Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa và những điều cần biết

Trong thời gian 9 tháng 10 ngày mang thai thìa giai đoạn 3 tháng giữa được xem là hành trình quan trọng nhất. Lúc này thai nhi đang dần lớn lên, bắt đầu hình thành và hoàn thiện những bộ phận trên cơ thể theo từng tuần Chính vì vậy, bà bầu cần đặc biệt lưu ý và được quan tâm nhiều hơn trong khoảng thời gian này để cơ thể bé được phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh. Việc tìm hiểu cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa và những điều cần biết sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức bổ ích để chăm sóc mẹ và bé tốt nhất.
 

Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa và những điều cần biết
 

Tam cá nguyệt thứ 2 là gì?

Sau khi trải qua 3 tháng đầu, mẹ sẽ bước sang giai đoạn 3 tháng giữa của tam cá nguyệt thứ 2, kéo dài từ tuần 13 đến tuần 28. Lúc này, bà bầu sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt trong bụng mình. Đó chính là niềm hạnh phúc to lớn khi cảm nhận được con mình đang phát triển từng ngày cũng như những chuyển động đầu tiên của bé yêu.

Trong khoảng thời gian tam nguyệt thứ 2, các triệu chứng như ốm nghén cũng dần được biết mất, năng lượng cơ thể được phục hồi trở lại, giúp cho mẹ bầu cảm thấy khỏe mạnh hơn. Vậy nên, lúc này mẹ bầu đã có thể chủ động bồi bổ cho cơ thể, đồng thời bắt đầu kế hoạch cho việc sinh con và nuôi con.

Những điều mẹ bầu cần biết khi mang thai 3 tháng giữa

1. Sự thay đổi của cơ thể bà bầu

Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhận thấy cơ thể mình có những thay đổi rõ rệt, cụ thể như:

- Đau bụng, căng tức bụng: Khi đến 3 tháng giữa, tử cung bắt đầu mở rộng hơn và gây áp lực lên các cơ, dây chằng hoặc cũng có thể vì gặp phải vấn đề táo bón, đầy hơi. Khi đó, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng đau nhói hoặc đau âm ỉ.

- Đau lưng: Bụng của mẹ bầu bắt đầu lớn, cân nặng tăng lên nhanh chóng chính là nguyên nhân khiến cho lưng phải chịu áp lực, dễ gặp phải tình trạng đau nhức.

- Chảy máu nướu chân răng: Đây là tình trạng diễn ra ở hơn 50% mẹ bầu. Nguyên nhân là do hormone thay đổi, máu lưu thông nhiều hơn làm cho nướu nhạy cảm và dễ xuất hiện vấn đề này.

- Cơn gò Braxton-hicks: Triệu chứng này thường xuất hiện ở tháng thứ 4, mỗi lần xảy ra sẽ kéo dài trong khoảng từ 1 - 2 phút một cách ngẫu nhiên. Nguyên nhân mẹ bầu gặp phải tình trạng này có thể là do quan hệ tình dục mạnh, mất nước hoặc vì có ai đó chạm vào bụng bầu.

- Bầu ngực to: Sau 3 tháng đầu có thể bạn sẽ không còn xuất hiện tình trạng căng tức ngực nhưng phần bầu ngực vẫn sẽ tiếp tục to ra để chuẩn bị cho bé bú.

- Nghẹt mũi: Nguyên nhân khiến cho viên mạc mũi bị sưng, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi có thể là do sự thay đổi của nội tiết tố. Lúc này mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu, ngủ ngáy và còn có thể bị chảy máu mũi.

- Chóng mặt: Trong 3 tháng giữa, lượng hormone trong cơ thể mẹ bầu thay đổi cũng như việc tử cung mở rộng làm chèn ép các mạch máu có thể rất dễ xuất hiện triệu chứng chóng mặt.

- Đi tiểu ít lại: Vì tử cung đã cách xa bàng quang nên số lần đi tiểu mỗi ngày cũng sẽ ít lại.

- Lông, tóc phát triển: Mẹ bầu sẽ thấy lông, tóc của mình dày và phát triển nhanh hơn, đặc biệt là ở mặt, cánh tay và lưng do những thay đổi của nội tiết tố.

- Táo bón, ợ chua: Thủ phạm dẫn đến việc mẹ bầu gặp phải triệu chứng này đó chính là do sự tăng trưởng của hormone progesterone làm giãn một số cơ quan ở thực quản và ở hệ tiêu hóa.

- Trĩ: Khi các tĩnh mạch quanh hậu môn bị chèn ép hoặc do máu tích tụ gây giãn tĩnh mạch sẽ làm cho mẹ bầu xuất hiện tình trạng trĩ.

- Chuột rút: Hiện nay vẫn chưa có một xác định cụ thể nào về nguyên nhân mẹ bầu bị chuột rút. Tuy nhiên, có một số phỏng đoán cho rằng có thể là do cơ bắp chân bị co cứng vào ban đêm.

- Thai máy: Thông thường, ở tuần thứ 20 mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của bé. Tuy nhiên, đến lúc đó vẫn không thấy gì thì bạn đừng quá hoảng hốt vì một số trường hợp có thể đến tháng thứ 6 mới bắt đầu cảm nhận được.

- Da: Trong 3 tháng giữa, mẹ bầu bắt đầu xuất hiện nám hoặc mặt nạ thai kỳ, đồng thời bụng cũng có các đường sọc nâu và da trở nên nhạy cảm hơn.

- Giãn tĩnh mạch: Khi bé con càng lớn lên thì đồng nghĩa với việc áp lực lên bàn chân cũng tăng. Điều đó sẽ làm cho các tĩnh mạch ở chân bị sưng, xuất hiện màu xanh hoặc tím.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là một trong những tình trạng thường gặp khi mẹ bầu mang thai ở tháng thứ ba. Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có mùi, có máu hoặc chất nhầy,... Triệu chứng này xuất hiện có thể kiến cho mẹ bầu chuyển dạ sớm hoặc làm cho em bé bị nhẹ cân.

- Tăng cân: Có thể trong 3 tháng đầu, chứng ốm nghén làm cho mẹ bầu bị sụt cân nhưng khi trải qua thời gian này, mẹ bầu sẽ bắt đầu tăng từ 0,5 - 1kg mỗi tuần.
 

Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa
 

2. Sự phát triển của thai nhi 3 tháng giữa

Ở 3 tháng giữa của thai kỳ, bé thường sẽ nặng khoảng 1,1kg và dài 40cm. Đây cũng là thời điểm não bộ bé bắt đầu phát triển vượt bậc. Ngoài ra, bé cũng đã bắt đầu có thể đá, di chuyển, xoay người trong bụng mẹ cũng như nghe thấy giọng nói của bạn. Cụ thể, sự phát triển của thai nhi 3 tháng giữa thai kỳ như sau:

- Mắt và tai đã di chuyển vào đúng vị trí.

- Móng tay và móng chân bắt đầu phát triển.

- Bé bắt đầu xuất hiện tóc.

- Nhau thai đã phát triển đầy đủ.

Hướng dẫn chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ từ A - Z

Trong tam cá nguyệt thứ 2, bé bắt đầu có sự phát triển rõ rệt hơn nên cần phải chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ một cách kỹ lưỡng bằng các chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt khoa học.

1. Lịch khám thai 3 tháng giữa mẹ bầu nên nhớ

Trong 3 tháng giữa, mẹ bầu nên đi khám thai từ 2 đến 4 lần để thực hiện một số xét nghiệm như:

- Đo huyết áp, cân nặng.

- Siêu âm hình của thai nhi từ tuần 18 đến tuần 22 để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

- Xét nghiệm máu để kiểm soát tình trạng đái tháo đường.

- Thực hiện các ca xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh.

- Nếu xuất hiện một số dấu hiệu bất thường ở thai nhi thì cần chọc dò ối.
 

Sự phát triển của thai nhi 3 tháng giữa

 

2. Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa

Tương tự như các giai đoạn khác, vấn đề nhu cầu dinh dưỡng khi chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ cần được quan tâm và bổ sung các chất cần thiết vào mỗi bữa ăn.

Đầu tiên phải kể đến đó chính là nhu cầu về năng lượng và các dưỡng chất cần thiết. Cụ thể nhu cầu năng lượng của một người phụ nữ là 2.200 kcal / ngày, còi đối với bà bầu thì đến 2.560 kcal / ngày. Điều này sẽ giúp cho thai phụ có thể tăng cân đều đặn. Với phụ nữ mang thai, tốc độ tăng cân trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối nên duy trì ở mức 0,4 kg / tuần. Còn với những người có cân nặng thấp thì nên cố gắng đạt 0,5 kg / tuần, những người thừa cân thì chỉ nên tăng 0,3 kg / tuần. Còn về dinh dưỡng, mẹ bầu trong thời gian này nên được bổ sung thêm:

- Chất đạm từ thịt, cá , trứng, sữa, các loại đậu để hình thành bào thai, nhau thai và mô cơ thể mẹ

- Chất béo từ mỡ động vật, dầu mè, mỡ cá,... để xây dựng màng tế bào và dây thần kinh cho thai nhi, cung cấp năng lượng và hỗ trợ bà bầu hấp thụ vitamin.

- Chất xơ từ rau xanh, trái cây cho bà bầu, ngũ cốc,.. và uống nhiều nước để giảm tình trạng táo bón.

- Canxi từ các thực phẩm như: sữa, đậu, cá, tôm hỗ trợ cho quá trình hình thành hệ xương của thai nhi. Nhu cầu canxi hàng ngày mẹ bầu cần bổ sung là khoảng từ 1.000 - 2.000mg.

- Axit folic từ các thực phẩm như: bắp cải, bông cải xanh, măng tây, chuối,... để tránh tình trạng dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Nhu cầu acid folic ở phụ nữ mang thai là 600 μg/ngày.

- Vitamin D từ gan cá, bơ, sữa, trứng, các loại cá béo,... hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi và photpho tốt hơn để hình thành hệ xương.

- Vitamin A từ các loại thực phẩm như: gan, lòng đỏ trứng, sữa, thịt, rau màu xanh, vàng, đỏ,... để cung cấp cho con và tăng sức đề kháng cho mẹ. Nhu cầu vitamin A của bà bầu là 800 μg/ngày.

- Vitamin B1 từ thịt lợn, rau, các loại hạt đậu, một số loại cá,... sẽ giúp bà bầu tránh bị tê phù.

- Sắt từ các thực phẩm như: thịt, gan động vật, nghêu, sò, ốc, ngũ cốc, đậu đỗ,... để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu.

- Bổ sung i-ốt để tránh nguy cơ cao bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sinh ra bị chậm phát triển trí tuệ, cân nặng sơ sinh thấp, có các khuyết tật bẩm sinh,... Vậy nên cần đảm bảo nhu cầu i-ốt đạt 200 μg/ngày.

- Kẽm giúp thai nhi tránh bị nhẹ cân, chiều cao thấp và dễ có các khuyết tật bẩm sinh. Vậy nên cần ăn các loại phẩm để đạt liều lượng tổng là 20 mg/ngày.
 

3 tháng giữa thai kỳ
 

3. Chế độ vận động cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa

Dù đang trong giai đoạn nào thì mẹ bầu cũng nên có các bài tập hợp lý để tăng cường sức khỏe cũng như giúp cho việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn. Vậy nên, mẹ bầu có thể thực hiện các bài tập nhẹ như: yoga, kegel, đi xe đạp chậm và nhẹ hoặc bơi lội trong môi trường nước sạch sẽ và thoáng mát.

4. Căng tức bụng giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2

Trong giai đoạn tam nguyệt thứ 2, bà bầu thường xuất hiện tình trạng căng tức bụng khiến cho nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, trên thực tế thì lúc này thai nhi đang phát triển, tử cung của mẹ bị đè ép nên phần bụng sẽ có cảm giác căng tức và khó chịu. Đây là tình trạng xảy ra hết sức bình thường mà hầu như bà bầu nào cũng gặp phải. Vậy nên, khi căng tức bạn cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế làm những việc nặng. Đặc biệt, bà bầu cũng nên hạn chế quan hệ tình dục nếu cảm thấy bụng bị căng tức để tránh những dấu hiệu bất thường xảy ra như: đau đầu, chuột rút, chảy máu vùng dưới.

5. Tư thế ngủ cho mẹ bầu 3 tháng giữa

Khi qua 3 tháng giữa, bụng mẹ bầu bắt đầu to nên có thể sẽ gây khó khăn trong quá trình ngủ. Muốn cho giấc ngủ sâu hơn, mẹ bầu cần có tư thế ngủ thoải mái nhất và an toàn với sự phát triển của thai nhi 3 tháng giữa. Lúc này, tư thế tốt nhất nằm nghiêng về bên trái, đồng thời chặn gối mềm dưới bụng và sau lưng để tránh gây áp lực lên thai nhi.
 

Mẹ bầu 3 tháng giữa
 

6. Mẹ bầu 3 tháng giữa nên kiêng kỵ điều gì?

Khi mang thai 3 tháng giữa, mẹ bầu nên kiêng những điều sau:

- Tránh quan hệ nếu mẹ từng bị sảy thai, sinh non, tử cung có vấn đề,....

- Không khom người, vác đồ nặng và đứng quá lâu.

- Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay và có tính axit.

- Tránh tắm nước quá nóng.

- Không nên nằm ngửa trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ

- Không dùng aspirin và ibuprofen khi mang thai.

- Không tập các bài tập thể dụng mạnh làm ảnh hưởng đến vùng bụng.

- Không hút thuốc, dùng các chất gây nghiện, caffeine,...

- Hạn chế tiếp xúc với phân chó, mèo.

Dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa

Trong giai đoạn 3 tháng giữa, dù bà bầu đã không còn ốm nghén, cơ thể khỏe mạnh hơn nhưng cũng có thể sẽ gặp phải những dấu hiệu bất thường sau:

- Đau bụng dữ dội hoặc chuột rút trong thời gian dài.

- Chảy máu nhiều.

- Tăng cân nhiều hoặc quá ít.

- Thường xuyên bị chóng mặt.

- Vàng da.

- Vẫn bị nôn nghén

- Chảy mồ hôi nhiều

Nếu gặp phải những tình trạng này, bạn cần ngay lập tức đến cơ sở y tế uy tín để khám và phát hiện kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Một số lưu ý khi mang thai 3 tháng giữa

Bên cạnh những điều trên, mẹ bầu cần biết thêm một số lưu ý khác trong quá trình mang thai 3 tháng giữa như:

- Chăm sóc răng miệng đúng cách: Nhiều phụ nữ mang thai gặp các vấn đề như chảy máu chân răng, sâu răng, viêm nướu… Điều này không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi 3 tháng giữa nhưng sẽ gây khó chịu với mẹ. Nguy hiểm hơn là khi viêm nướu phát triển thành nha chu sẽ xuất hiện vi khuẩn có thể đi vào dòng máu qua miệng đến tử cung, kích hoạt hoạt chất gây sinh non.

- Cẩn thận với bệnh vùng kín: Các loại hormone trong quá trình mang thai sẽ làm mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Nếu nguy hiểm hơn có thể bị viêm nhiễm đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Do đó, vùng kín là một trong những vấn đề quan trọng cần lưu ý khi chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa.

- Thai giáo thời điểm 3 tháng giữa: Trong thời gian này, bé đã cảm nhận được những âm thanh từ bên ngoài nên bạn có thể thực hiện thai giáo để bé phát triển một cách toàn diện khả năng hoạt động của não bộ. Điều này có thể thực hiện thông qua cảm xúc, âm thanh, xúc giác, vận động và ánh sáng.
 

Mang thai 3 tháng giữa
 

Trên đây là những chia sẻ của Baby House Spa để mẹ bầu biết được những thay đổi của cơ thể, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày cũng như một số vấn đề thường gặp. Trong khoảng thời gian này, bụng mẹ bầu đã bắt đầu to lên, cơ thể bé được hình thành một cách toàn diện nên việc tìm hiểu những vấn đề về chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ sẽ giúp cho gia đình sẽ nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết nhất.

Đặc biệt, với sứ mệnh mang đến sự chăm sóc tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi, dịch vụ chăm sóc bà bầu của Baby House đã ra đời và giúp đỡ rất nhiều chị em phụ nữ vượt qua thai kỳ một cách khỏe mạnh. Không những vậy, với đội ngũ nhân viên tận tâm, chuyên nghiệp cùng quy trình chăm sóc chuẩn khoa học, Baby House luôn được đánh giá cao và trở thành lựa chọn hàng đầu của các mẹ bầu. Vậy nên, để mẹ khỏe mạnh, thư giãn và bé yêu phát triển toàn diện từ khi còn trong bụng, bạn hãy tham khảo dịch vụ chăm sóc bà bầu ngay từ bây giờ nhé!

Bài viết liên quan

Copyright © 2018 - Baby House
0966660844