Hẳn là bạn đã từng nghe qua về cụm từ “ở cữ”. Đây là việc thai phụ cần là sau sinh để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và hạn chế những di chứng có thể xảy ra. Đối với những người đã từng sinh con thì có lẽ đã biết cách ở cữ, còn nếu là lần đầu làm mẹ thì có lẽ sẽ còn hoang mang. Hoặc cũng có thể bạn sẽ nhận được nhiều lời khuyên từ người thân, bạn bè trong thời gian ngày. Tuy nhiên, bạn cần phải chọn lọc thông tin đúng đắn bằng cách tìm hiểu kinh nghiệm ở cữ sau sinh khoa học chị em cần biết.
Sau thời gian dài vượt cạn, mẹ cần phải có khoảng thời gian để phục hồi sức khỏe, hay còn được gọi là ở cữ. Tại Việt Nam, kiêng cữ là cụm từ dùng để chỉ khoảng thời gian sau sinh. Lúc này, người mẹ thường phải nghỉ ngơi trong phòng, chủ yếu là nằm trên giường để lấy lại năng lượng sau một khoảng thời gian dài mang thai và sinh con. Đây là khoảng thời gian vô cùng quan trọng để quyết định liệu sức khỏe của người mẹ có phục hồi lại được như lúc ban đầu hay không. Việc kiêng cữ sau sinh này không chỉ có ở Việt Nam mà còn có ở một số nước châu Á khác như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Dù là bạn sinh thường hay sinh mổ, sinh con đầu lòng hay sinh lần thứ 2, thứ 3 và dù cho có đang ở bất kỳ độ tuổi nào thì sau khi sinh cũng nên ở cữ. Bởi vì nếu như không kiêng cữ cẩn thận, sau này người mẽ phải chịu rất nhiều di chứng, ví dụ như đau lưng hay đau ở vết mổ mỗi khi thời tiết thay đổi.
Thời xưa, ông bà ta thường quan niệm phụ nữ sau sinh nên ở cữ 100 ngày (khoảng hơn 3 tháng). Bên cạnh đó, trong quá trình ở cữ còn có rất nhiều quy tắc khác, ví dụ như: phải ở trong phòng kín, không tắm rửa, không được nói chuyện với người lạ,.... Bởi vì nếu như không kiêng cữ cẩn thận như vậy, người mẹ sẽ rất dễ bị đau nhức xương khớp, thường xuyên đau ốm.
Tuy nhiên, ngày nay với sự tiến bộ của khoa học đã chứng minh được rằng đây là kiêng cữ sau sinh theo quan niệm dân gian hoàn toàn sai lệch và còn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như cả của em bé. Vậy thì chính xác bà đẻ kiêng cữ bao lâu? Theo như các bác sĩ, thời gian ở cữ của mẹ bầu nên là 30 ngày. Bên cạnh đó, sau sinh từ 3 - 4 ngày là đã có thể tắm rửa bình thức. Hơn thế nữa, nếu như mẹ sinh trong những ngày hè oi bức thì chỉ cần sau 1 ngày là đã có thể lau người để cơ thể thoải mái. Lưu ý là nên lau người, tắm rửa bằng nước ấm.
Mặc dù đã không còn có những quy tắc khó khăn như ngày trước nhưng trong quá trình ở cữ, mẹ cũng cần phải tuân thủ một số điều như: tránh làm việc nặng, vận động nặng, tránh để bản thân căng thẳng và không nên quan hệ tình dục trong thời gian này.
Sau khi sinh, đặc biệt là đối với những người lần đầu làm mẹ thì cuộc sống dường như sẽ bị đảo lộn hoàn toàn. Bạn sẽ thường xuyên có những đêm mất ngủ vì bé quấy khóc, phải cho bé ăn, thay tã,... Điều này sẽ làm cho thói quen sinh hoạt thay đổi, làm cho cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, dễ bực bội, cáu gắt và ảnh hưởng đến tâm lý. Phải qua tuần đầu tiên mẹ mới có thể thích nghi với điều này và có những điều chỉnh sao cho phù hợp. Vậy nên, có thể ngay từ giai đoạn còn đang mang thai bạn nên chuẩn bị trước tâm lý để tránh bỡ ngỡ, không biết mình phải làm gì và dễ dẫn đến trầm cảm.
Kinh nghiệm chăm sóc mẹ sau sinh là trong thời gian ở cữ, mẹ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để có sữa cho con. Nếu ăn ít hơn khẩu phần của những bà mẹ ở cữ se x làm cho một số dưỡng chất trong sữa thay đổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thì cũng không phải là tốt. Điều quan trọng là bạn cần bổ sung cho cơ thể đủ chất, đủ lượng và kết hợp liều loại thực phẩm trong các bữa cơm hàng ngày.
Thực đơn ở cữ của mẹ cần phải cân đối các nhóm chất quan trọng như protein, chất béo, tinh bột, chất xơ và các nguyên tố vi lượng. Ngoài ra, mẹ nên kết hợp đa dạng các loại thực phẩm để nâng cao chất lượng khẩu phần ăn.
Thực đơn mỗi ngày của mẹ ở cữ cần được cân bằng các nhóm dưỡng chất quan trọng bao gồm: protein, vitamin, chất béo, chất xơ, các nhóm nguyên tố vi lượng. Bên cạnh đó, hãy kết hợp đa dạng các loại thực phẩm để nâng cao chất lượng khẩu phần ăn. Cụ thể, những loại thực phẩm tốt cho mẹ ở cữ là:
- Gạo lứt hoặc gạo nâu vừa đảm bảo cung cấp mức năng lượng cần thiết, calo để tạo ra chất lượng sữa, đồng thời cũng hạn chế gây tăng cân.
- Ngũ cốc nguyên hạt sẽ bổ sung vitamin và các dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày cho mẹ và bé.
- Bánh mì nguyên cám cung cấp axit folic, chất xơ và sắt giúp tăng dinh dưỡng trong sữa mẹ.
- Cá hồi chứa DHA, giúp cho hàm lượng DHA trong sữa mẹ tăng lên, tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. Tuy nhiên, mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn khoang 360g cá hồi để tránh hấp thu nhiều thủy ngân.
- Sữa ít béo cung cấp vitamin D giúp tăng cường sức mạnh của xương. Bên cạnh đó, trong sữa còn có protein, vitamin B và nguồn canxi, tốt cho cả mẹ và bé.
- Thịt bò nạc tăng năng lượng cho mẹ, cung cấp chất sắt cho cơ thể, giúp mẹ không bị cạn kiệt năng lượng, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu sắt cho bé. Bên cạnh đó, trong thịt bò còn có protein và vitamin B13 rất tốt cho mẹ đang cho con bú.
- Cây họ đậu giàu chất sắt, đặc biệt là những loại có màu sẫm và hình bầu dục. Ngoài ra, đây cũng là nguồn protein thực vật rất tốt cho khẩu phần ăn của mẹ đang ở cữ.
- Quả việt quất chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp mẹ nhanh lành vết thương, đồng thời cung cấp carbohydrate tăng cường năng lượng cho mẹ.
- Cam giúp tăng cường năng lượng, bổ sung vitamin C đáp ứng nhu cầu đề kháng của mẹ và bé.
- Trứng chứa nhiều protein, axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Bên cạnh đó, trong trứng còn chứa một lượng vitamin và khoáng chất có hàm lượng choline dồi dào tốt cho mẹ.
- Rau lá xanh như: củ cải, bông cải xanh, rau bian,... chứa hàm lượng vitamin A cao tốt cho cả mẹ và bé. Không những thế, chúng còn chứa hàm lượng canxi và vitamin C và chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể mẹ.
- Nước giúp duy trì năng lượng và khả khả năng sản xuất sữa. Vậy nên, mỗi ngày bạn nên uống từ 8 - 10 ly nước, có thể là nước lọc, nước trái cây hoặc sữa. Nên uống nước thường xuyên thay vì chờ khi có cảm giác khát mới uống để giá trình trong đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể làm phong phú thêm bữa ăn của mình bằng cách thực phẩm theo màu. Nên ưu tiên chọn những loại thực phẩm dễ tiêu và ăn khi còn nóng.
Bên cạnh tìm hiểu về những loại thực phẩm nên ăn trong thời gian ở cữ, bạn cũng cần biết về các loại thực phẩm nên tránh để chăm sóc mẹ và em bé sau sinh một cách tốt nhất, cụ thể bao gồm:
- Thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị và có mùi để tránh làm ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ.
- Thực phẩm có cafein để tránh làm bé bị kích thích, mất ngủ.
- Thực phẩm sống, lên men, đồ chua, lạnh để tránh bị nhiễm khuẩn hay nhiễm ký sinh trùng gây bệnh.
- Thức ăn khô và mặn như thịt kho, cá kho mặn và kiêng ăn canh, ăn rau… để tránh bị tăng huyết áp, ảnh hưởng đến thận.
- Không ăn quá nhiều hải sản vì trong hải sản có chứa chứa thủy ngân và các chất gây ô nhiễm, khiến cho sữa mẹ có thể gây nguy cơ đến sự phát triển hệ thần kinh cho bé.
- Thức ăn dầu mỡ gây khó tiêu, chứa chất béo không tốt.
- Không nên uống bia rượu khi đang cho con bú
- Chế phẩm từ sữa, ví dụ như bơ sẽ làm cho dạ dày của bé bị khó chịu, khó tiêu hóa.
- Cải đắng và cải bẹ xanh sẽ dễ khiến mẹ bị tiểu són sau sinh.
- Tránh ăn rau muống, rau diếp, gạo bếp, lòng trắng trứng để không gây mủ, sẹo lồi ở vết mổ.
Ngay khi mới từ phòng sinh ra, sản phụ không nên quá nôn nóng mà tìm cách lấy lại vóc dáng sau sinh bằng cách đi lại và vận động nhiều bởi vì lúc này cơ thể còn rất yếu. Chỉ sau từ 6 - 8 tiếng, mẹ đã có thể thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng như tự ngồi dậy và tới hôm sau là có thể tập đi lại. Bên cạnh đó, trong thời gian ở cữ bạn cũng nên thường xuyên vận động để tử cung trở về đúng vị trí, tăng nhu động ruột, tránh táo bón. Mỗi ngày bạn có thể làm các công việc nhẹ nhàng, đi bộ, massage để sức khỏe cơ thể được phục hồi nhanh chóng.
Sau sinh, mẹ cũng cần có các chế độ sinh hoạt hợp lý để cơ thể nhanh chóng phục hồi và có sức khỏe chăm con. Đặc biệt, chế độ ở cữ cần được thực hiện một cách khoa học như:
- Mẹ chỉ nên ngồi khi cho em bé bú, sau đó hãy cố gắng nằm nghỉ ngơi nhiều, thỉnh thoảng đứng lên đi lại nhẹ nhàng.
- Ngủ đủ giấc để cơ thể nhanh chóng lấy lại sức khỏe sau khoảng thời gian mệt mỏi sau sinh, đồng thời thúc đẩy lượng sữa tiết ra, giúp cho tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn.
- Tránh xa các thiết bị điện tử để tránh việc mắt mờ nhanh chóng sau sinh.
- Đối với cách chăm sóc mẹ sinh mổ, cần chú ý vệ sinh vết mổ và tầng sinh môn cẩn thận để tránh bị viêm nhiễm.
- Không nên vận động quá mạnh, nếu tập thể dục thì chỉ nên tập những bài nhẹ nhàng.
- Không sử dụng thuốc bừa bãi, nếu gặp vấn đề gì thì nên đi khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi để tránh dẫn đến trầm cảm sau sinh.
Sau khi sinh, sản dịch của người mẹ sẽ tiết ra rất nhiều nên tốt nhất hãy vệ sinh âm hộ ít nhất 3 lần một ngày để giữ. Trong quá trình vệ sinh, nên sử dụng dung dịch vệ sinh để rửa. Bên cạnh đó, sau khi rửa cũng cần lau khô vùng kín để tránh bị viêm nhiễm.
Sau khi sinh khoảng từ 3 - 5 ngày là mẹ có thể bắt đầu tắm rửa sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn, đồng thời giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Mẹ nên tắm bằng nước ấm sạch trong phòng kín gió và không nên tắm quá lâu. Đặc biệt, bầu vú cần đọc vệ sinh kỹ càng bằng khăn ấm sau mỗi lần cho bé bú.
Trong dân gian lưu truyền rằng sau sinh phụ nữ nên tránh gần chồng để không mang đến điều xui xẻo, làm ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp. Vậy nên, hãy tránh quan hệ trong thời gian tối thiểu là 3 tháng 10 ngày ở cữ.
Tuy nhiên khoa học đã chứng minh những lan truyền này là hoàn toàn vô căn cứ. Sau khoảng 1 tháng sau sinh, cơ thể người phụ nữ đã hết sản dịch và sẵn sàng cho các hoạt động bình thường. Đối với những người sinh mổ hoặc bị rách tầng sinh môn thì nên đợi đến khi vết thương lành hẳn để cơ thể phục hồi.
Sau khi sinh, mẹ không nên ngồi xổm và nằm ngửa vắt chân. Bởi vì tư thế này sẽ làm cho tử cung chậm phục hồi, sản dịch tràn ra ngoài hay nguy hiểm hơn hết là bị sa tử cung. Trong quá trình ngồi hoặc nằm, nếu như cảm thấy quá đau nhức thì mẹ có thể chườm nóng vùng bẹn, lưng và sau đầu gối để cơ thể dễ chịu hơn.
Có rất nhiều quan niệm sai lầm về việc mẹ ở cữ sau sinh. Nếu như áp dụng theo thì điều đó có thể làm ảnh hưởng đến mẹ và bé, cụ thể:
- Kiêng tắm trong một tháng: Quan niệm này là để hạn chế đau ốm, cảm lạnh và rụng tóc. Tuy nhiên, theo như các bác sĩ thì việc mẹ không gội đầu thường xuyên sẽ dễ gây nấm, ngứa, ảnh hưởng đến giấc ngủ và các vấn đề khác. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên tắm gội bằng nước nóng. Hãy dùng nước ấm và tắm xong nên thoa tinh dầu hoặc rượu để làm ấm cơ thể.
- Phòng ngủ che kín gió: Đóng cửa quá kín sẽ làm cho phòng bị ẩm thấp, khiến cho nấm và vi khuẩn phát triển, gây hại cho cả mẹ và em bé. Vậy nên, hãy thường xuyên mở cửa đề phòng thoáng mát hơn.
- Nằm than, hơ hóng: Việc nằm than và hơ nóng, đặc biệt là vào mùa đông sẽ giúp cơ thể mẹ và bé ấm hơn nhưng điều này cũng không tốt vì sẽ sản sinh ra khi CO2 và các khí gây độc khác.
- Kiêng nói chuyện: Đây là quan niệm cũ và không có căn cứ khoa học. Mẹ hoàn toàn có thể nói chuyện bình thường nhưng nên tránh nói to để không ảnh hưởng đến thanh quản.
- Uống nước tiểu trẻ để kích sữa: Đây là một kinh nghiệm hoàn toàn sai lầm, nước tiểu của trẻ là sản phẩm dư thừa đào thải nên tuyệt đối không nên uống.
- Không đánh răng và không chải đầu: Đây đều là hai việc làm cần thiết, mẹ nên đánh răng 2 lần mỗi ngày và dùng bàn chải mềm, nước ấm để súc miệng. Còn chải đầu hàng ngày sẽ giúp mẹ có ngoại hình gọn gàng hơn.
Trên đây là những chia sẻ của Baby House Spa về kinh nghiệm ở cữ mà bạn nên biết. Đây là khoảng thời gian quan trọng quyết định đến sự phục hồi của mẹ cũng như quá trình phát triển của bé sau này. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu và thực hiện một cách đúng đắn để có được hiệu quả tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra, nếu quá bận rộn hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc, bạn có thể tham khảo dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại Baby House. Với kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên giàu chuyên môn, tận tình, chúng tôi đã phục vụ rất nhiều thai phụ lẫn mẹ sau sinh và nhận được nhiều đánh giá tích cực, giúp các mẹ thoải mái, thư giãn, được chăm sóc chu đáo và bé yêu phát triển khỏe mạnh.