Hướng dẫn chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu chuẩn khoa học

Giây phút biết tin có một sinh linh nhỏ bé đang nằm trong bụng, có lẽ đây chính là cảm xúc hạnh phúc khó tả của những người phụ nữ. Đó chính là niềm vui, niềm hạnh phúc dâng trào, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc một hành trình mới sẽ mở ra và cùng với những thử thách đang chờ phía trước. Bởi vì ba tháng đầu là thời điểm vô cùng nhạy cảm, lúc này thai nhi chưa ổn định nên cả người mẹ và em bé trong bụng cần phải được chăm sóc thật kỹ lưỡng. Chính vì thế, điều bạn cần làm ngay lúc này đó chính là tìm hiểu hướng dẫn chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu chuẩn khoa học.
 

Hướng dẫn chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu chuẩn khoa học
 

Sự thay đổi của mẹ bầu và bé trong 3 tháng đầu thai kỳ 

1. Sự thay đổi tâm sinh lý của mẹ bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu thai kỳ còn được gọi là tam cá nguyệt đầu tiên, lúc này bản thân người mẹ sẽ bắt đầu có sự thay đổi nhất định. Chính vì thế, trước tiên bạn cần phải hiểu được cơ thể và tâm lý của mình có những thay đổi như thế nào để đưa ra quyết định đúng đắn cũng như chuẩn bị cho những thay đổi lớn ở phía trước. Cụ thể những thay đổi này là:

- Mệt mỏi: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến khiến cho mẹ cảm thấy khó khăn trong ba tháng đầu của thai kỳ. Lúc này, có thể bạn sẽ thường xuyên trong tình trạng buồn ngủ. Bởi vì thời gian này, cơ thể của người mẹ đang phải thực hiện một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó chính là sản xuất nhau thai – huyết mạch cho em bé.

- Ngực thay đổi và nhạy cảm: Bạn sẽ thấy núm vú của mình nhô ra nhiều hơn so với bình thường và có phần nhạy cảm cơn. Bởi vì lúc này, cơ thể sẽ đang dần dần chuẩn bị cho việc sau này em bé bú. Vùng da ở vú sẽ có hai màu rõ rệt, cụ thể đó là xung quanh núm vú da trở nên sạm màu hơn để sau này em bé có thể nhìn thấy. Vì trẻ sơ sinh ban đầu chỉ phần biệt được hai màu đó là trắng và đen.

- Mũi nhạy cảm hơn: Khi mang thai, bạn cũng sẽ cảm nhận mùi rõ ràng hơn, ví dụ như mùi nước hoa, mùi thức ăn,.... hay thậm chí là mùi mùi giày bẩn của ai đó. Thường thì phụ nữ khi mang thai chính là những người đầu tiên phát hiện ra có mùi lạ và có thể đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cảm giác buồn nôn.

- Buồn nôn và nôn: Đây là cảm giác nôn nao trong dạ dày và đặc biệt là có thể xuất hiện vào bất cứ khi nào trong ngày. Biểu hiện này xảy ra nhiều nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ do sự thay đổi hormone, căng thẳng cũng như vì những thay đổi khác trong cơ thể.

- Đi tiểu nhiều hơn: Tần suất đi vệ sinh của bạn sẽ nhiều hơn trong giai đoạn này. Bởi vì hormone hCG thai kỳ đang thực hiện nhiệm vụ tăng lượng máu đến vùng xương chậu và thận, làm cho chúng hoạt động nhiều hơn nên xảy ra hiện tượng này cũng là điều dễ hiểu.

Khi tam cá nguyệt thứ nhất gần kết thúc có nghĩa là cơ thể bạn đã hoàn thành xong nhiệm vụ sản xuất nhau thai. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn, cơ thể tràn đầy năng lượng và không còn những cảm giác khó chịu như lúc đầu.
 

Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu
 

2. Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ

Em bé trong ba tháng đầu được gọi là phôi thai, bên cạnh đó trong bụng người mẹ cũng sẽ bắt đầu hình thành túi ối và nhau thai. Trong đó, túi ối chứa nước ối sẽ có tác dụng bảo vệ phôi thai phát triển, còn nhau thai thì có chức năng sản xuất máu và nuôi dưỡng phôi thai.

Để hình thành một em bé thì đòi hỏi có rất nhiều sự phát triển cần phải diễn ra cùng một lúc, bao gồm tất cả hệ thống chính và hệ thống phụ của cơ thể, ví dụ như ệ tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh,... cùng với từng cơ quan nhỏ như tim, phổi, dạ dày. Trong đó, hệ tuần hoàn, cụ thể là tim chính là hệ thống hoạt động đầu tiên. Đó cũng chính là lý do sau tuần thứ 5 đi khám bạn đã có thể nghe thấy tim em bé đang đập thông qua siêu âm.

Bên cạnh đó, trong ba tháng đầu cũng có các cơ quan khác của thai nhi đang dần được hình thành, điển hình như hệ thần kinh. Chính vì thế, thời điểm này mẹ bầu nên chú ý bổ sung thêm axit folic để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

Sau một khoảng thời gian, từ một chấm nhỏ xíu bạn sẽ thấy em bé phát triển được khoảng 14 gam ở cuối tam cá nguyệt thứ nhất, lúc này hình ảnh của thai nhi đa tương đương với một quả mận. Trong ba tháng đầu, có thể mẹ sẽ không thấy có bất kỳ sự thay đổi nào ở bụng, tuy nhiên thì thực chất em bé vẫn đang được lớn lên từng ngày.

Các mốc khám thai quan trọng trong 3 tháng đầu

Sau khi biết tin mình mang thai, trong 3 tháng đầu mẹ bầu nên đi khám khoảng 2 lần.

- Lần đầu tiên là từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8. Dù cho trước đó bạn đã đi siêu âm để kiểm tra xem có phải mình đã mang thai rồi hay không thì bác sĩ vẫn sẽ chỉ định đến khám tiếp trong thời gian này. Bởi vì lần siêu âm này là nhằm mục đích bé đã có tim thai hay chưa và kiểm tra về tình trạng phát triển ban đầu của thai nhi.

- Lần kiểm tra thứ hai là từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 12, còn được gọi là thời điểm sàng lọc quý I của thai kỳ. Đặc biệt, nếu bạn đã trên 35 tuổi hoặc gia đình có tiền sử dị tật bẩm thì thì lần siêu âm này càng vô cùng quan trọng. Bởi vì đây là thời điểm chính xác nhất để xác định em bé có mắc các dị tật bất thường nào hay không.
 

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu
 

Kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu chuẩn khoa học

Chắc chắn sẽ có rất nhiều người quan tâm về cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu. Thời điểm này, cơ thể sẽ xuất hiện những thay đổi rõ rệt, thường là hay dẫn đến tình trạng mệt mỏi và cũng là lúc để thai nhi dần ổn định. Chính vì thế, bạn cần biết cho mình một số kinh nghiệm sau:

1. Chế độ dinh dưỡng chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng là một trong những điều bạn cần phải quan tâm đầu tiên. Bạn nên nhớ rằng lúc này, mình không phải chỉ ăn cho bản thân mà còn phải ăn cho em bé trong bụng. Chính vì thế, cần có sự chọn lọc cẩn thận hơn về các loại thực phẩm cũng như tránh ăn thực phẩm không tốt.

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? 

Chăm sóc 3 tháng đầu thai kỳ bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý là cách để thai nhi được ổn định trong tử cung và bắt đầu phát triển các bộ phận. Trong đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ cho cơ thể các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm:

- Chất đạm: Thường có trong thịt, cá tươi các thực phẩm chế biến từ sữa bò, các loại đậu, ngũ cốc, trái cây.

- Đường: Nên bổ sung đường có trong trái cây, sữa, gạo, ngũ cốc, bánh mì.

- Chất béo: Mẹ bầu nên lựa chọn các chất béo lành mạnh, ví dụ như chọn dầu ăn thực vật thay vì sử dụng mỡ lợn.

- Vitamin A: Có trong rau xanh, gan, chất béo, sữa, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá,... để tăng cường tế bào não cho thai nhi.

- Vitamin B: Thường có nhiều ở gạo lứt, lòng đỏ trứng, thịt, quả khô, đậu, rau cải.

- Vitamin C: Có trong rau cải, cam, bưởi, quýt, cà chua.

- Vitamin D: Có trong sữa bò, dầu gan cá, dầu ăn.

- Axit folic: Có trong Đậu, gan, trứng, bông cải xanh, măng tây, họ nhà cam quýt, các loại quả mọng,... nhằm phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi và tránh dị tật ống thần kinh.

- Sắt: Có trong cá, thịt, rau xanh, trứng, khoai tây, đậu nành, nho khô, mận khô, lựu, quả mơ, chuối…. để tránh tình trạng thiếu máu.

- Canxi: Có trong sữa bò. cá, trứng, trái cây, rau cải,... cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi.

- Chất xơ: Có trong rau đậu trái cây tốt cho hệ tiêu hóa và trán việc mẹ bị táo bón.

Trong thời gian này, có thể tình trạng ốm nghén ở mẹ làm cho cơ thể mệt mỏi. Nhưng cũng nên bổ sung đủ dưỡng chất bằng cách chia nhỏ từ 5 đến 6 bữa nhỏ.
 

Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu
 

Bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực loại thực phẩm tốt cho cơ thể và thai nhi bên bổ sung, mẹ bầu cần cũng cần biết một số loại thực phẩm nên tránh. Cụ thể đó là:

- Dứa, đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, ngải cứu và cam thảo vì những loại thực phẩm này sẽ khiến cho tử cung co thắt mạnh, làm tăng nguy cơ gây sảy thai.

- Tránh uống sữa tiệt trùng vì trong loại sữa này thường chứa một lượng vi khuẩn, vi sinh vật gây hại có thể mang mầm bệnh nguy hiểm đến sức khỏe cả mẹ lẫn thai nhi. Đặc biệt, uống sữa tiệt trùng trong 3 tháng đầu mang thai còn làm tăng nguy cơ dị tật cho em bé.

- Tránh ăn trứng lòng đào hoặc trứng sống vì chúng cũng chứa rất nhiều vi khuẩn có hại.

- Không nên dùng đồ uống có cồn vì sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ khuyết tật thần kinh ở thai nhi 3 tháng đầu. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến các chức năng khác trong cơ thể như gan, thận, dạ dày.

Ăn gì, uống gì để giảm ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu

Có lẽ bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu trong giai đoạn ốm nghén. Mỗi người có một tình trạng khác nhau, có những chị em còn bị mất nước, suy nhược sức khỏe trầm trọng. Để giảm triệu chứng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như: 

- Ăn ít và chia thành nhiều bữa nhỏ.

- Uống nhiều nước.

- Hạn chế ăn thức ăn có mùi.

- Ăn và uống một số thực phẩm giúp giảm ốm nghén như: nước mía, nước ấm pha với 2 lát gừng tươi, nước ô mai, nước ép trái cây theo mùa, canh mẹ, canh sấu, cháo ý dĩ, trái cây theo mùa, bánh quy.

Không chỉ giảm ốm nghén mà khi chăm sóc bà bầu mang thai 3 tháng đầu theo các này còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh thực phẩm chiên rán, chua, cay quá mức gây kích thích dạ dày.
 

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
 

2. Chế độ sinh hoạt khi mang thai 3 tháng đầu

Bạn cần chăm sóc 3 tháng đầu thai kỳ nhiều hơn, vận động nhẹ nhàng và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Điều này thật sự rất hữu ích, sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Bạn cũng có thể đăng ký khóa học yoga dành cho sản phụ, tuy nhiên vẫn nên tránh một số tư thế phức tạp không tốt cho cho em bé trong bụng như các kỹ thuật khó, căng giãn nhiều hay thực hiện động tác mạnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đi bộ nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng để giúp cho khí huyết được lưu thông tốt hơn, giải tỏa tình trạng căng thẳng, stress. Đồng thời, hãy cố gắng thư giãn, dù cho có thể 3 tháng đầu là thời điểm rất mệt mỏi với bạn vì những thay đổi trong cơ thể nhưng bạn cũng nên cố gắng giữ bình tĩnh, đừng nóng giận vì như vậy sẽ rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi.

3. Chế độ vận động trong 3 tháng đầu thai kỳ

Chế độ vận động hợp lý cũng là điều cần được lưu tâm trong quá trình chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ. Cụ thể, bạn nên tránh mang vác vật nặng, không tắm nước quá nóng, không chạy nhảy, đạp xe, trượt patin,.... để tránh nguy cơ sảy thai.

4. Cân bằng cảm xúc khi mang thai 3 tháng đầu

Trong quá trình mang thai, hormone của mẹ bầu sẽ thay đổi nên thường cảm thấy mệt mỏi, tư tưởng không thỏa mái, dễ xúc động. Bên cạnh đó, ốm nghén cũng khiến cho cơ thể người mẹ bị mất cân bằng dinh dưỡng. Nhiều người chưa có kiến thức lại còn thường xuyên cảm thấy lo lắng và căng thẳng.

Những tâm lý này đều không tốt và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế, chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ đúng cách đó chính là bạn cần phải giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái. Có thể tâm sự, chia sẻ cảm xúc của bạn thân, đặc biệt là với người chồng của mình. Bên cạnh đó, cũng nên thường xuyên gặp gỡ, nói chuyện cùng bạn bè để tâm trạng trở nên tốt hơn. Nếu sức khỏe ổn định thì bạn cũng có thể đi làm để giảm thời gian nhàm chán.

Bạn hãy giữ cho mình tâm trạng thật thoải mái, làm những điều mình thích như nghe nhạc, xem phim, đi dạo, cắm hoa, đọc sách thai giáo để trang bị kiến thức cho sau này,... Ngoài ra, chồng và gia đình cũng cần là những người phải quan tâm, chia sẻ nhiều hơn với mẹ bầu, để mẹ luôn cảm nhận được sự vui vẻ và hạnh phúc.
 

Chăm sóc bà bầu mang thai 3 tháng đầu
 

5. Mang thai 3 tháng đầu cần kiêng kị điều gì?

Trong quá trình mang thai, ngoài việc kiêng ăn một số thực phẩm không tốt. tránh vận động mạnh để đảm bảo an toàn thì bạn cũng cần phải kiêng một số điều sau:

- Tránh vươn cao tay.

- Hạn chế di chuyển cầu thang nhiều lần.

- Tránh nóng giận, căng thẳng.

- Không nhuộm tóc, sơn móng tay.

- Không nên mang giày cao gót.

- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Không giữ nguyên một tư thế quá lâu.

Một số dấu hiệu bất thường trong 3 tháng đầu cần khám bác sĩ 

3 tháng đầu cũng là khoảng thời gian có nguy cơ sảy thai cao nhất. Chính vì thế, khi phát hiện các dấu hiệu sau thì bạn nên khi đám bác sĩ ngay lập tức:

- Ra máu âm đạo màu đỏ hoặc đỏ đen, máu cục hoặc máu có lẫn dịch nhầy.

- Co thắt cơ bụng dưới.

- Co thắt bụng và chuột rút.

- Đau lưng.

- Chóng mặt, buồn nôn, sốt cao trong 3 tháng đầu.

- Đau thắt bụng kèm ra mồ hôi hột hơn 30 phút.

Phương pháp thai giáo khi mang thai 3 tháng đầu

Trong khoảng thời gian đầu, em bé còn rất nhỏ nên bạn cũng không cần áp dụng quá nhiều biện pháp thai giáo. Lúc này, bạn chỉ cần chuẩn bị cho mình tâm lý thật ổn định, lạc quan, vui vẻ. Mẹ có thể chọn nghe những bài nhạc vui vẻ để kích thích sự phát triển trí nào của con, mua sách đọc cho bé nghe hoặc chọn một khung giờ cố định để trò chuyện cùng con. Đây đều là những biện pháp thai giáo rất tốt để gắn kết tình cảm gia đình, giúp bé cảm nhận được sự yêu thương.
 

Chăm sóc 3 tháng đầu thai kỳ
 

Có thể thấy, làm mẹ vô cùng gian gian và vất vả, nhưng có lẽ, những người phụ nữ trên thế giới này đều chấp nhận điều đó vì đổi lại sẽ là cả tương lai của con. Chính vì thế, bạn cần phải chuẩn bị cho mình kiến thức thật vững chắc. Tuy nhiên, nếu là những người lần đầu làm cha, làm mẹ và chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như thời gian tìm hiểu kỹ càng để chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu một cách chu đáo nhất thì bạn có thể tham khảo dịch vụ chăm sóc mẹ bầu của Baby House. Với đội ngũ chuyên viên lành nghề, tận tâm cùng quy trình chuẩn khoa học, chúng tôi cam kết sẽ mang đến những phút giây thư giãn cho mẹ bầu và sự phát triển khỏe mạnh của bé yêu trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ.

Trên đây là những chia sẻ của Baby House Spa để bạn hiểu hơn về cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ. Hi vọng rằng qua bài viết, bạn đã có cho mình kiến thức, hành trang tốt nhất để bé yêu được phát triển khỏe mạnh.

Bài viết liên quan

Copyright © 2018 - Baby House
0966660844