Khi mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu thường bị suy yếu, dẫn đến tình trạng ho, ngứa cổ và đau họng thường xuyên. Tuy nhiên, vì lo ngại ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, nhiều bà bầu không thể sử dụng thuốc để giảm các triệu chứng này như trước kia. Hiểu được vất vả mà bà bầu phải chịu nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 8 cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu an toàn và hiệu quả tại nhà để mẹ có thể áp dụng để giải quyết tình trạng khó chịu này.
Ngứa cổ ho khan là một triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh về đường hô hấp, đó là cảm thấy ngứa hoặc kích thích vùng cổ họng, thường dẫn đến việc ho liên tục nhưng không có chất nhầy. Tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề như bà bầu mất ngủ, đau đớn, mệt mỏi và khó chịu.
Nếu bị ho trong tháng thứ 8 trở đi của thai kỳ, mẹ bầu có thể trải qua cảm giác tức ngực và khó thở. Những ảnh hưởng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai kỳ. Vì vậy, mẹ nên áp dụng các cách trị ngứa cổ họng gây ho cho bà bầu dựa trên nguyên nhân gây ra và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Để có thể trị ho cho bà bầu, bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này để trị từ gốc đến ngọn, tránh việc tái phát lại. Một số tác nhân gây ho có thể kể đến như:
- Thời tiết thay đổi: Khi mùa thu chuyển sang mùa đông, ai cũng có thể gặp vấn đề liên quan đến đường hô hấp, như viêm họng, viêm amidan và viêm phế quản. Điều này đặc biệt đáng lo ngại cho phụ nữ mang thai, vì họ thường có hệ miễn dịch yếu hơn nên dễ bị mắc các bệnh hơn. Các triệu chứng như ngứa họng, đau rát họng và ho cũng có thể xuất hiện, gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu.
- Thay đổi nội tiết tố: Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi, bao gồm sự thay đổi của nội tiết tố, tăng lượng máu và thân nhiệt. Tuy nhiên, cùng với những thay đổi đó là tình trạng ốm nghén và chế độ ăn uống không khoa học, làm hệ miễn dịch bị suy yếu. Điều này khiến cho phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, gây ra tình trạng ngứa họng, đau rát họng và ho.
- Bà bầu sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm: Khi mẹ bầu sống hoặc làm việc trong một môi trường có nhiều chất độc hại, đặc biệt là khói bụi, ô nhiễm không khí, nước bẩn, thì rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, bởi vì chất độc hại này có thể xâm nhập vào cơ thể của họ thông qua đường hô hấp, gây ra các triệu chứng như ho, đau rát cổ họng và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
- Mẹ bầu từng bị mắc bệnh về đường hô hấp: Ngoài những nguyên nhân như ốm nghén, chế độ ăn uống không tốt, hệ miễn dịch kém,… thì tiền sử bệnh hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang hay trào ngược dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Nếu mẹ bầu mắc tình trạng ho khan kéo dài, ho quá mạnh, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, ho quá mạnh sẽ gây áp lực lên vùng bụng, tăng nguy cơ động thai hoặc sảy thai do tử cung bị co thắt liên tục. Ngoài ra, niêm mạc thanh quản cũng bị tổn thương, trầy xước, chảy máu, gây ra cảm giác đau rát, khó nuốt thức ăn, ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn hàng ngày của mẹ và dẫn đến suy dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, nếu mẹ không tìm cách chữa ho ngứa cổ cho bà bầu nhanh chóng thì có thể dẫn đến các biến chứng như: mất ngủ, mệt mỏi kéo dài, đau bụng, tiểu són, chán ăn, gây căng thẳng về thể chất, tinh thần và cảm xúc,.... Mặc khác, nếu ho là do nhiễm trùng đường hô hấp, mẹ bầu nên điều trị kịp thời để tránh tình trạng tim thai đột ngột biến mất.
Khi mang thai các mẹ sẽ được bác sĩ khuyên không nên dùng thuốc vì nó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vì vậy sử dụng các biện pháp chữa ho dân gian luôn được các mẹ lựa chọn hàng đầu. Dưới đây là các cách trị ho cho bà bầu tại nhà bằng các thực phẩm hoàn toàn tự nhiên nhưng vẫn đảm hiệu quả như:
Cách trị ho cho bà bầu này thường được nhiều người áp dụng và có hiệu quả ngay sau vài lần sử dụng giúp làm dịu cơn ho. Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, có tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp làm giảm ho và làm lành tổn thương ở vùng họng. Mẹ có thể sử dụng mật ong như một biện pháp chữa ho tự nhiên bằng cách thêm một thìa cà phê mật ong và vài lát chanh vào một cốc nước ấm khoảng 100ml.
Quất chứa nhiều chất chống viêm và kháng khuẩn, có tác dụng làm sạch đường hô hấp và giúp giảm triệu chứng ho. Đầu tiên, mẹ có thể rửa sạch quất và bổ đôi để nguyên hạt, sau đó cho vào bình ngâm với mật ong. Các lớp quất và mật ong nên được xếp lần lượt. Mẹ bầu có thể uống hỗn hợp này 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống một muỗng cà phê. Cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu này sẽ giúp làm dịu cổ họng sau vài lần sử dụng, an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Nghệ là một loại gia vị chứa curcumin, có khả năng kháng khuẩn và chống viêm cao, do đó nó có thể giúp ngăn ngừa và làm giảm tình trạng viêm họng ở mẹ bầu. Đầu tiên, mẹ bầu cần rửa sạch nghệ tươi, bỏ vỏ và thái lát, sau đó cho vào cốc nước đun sôi trong khoảng 5 phút. Sau đó, thêm 1-2 muỗng cà phê mật ong và khuấy đều để sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng nghệ một cách cẩn thận, vì nếu dùng trên 10g nghệ mỗi ngày có thể gây kích thích tử cung, độc hại cho thai nhi, có thể dẫn đến sảy thai.
Cà rốt là một nguồn dồi dào các vitamin và chất xơ, đặc biệt là vitamin A, C, K, và có tác dụng làm giảm viêm họng. Để sử dụng cà rốt làm phương pháp chữa trị, mẹ bầu cần chuẩn bị 2 củ cà rốt, rửa sạch và cắt nhỏ. Sau đó, ép cà rốt để lấy nước và pha trộn với mật ong và nước theo tỷ lệ 1:1. Mẹ bầu có thể sử dụng nước ép này để súc họng trong vòng 3-4 ngày để cải thiện triệu chứng viêm họng.
Các thành phần trong lá tía tô giúp làm mát và có tính kháng khuẩn, kháng viêm, làm sạch đường hô hấp, từ đó giúp giảm các triệu chứng viêm họng ở mẹ bầu. Để trị ho bằng lá tía tô, mẹ cần lấy lá tía tô rửa sạch và xay nhuyễn để lấy nước. Sau đó, có thể uống nước lá tía tô từ 4 đến 5 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 50ml để có hiệu quả tốt.
Đây là một cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu toàn và hiệu quả. Để chuẩn bị món ăn bổ dưỡng này, bạn cần chuẩn bị một tô lớn, sau đó cho lê và đường phèn vào tô đó. Hấp món ăn trong nước khoảng 15-20 phút cho đến khi lê chín mềm và đường tan ra hoàn toàn, sau đó tắt bếp. Món ăn này có thể dùng trực tiếp sau khi nấu.
Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, giảm sưng và làm dịu vùng họng bị khó chịu. Đặc biệt, nước muối là lựa chọn an toàn cho bà bầu và có thể tự pha để súc miệng bằng cách hòa tan một thìa cà phê muối trong nước ấm, khuấy đều để muối tan ra và súc miệng hai lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, nước muối sinh lý cũng là một lựa chọn tốt để vệ sinh họng hàng ngày.
Một cách rất hiệu quả để giảm ho và ngứa cổ cho bà bầu là sử dụng cam nướng. Bạn có thể thực hiện bằng cách ngâm quả cam trong nước muối để loại bỏ khuẩn và các tạp chất. Sau đó, đặt quả cam lên bếp và nướng trong vòng 10 phút và có thể thưởng thức trực tiếp khi còn ấm.
Bên cạnh áp dụng các cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu, thì mẹ cũng cần chú ý kiêng ăn một số thực phẩm sau:
- Hải sản: Đây là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng nên dễ kích thích những cơn ho, làm cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn lạnh: Nhiệt độ lạnh của món ăn hay thức uống sẽ làm cho tình trạng nhiễm trùng niêm mạc hầu họng trở nên nặng nề hơn, đồng thời còn làm tăng nguy cơ phù nề niêm mạc cổ họng gây bí tắc khí ở phổi. Từ đó dẫn đến các biến chứng ho dai dẳng, viêm họng cấp, viêm phổi cấp,….
- Đồ ăn vặt, đồ uống chứa cồn và caffeine: Nhóm thức ăn này sẽ kích thích cơ thể đi tiểu nhiều hơn, là cơ thể mất nước, cổ bị khô nên rất dễ ho khan.
- Quýt: Trong múi quýt có chứa cellulite làm cho cơ thể sinh nhiệt và sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn, gây ho khan, khó chịu.
- Sữa: Sữa có khả năng kích thích tạo ra chất nhầy trong cổ họng và phổi.
- Đậu phộng, hạt dưa: Các hạt này có chứa dầu và một số thành phần có thể kích thích sản sinh nhiều dịch đờm.
- Thức ăn cay nóng: Loại thực phẩm này sẽ gây kích ứng hoặc làm tổn thương niêm mạc, làm nặng hơn tình trạng phù nề.
Trên đây là nội dung mà Baby House đã tổng hợp về 8 cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu hoàn toàn tự nhiên, an toàn và hiệu quả mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Hy vọng qua bài viết này, các chị em phụ nữ sẽ thu thập thêm nhiều kinh nghiệm để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai.
Tham khảo thêm: