Hướng dẫn chăm sóc mẹ sau sinh mổ nhanh phục hồi

Những ngày đầu sau khi sinh xong là thời điểm vô cùng quan trọng, quyết định thời gian phục hồi cơ thể của mẹ diễn ra nhanh hay chậm. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian này mẹ bầu cần được chăm sóc thật kỹ lưỡng một cách khoa học để tránh những di chứng xấu sau sinh có thể xuất hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, bạn cần biết tìm hiểu hướng dẫn chăm sóc mẹ sau sinh mổ nhanh phục hồi hiệu quả.
 

Hướng dẫn chăm sóc mẹ sau sinh mổ
 

Cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ ngày thứ nhất

Ngày đầu tiên sau khi mổ, lúc này cơ thể người mẹ cần rất yếu và vết mổ còn mới nên cần được nghỉ ngơi trên giường, chỉ nên thực hiện các động tác co duỗi chân tay hoặc thay đổi tư thế nhẹ nhàng.

Đặc biệt, cần lưu ý rằng trong 6 tiếng đầu sau khi mới mổ xong, sản phụ không được ăn bất kỳ loại thức ăn gì vì lúc này đường ruột còn ứ nhiều khí, dạ dày hoạt động yếu và quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra khó khăn. Chỉ đến khi sản phụ đã xì hơi hoặc đi đại tiện được thì mới có thể ăn hoa quả mềm hoặc cháo loãng.
 

Chăm sóc sản phụ sau sinh mổ
 

Cách chăm sóc sản phụ sau sinh mổ ngày thứ hai

Mặc dù khi hết thuốc giảm đau, vết mổ sẽ làm cho sản phụ rất đau nhưng cũng không nên vì vậy mà nằm một chỗ quá lâu. Nếu như không thực hiện các vận động thì sẽ khiến cho mẹ dễ gặp phải tình trạng táo bón, tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông ở chân tay, phổi bị ứ đọng hoặc bị viêm tắc tĩnh mạch, dính ruột,....

Ở ngày thứ hai, người nhà có thể dìu sản phụ dậy và đi đứng nhẹ nhàng trong phòng. Chú ý rằng cách hoạt động nên diễn ra nhẹ nhàng và chú ý vì lúc này sức khỏe người mẹ vẫn còn đang rất yếu. Trong quá trình phẫu thuật vì đã bị mất máu quá nhiều nên thể trong quá trình đi lại dễ gặp phải tình trạng choáng váng, tụt huyết áp dẫn đến vấp ngã, té làm ảnh hưởng đến vết mổ.

Cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ ngày thứ ba

Vào ngày thứ ba, mẹ bỉm sữa đã có thể tập đi lại trong phòng và ngoài hành lang, tăng thời gian lâu hơn và quãng đường dài hơn để nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe. Đồng thời, đến ngày thứ ba thì mẹ đã có thể ăn cơm và nên uống từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. 

Chăm sóc sản phụ mổ đẻ ngày thứ tư

Từ ngày thứ tư trở đi, sức khỏe sản phụ khi được chăm sóc chu đáo đã phục hồi đáng kể và có thể ăn uống bình thường. Lúc này, bạn cần chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm để cung cấp chất dinh dưỡng, giúp vết thương nhanh lành và đặc biệt là hạn chế các loại thực phẩm có thể gây tiêu chảy và sẹo lồi như: rau muống, thịt gà, thịt bò,....
 

Cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ
 

Hướng dẫn chăm sóc mẹ sau sinh mổ tại nhà

1.  Chăm sóc vết mổ

Trong tuần đầu tiên sau khi sinh, vết mổ của mẹ còn mới, chưa phục hồi nên sẽ nhận được sự chăm sóc từ bác sĩ sản khoa và nữ hộ sinh. Họ sẽ thực hiện chăm sóc sản phụ sau đẻ mổ, vệ sinh vết mổ, cho thuộc giảm đau, thuốc kháng sinh và co hồi tử cung để ngăn ngừa những biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật. Bạn hãy hoàn toàn yên tâm vì những loại thuốc này sẽ không ảnh hưởng đến sữa cho em bé bú.

Sau 3 ngày, bếu khâu có thể mở băng để nó được khô nhanh hơn. Bạn cần lưu ý rằng không nên để nước thấm vào vết mổ. Đến tuần thứ hai, bác sẽ chỉ định 5 ngày sau cắt chỉ nếu là sinh mỏ lần đầu tiên, còn nếu sinh mổ lần thứ hai trở lên thì có thể là từ 7 - 8 ngày. Còn nếu mẹ được khâu bằng chỉ tự tiêu thì sẽ không cần phải cắt chỉ. Trong thời gian này, chỉ nên lau người hoặc tắm nhanh, tránh việc ngâm bồn quá lâu vì điều đó có thể làm cho vết mổ bị ướt, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Đặc biệt lưu ý rằng không nên thoa các loại thuốc kháng sinh lên vết mổ.

2. Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh mổ

Trong 6 giờ đầu sau khi mổ, các bà mẹ không được ăn bất kỳ loại thức ăn gì. Chỉ được phép ăn thức ăn lỏng, uống nước lọc sau khi đã xì hơi hoặc đi đại tiện. Lưu ý rằng nên tránh ăn nhiều đường, bột hoặc cách sản phẩm từ đậu tương vì chúng đều sẽ gây nên tình trạng đầy hơn. Bên cạnh đó, say  3 - 5 ngày có thể sẽ gặp phải tình trạng đầy hơi, táo bón do ảnh hưởng của thuốc tê, vậy nên hãy cho mẹ uống nhiều nước.

Khi sang đến ngày thứ hai, chế độ ăn uống đã có thể trở lại như bình thường. Đặc biệt, nê cho mẹ bỉm sữa ăn các loại thức ăn giàu đạm, canxi, uống nhiều nước để có nhiều sữa cho em bé bú. Lưu ý là nên tránh ăn các loại thực phẩm gây tiêu chảy hoặc dị ứng. Bên cạnh đó, đối với những bà mẹ có cơ địa sẹo lồi thù cần tránh ăn các loại thực phẩm làm đầy vết thương như: thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống,....

Trong những ngày tiếp theo, mẹ cần được xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm:

- Các thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao như: lòng đỏ trứng gà, bí đỏ, chuối, nho, các loại hạt,....

- Thực phẩm chứa nhiều protein như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, đậu phụ, sữa thực vật,....

- Bổ sung thêm vitamin E như: hạnh nhân, đậu phộng, dầu thực vật, bông cải xanh,....

- Ăn các thực phẩm giúp tăng sữa như: móng giò, cháo thịt bò, đu đủ xanh,....

- Uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để tránh việc bị thiếu nước sau sinh.

Lưu ý rằng các thực phẩm khi chăm sóc mẹ bầu sau sinh mổ cần đảm bảo chất lượng vệ sinh, tươi sạch và nấu chín.

3. Chế độ vận động, nghỉ ngơi

Sau khi sinh, cơ thể còn rất đau đớn, đặc biệt là ảnh hưởng từ vết mổ có thể làm cho nhiều người cảm thấy khó khăn trong quá trình vận động. Mặc dù vậy, cũng không nên vì thế mà chỉ nằm trên giường. Sau khi lấy ống thông tiểu ra, mẹ đã có thể từ từ bước xuống giường và tập vận động trở lại. Còn trước đó, mẹ nên tập cử động chân tay hoặc ngồi nhẹ dậy. Việc vận động này sẽ giúp cho các chức năng của cơ thể được phục hồi nhanh hơn, đồng thời giảm nguy cơ mắc phải các biến chức làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nên lưu ý là vì thời gian này vết thương còn mới nên mọi cử động cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm cho vết thương bị rách. Thời gian sau, tập thể dục cũng là cách tốt để đẩy nhanh quá trình phục hồi, lấy lại vóc dáng sau sinh nhưng nếu sinh mổ thì phải cần từ 4 - 6 tuần mới có thể luyện tập trở lại.
 

Chăm sóc phụ nữ sau khi sinh mổ

 

4. Cho con bú

Ngay sau khi sinh, mẹ nên cho con bú càng sớm càng tốt. Bởi vì lúc này sữa non sẽ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chất đề kháng tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho quá trình phát triển của em bé.

5. Vấn đề vệ sinh của mẹ sau sinh mổ

Đối với vấn về vệ sinh sau khi mổ của mẹ, nên thực hiện đúng như sau:

- Rửa mặt, đánh răng và súc miệng mỗi ngày.

- Ngày đầu khi đi tiểu có thể dùng bô, còn những ngày sau thì nên vào nhà vệ sinh.

- Vệ sinh thân thể bằng nước ấm, lau khô người, tránh để vết mổ bị ướt. Đến tuần thứ hai thì việc tắm rửa đã có thể thực hiện như bình thường nhưng nên lưu ý là không nên chà quá mạnh vào vết mổ.

Một số cách phục hồi sức khỏe sau sinh hiệu quả

Sinh mổ là một phương pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay vì sẽ không gây đau đớn trong quá trình sinh. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là sinh mổ sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ. Vậy nên, việc biết cách chăm sóc mẹ sau sinh, đặc biệt là sinh mổ sẽ giúp cơ thể sản phụ nhanh chóng lấy lại thể trạng như ban đầu, cụ thể:

- Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc men vi sinh hoặc các lợi khuẩn để cân bằng đường ruột, giúp làm mạnh hệ miễn dịch và ngăn ngừa tiêu chảy.

- Ngay khi bác sĩ cho phép, nên đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút để giải phóng khí ứ đọng trong ruột, tăng hệ tuần hoàn, giảm cục máu đông, lưu thông đường tiểu, nhờ đó cơ thể cũng được phục hồi tốt hơn.

- Vì sinh mổ nên sản phụ cần tránh các thực phẩm gây viêm nhiễm, thay vào đó nên bổ sung các loại thực phẩm kháng viêm như: bông cải xanh, các loại hạt,...

- Bạn có thể  trao đổi với bác sĩ về  tình trạng cơn đau sau khi mổ để được tư vấn đúng loại thuốc và liều lượng sử dụng.

- Nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc, giảm khối lượng công việc để cơ thể không bị mất sức quá nhiều và giúp bạn nhanh chóng lấy lại cân bằng.

- Không nên quá áp lực với việc nuôi con bằng sữa mẹ, có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa hoặc sử dụng sữa công thức dành riêng cho trẻ sơ sinh.

- Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, trái cây tươi hoặc hỏi bác sĩ về thuốc làm mềm phân để tránh tình trạng táo bón và làm tổn thương đến vết mổ.

- Theo dõi vết mổ để tránh gặp phải tình trạng nhiễm trùng. Nếu như gặp phải các triệu chứng sưng, phù, đau, vết mổ tấy đỏ thì nên liên hệ ngay với bác sĩ.

- Dùng băng vệ sinh để thấm hút dịch, tránh dùng các loại thụt rửa hoặc tampon vì có thể gây nhiễm trùng

- Không nên cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ khi sinh mổ, hãy điều chỉnh cảm xúc để tránh những điều tiêu cực làm ảnh hưởng đến bản thân và em bé.
 

Chăm sóc mẹ bầu sau khi sinh mổ
 

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn có được sự chăm sóc chu đáo để vết thương nhanh lành hơn thì có thể sử dụng dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh mổ của Baby House Spa. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn biết cách làm sao giúp mẹ nhanh chóng lấy lại thể trạng tốt nhất, giúp tinh thần trở nên thoải mái để sẵn sàng chăm sóc cho em bé.

Trên đây là những chia sẻ của Baby House Spa về cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ để sản phụ nhanh chóng được phục hồi. Mặc dù đây là phương pháp giúp mẹ không phải chịu những đau đớn trong quá trình sinh em bé những việc cơ thể có một vết mổ lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Chỉ khi có sự quan tâm chu đáo thì mẹ mới nhanh chóng phục hồi và đủ sức chăm sóc bé yêu.

dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh mổ

chăm sóc mẹ sau sinh mổ

Bài viết liên quan

Copyright © 2018 - Baby House
0966660844