Chuột rút khi mang thai là một triệu chứng rất phổ biến mà gần như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Hiện tượng chuột rút không những khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu mà còn ảnh hưởng tới giấc ngủ, từ đó tác động đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vậy nên trong bài viết này, Baby House Spa sẽ giúp các bạn tìm hiểu cách hết chuột rút khi mang thai để quá để 9 tháng 10 ngày của mẹ và con được trôi qua một cách nhẹ nhàng.
Như đã nói ở trên, bị chuột rút khi mang thai là một hiện tượng sinh lý rất phổ biến mà mẹ bầu nào gần như cũng đã từng trải qua. Mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé nhưng lại khiến cho người mẹ phải chịu sự đau đớn liên tục. Tình trạng chuột rút này thường xuất hiện vào ban đêm khi mẹ bầu đang say giấc ngủ hoặc khi vừa mới chìm vào giác. Trong đó, mẹ bầu bị chuột rút 3 tháng đầu và dần càng nghiêm trọng hơn vào 3 tháng cuối. Khi bị chuột rút, mẹ bầu sẽ cảm thấy xuất hiện một khối mô cứng hiện lên bên dưới da. Mẹ bầu có thể nhìn thấy hoặc trực tiếp cảm nhận rõ ràng những khối mô đang bị co thắt.
Mẹ bầu bị chuột rút bắp chân, bàn chân và đùi là phổ biến nhất. Đôi khi cũng sẽ xảy ra ở trên tay và cả thân mình hoặc nguy hiểm hơn là chuột rút ngay bụng có thể dẫn đến sảy thai nếu không được xử lý kịp thời.
Trong trường hợp bị chuột rút, nếu mẹ bầu cảm thấy xuất hiện thêm các triệu chứng khác đi kèm như: đau dữ dội vùng bị chuột rút, đau trên đỉnh vai, chảy máu, nhiệt độ cơ thể tăng một cách bất thường thì cần phải nhờ người nhà đưa đến bệnh viện ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Ngoài ra, thường xuyên bị chuột rút với mức độ thường xuyên và nghiêm trọng hơn cũng là dấu hiệu xấu mà mẹ bầu cần phải lưu ý để đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện kịp thời.
Mặc dù hiện nay, chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào cho thấy lý do tại sao phụ nữ mang thai lại bị chuột rút bởi những nguyên nhân thường không rõ ràng. Tuy nhiên theo các bác sĩ sản khoa cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai, bao gồm:
- Trọng lượng của cơ thể mẹ bầu ngày càng tăng lên trong giai đoạn thai kỳ dễ gây ra áp lực lên tới các cơ bắp ở chân.
- Mất nước khiến cho cơ thể bị rối loạn điện giải nên gây ra tình trạng bị chuột rút.
- Khi em bé trong bụng ngày càng phát triển, tử cung cũng theo đó mà to ra làm tăng áp lực lên trên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim, các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch có nhiệm vụ cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép. Từ đó gây nên cảm giác nặng nề, khó chịu cho mẹ bầu.
- Vào những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của mẹ bầu ngày càng tăng cao để đáp ứng cho sự phát triển của trẻ. Khi lượng canxi bổ sung không đủ đáp ứng để truyền cho bé thì mẹ bầu sẽ bị thiếu canxi, từ đó gây ra tình trạng hay bị chuột rút ở chân.
- Ngoài canxi, nếu mẹ bầu bị thiếu khoáng, quá ít kali hoặc magiê trong chế độ ăn uống cũng góp phần khiến tình trạng chuột rút thường xuyên xảy ra.
- Lạm dụng cơ bắp, bị căng cơ, mất nước hay đơn giản chỉ duy trì một vị trí trong thời gian dài cũng khiến mẹ bầu bị chuột rút cơ bắp.
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì nguyên nhân mẹ bầu bị chuột rút vẫn không được biết đến và lý giải được.
Bà bầu bị chuột rút bắp chân hay cơ bắp trong khi mang thai là một hiện tượng phổ biến. Các mẹ có thể nhận biết tình trạng này thông qua những dấu hiệu dưới đây:
- Tình trạng chuột rút thường hay xảy ra khi mẹ bầu vừa mới chìm vào giấc ngủ.
- Mẹ bầu bị chuột rút bắp chân, bàn chân, đùi là phổ biến. Ngoài ra còn hay gặp ở vị trí tay hoặc thân mình.
- Cùng với cơn đau đột ngột, mẹ bầu có thể cảm nhận chuột rút bằng cách nhìn thấy một khối mô cứng bên dưới da.
- Tháng thứ 3 của thai kỳ chính khoảng thời gian mà mẹ bầu dễ bị chuột rút nhất, các cơn đau này cũng thường xuyên xuất hiện với tần suất nhiều hơn khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra nhiều vào ban ngày và trở nặng hơn khi vào đêm, khiến giấc ngủ của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Nhưng vì không để lại hậu quả gì nên tình trạng mẹ bầu bị chuột rút sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số trường hợp bị chuột rút gây nguy hiểm và cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám như:
- Bị chuột rút với tần suất cao, cứ khoảng 6 lần / lần.
- Dù đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhưng mẹ bầu vẫn bị chuột rút.
- Bị chuột rút cùng với hiện tượng đau bụng, sốt có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, ruột thừa.
- Chuột rút kèm theo hiện tượng chảy máu, chóng mặt có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc nhau tiền đạo, mang thai ngoài tử cung.
- Khi bị chuột rút, nếu các mẹ cảm nhận cơn đau cùng các triệu chứng như: chóng mặt, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, ra máu, thân nhiệt tăng dữ dội, hay đau dữ dội tại khu vực bị chuột rút thì cần phải đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời.
- Nếu bị chuột rút bắp chân khi mang thai, mẹ bầu hãy kéo căng cơ bắp chân ở bên bị ảnh hưởng.
- Tắm nước nóng, nước ấm, massage cho mẹ bầu cũng giúp hạn chế tình trạng chuột rút.
- Nếu hay bị chuột rút vào ban đêm, mẹ bầu hãy kéo căng cơ trước khi đi ngủ bằng một số bài tập thể dục nhẹ nhàng để ngăn ngừa chuột rút xảy ra.
- Bổ sung magie cũng chính là cách để mẹ bầu không bị chuột rút chân khi mang thai. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần cân nhắc ăn nhiều loại thực phẩm giàu magie như: trái cây khô, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, các loại hạt,...
- Một số nghiên cứu hiện nay cho thấy nếu mức canxi trong máu của mẹ bầu bị giảm trong quá trình mang thai thì có thể gây ra tình trạng bị chuột rút ở chân. Theo đó, tất cả phụ nữ, kể cả những người phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 1.000 miligam canxi mỗi ngày. Để biết được mình có bổ sung đầy đủ hay không, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo từng giai đoạn của thai kỳ. Lưu ý trong thực đơn hàng ngày, các bạn cần chú ý để bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như: thịt, trứng, cá, tôm, cua,....
- Hãy luôn đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Suy nghĩ tích cực và hoạt động thể chất thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa tình trạng chuột rút ở chân khi mang thai.
- Nên dành thời gian để nghỉ ngơi thỏa mái, tránh tinh thần bị căng thẳng dẫn đến các cơ bị căng.
- Hiện tượng chuột rút vốn là một tình trạng rất phổ biến và cũng thường xuyên gặp nên các mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, trong vài trường hợp hiếm hoi thì chuột rút có thể gây ra các cơn đau đớn dữ dội do cục máu đông trong cơ thể gây tắc nghẽn mạch. Nếu tình trạng này bị nặng và dai dẳng, kèm theo đó là dấu hiệu chân bị sưng đỏ thì mẹ bầu nên đến ngay bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
Như đã nhấn mạnh ở trên, mặc dù chuột rút không để lại hậu quả gì cho mẹ bầu nhưng nó cũng khiến cho các mẹ bị khó chịu, đau đớn. Vậy nên, việc tìm cách phòng ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai vốn luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Các biện pháp phòng tránh mà các bạn có thể tham khảo như sau:
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu ở một tư thế. Nếu phải ngồi quá lâu, các mẹ nên tranh thủ thời gian để vận động hai chân, duỗi chân thoải mái giúp cho mạch máu lưu thông được tốt hơn, tránh trường hợp bị chuột rút.
- Không làm việc nặng nhọc, nghỉ ngơi đầy đủ.
- Thường xuyên massage chân bà bầu, tay, xoa bóp các cơ bắp để làm tăng tốc độ lưu thông máu.
- Duy trì việc tập thể dục, vận động hàng ngày. Các mẹ có thể tập Yoga, đi bộ nhẹ nhàng để giúp các cơ được thoải mái và tránh tình trạng bị chuột rút.
- Khi ngủ, các mẹ nên dùng gối mềm để gác chân hoặc nằm nghiêng hẳn về bên trái. Cách này sẽ giúp cho máu được lưu thông đi khắp cơ thể, nhất là tại vùng bắp chân.
- Tắm và ngâm chân với nước ấm khi ngủ để giúp cho quá trình lưu thông máu được tốt hơn.
- Bổ sung thêm viên uống canxi nhưng tốt nhất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa magie, canxi, kali trong quá trình chăm sóc mẹ bầu.
- Đi bộ nhẹ nhàng, đồng thời cố gắng nhấc chân cao lên để tránh bị chuột rút.
- Kéo căng cơ trước khi đi ngủ để có thể làm giảm hiện tượng bị chuột rút vào ban đêm.
- Chọn loại giày dép phù hợp với chân, tạo sự thoải mái và tránh tình trạng bị tắc nghẽn mạch máu.
Ngoài ra, để giúp cho quá trình mang thai luôn được thoải mái, thuận lợi và không còn bị những cơn chuột rút hành mỗi đêm nữa, các mẹ có thể sử dụng dịch vụ chăm sóc mẹ bầu tại nhà của Baby House Spa. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chúng tôi hiểu rõ những khó khăn mà mẹ bầu đang gặp trong giai đoạn thai kỳ để từ đó tìm cách khắc phục hiệu quả. Liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 096 666 0844 để được tư vấn thông tin chi tiết, báo giá và cung cấp dịch vụ nhanh nhất. Xin cảm ơn!
Hi vọng bài viết từ Baby House Spa đã giúp các mẹ có thể giải đáp được những nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai. Để từ đó giúp cho các mẹ có thể tận hưởng một thai kỳ hạnh phúc và an toàn hơn nhé.