

Nên bắt đầu với 1 bữa ăn dặm mỗi ngày, khi con đã quen dần có thể tăng lên 2 bữa ăn mỗi ngày. Thêm các bữa ăn phụ như hoa quả, sữa chua hoặc váng sữa vào chế độ ăn của bé cũng là một cách để bổ sung dinh dưỡng và giúp bé thích thú hơn với các món ăn.

2. Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc

Việc cho trẻ ăn dặm nên bắt đầu bằng các loại thức ăn loãng, từ 2-3 ngày đầu tiên. Sau đó, nên tăng dần độ đặc của thức ăn lên, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt và cơm nát... để trẻ có thể dần quen với các loại thức ăn như người lớn. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý cho con ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt, vì trẻ thường chưa mọc răng hoặc chỉ mọc rất ít răng.

 

Bé ăn dặm
 

3. Chế biến thức ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh

Trẻ tập ăn lúc đầu nên ăn các món dễ tiêu hóa như cháo và các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, khi trẻ đạt 9 - 11 tháng tuổi, cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cho cơ thể giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và lớn nhanh hơn, bao gồm: 

- Tinh bột: Gạo, ngô,....

- Chất đạm: Thịt, trứng, sữa, cá,....

- Chất béo: Lạc, vừng, mỡ động vật,….

- Chất xơ, vitamin và khoáng chất: Các loại trái cây, rau củ quả tươi,….

Tuy nhiên lúc mới tập ăn, bạn chỉ nên cho bé ăn từng loại thực phẩm riêng biệt và gần giống với loại sữa bé đang dùng nhất. Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị thức ăn dặm cho trẻ, cần chú ý đến việc lựa chọn các nguyên liệu sạch và bảo đảm vệ sinh. Tốt nhất nên sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn.
 

 


Cho bé ăn dặm
 

Hướng dẫn cách ăn dặm cho bé đúng và khoa học nhất

Vì khẩu vị của từng trẻ là khác nhau, bố mẹ cần xem con mình thích ăn loại thực phẩm nào để lựa chọn phù hợp nhất, tránh hiện tượng bé chán ăn. Ngoài ra, việc cho bé ăn dặm đúng cách và khoa học cũng sẽ giúp con ăn ngon miệng hơn.

1. Phương pháp ăn dặm cho bé

Khi mới bắt đầu tập ăn dặm, nên đút cho bé khoảng 1/2 thìa cà phê thức ăn hoặc ít hơn. Trong khi ăn, có thể vừa đút vừa trò chuyện để giữ cho trẻ tập trung và hứng thú với đồ ăn. Tuy nhiên, việc bé đẩy thức ăn ra ngoài miệng và không chịu ăn là điều không thể tránh khỏi. Để trẻ dễ dàng tập ăn, nên cho bé bú một ít sữa trước đó rồi mới cho con ăn. 

Ngoài ra, để bé có thói quen ăn dặm tốt, nên cho trẻ ngồi thẳng, ăn từng muỗng và nghỉ ngơi giữa các lần đút. Khi trẻ no, nên dừng ăn. Nếu bé nhăn nhó, bặm miệng hoặc không chịu ăn, không nên ép trẻ ăn mà nên kiên nhẫn chờ đến khi bé muốn ăn và sẵn sàng tiếp nhận đồ ăn.

2. Lượng ăn dặm cho bé

Bạn nên lưu ý để cho trẻ ăn đúng lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu ăn uống của bé. Với trẻ từ 6 tháng trở lên, bạn nên cho bé ăn hai bữa trong ngày và cách nhau ít nhất 2 giờ để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu bé biếng ăn, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn nhưng không nên quá nhỏ. Nếu bé ăn ít, bạn có thể cho bé bú thêm sữa sau bữa ăn.

3. Dụng cụ ăn dặm 

Khi bé mới tập ăn dặm, hãy sử dụng muỗng cà phê nhỏ để đút thức ăn cho bé. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến chất liệu của muỗng, nên chọn những muỗng làm bằng nhựa hoặc sứ, không có cạnh sắc nhọn để tránh làm tổn thương cho trẻ khi ăn. Bên cạnh đó, việc mua các dụng cụ đong gạo nấu cháo hay đong nước có vạch chia sẽ giúp bạn đo lường thức ăn cho con một cách dễ dàng.
 

Ăn dặm cho bé
 

Một số lưu ý khi thực hiện ăn dặm cho bé

Khi bé đã đủ tuổi để bắt đầu tập ăn dặm, việc chuẩn bị và thực hiện quá trình này đòi hỏi sự chú ý và cẩn thận. Việc lựa chọn thực phẩm, đồ dùng và cách tiếp cận với trẻ đều ảnh hưởng đến quá trình này. Vì vậy, để bé ăn được nhiều và không chán ăn, mẹ nên lưu ý đến một số điều dưới đây:

- Nấu chín, nghiền nhỏ thức ăn: Thông thường, trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi chưa có phản xạ nhai. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho con khi ăn dặm và tránh tình trạng hóc, mẹ nên cho bé ăn bột và chắc chắn rằng nó đã được nghiền nhỏ và mấu chín hoàn toàn trước khi cho con ăn. Đối với những trẻ 10 - 12 tháng tuổi, thì mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn mềm, được nấu nhuyễn nhằm kích thích nướu mọc.

- Phối hợp các loại thức ăn với nhau: Cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cho trẻ bằng cách đa dạng hóa thực phẩm ăn dặm mỗi ngày cho bé. Tuy nhiên, cần tránh cho trẻ ăn quá nhiều cùng một loại thực phẩm trong một lần ăn để tránh tình trạng thừa chất này nhưng lại thiếu chất khác.

- Cho trẻ ăn đúng giờ: Việc lập một thời gian biểu và tuân thủ nghiêm ngặt giờ ăn uống cho bé là rất quan trọng. Thói quen ăn uống đúng giờ sẽ giúp dạ dày của con phản xạ thúc đẩy quá trình tiêu hóa gây đói bụng, từ đó sẽ giúp con thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.

- Không ép trẻ ăn: Điều này làm con cảm thấy khó chịu và dễ làm việc ăn uống trở thành một nỗi sợ đối với con. Thời gian lâu dài, sẽ khiến trẻ biếng ăn, sợ ăn.

- Tạo hứng thú cho bé khi ăn: Cách tốt nhất để làm điều này là sử dụng các chén, muỗng, yếm,… có hình thù ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc để gây sự chú ý cho bé. Khi đút cho trẻ ăn, mẹ nên vừa đút vừa nói chuyện với con, làm trò vui chọc bé cười để bé cảm thấy thoải mái. 
 

Trẻ ăn dặm
 

Trên đây là một số nguyên tắc và hướng dẫn về cách ăn dặm cho bé sao cho hợp lý. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp các bậc phụ huynh có được kinh nghiệm cần thiết để thực hiện việc ăn dặm cho bé một cách đúng cách, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho bé yêu của mình.

Tham khảo thêm:

Bài viết liên quan

Copyright © 2018 - Baby House
0966660844