Phụ nữ khi mang thai thường xuất hiện những thay đổi về mặt tâm lý, trong đó biểu hiện rõ ràng nhất đó chính là dễ nổi giận, cáu gắt, thay đổi khẩu vị và tình trạng mất ngủ xảy ra. Vì đây là một biểu hiện thường gặp nên có nhiều người trở nên chủ quan và không chú ý đến vấn đề này, để cho đến khi nhận ra thì tình trạng stress, căng thẳng đã trở nên nghiêm trọng. Hay thậm chí là mẹ bầu lúc này đã xuất hiện bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả sức khỏe mẹ và em bé. Vậy nguyên nhân stress khi mang thai là gì và làm thế nào để giúp mẹ bầu chữa trị tình trạng này?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bầu bị căng thẳng, stress trong quá trình mang thai. Trong đó, có một số nguyên nhân phổ biến mà mẹ bầu thường gặp phải như:
- Hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột.
- Mẹ bầu thường xuyên ở trong trạng thái lo lắng cho sức khỏe của con, không dám ăn uống linh tinh hay vận động mạnh dẫn đến căng thẳng quá mức.
- Sự thay đổi về ngoại hình, vóc dáng và làn da khiến cho mẹ mất đi sự tự tin, sinh ra tâm lý tự ti, căng thẳng.
- Thường xuyên bị những cơn đau nhức, tê bị chân tay hành hạ, dẫn đến tình trạng mất ngủ khi mang thai.
- Ăn không ngon hoặc kiêng khem nhiều thứ khiến cho bản thân cảm thấy khó chịu.
- Xảy ra xung đột với chồng, với gia đình.
- Áp lực về kinh tế, đặc biệt là đối với những bà mẹ đơn thân khi chưa có đủ tiềm lực tài chính để có thể nuôi con.
Trong quá trình mang thai, bà bầu rất nhạy cảm và bất kỳ một tác động nhỏ nào cũng ảnh hưởng đến tâm lý, khiến cho mẹ suy nghĩ nhiều, tâm trạng khó chịu. Khi mọi thứ không được giải tỏa, lâu dần tâm trạng nặng nề sẽ bị dồn nhé, khiến cho bản thân luôn thường trực sự mệt mỏi và dẫn đến stress.
Đối với bất kỳ người phụ nữ nào, mang thai là một điều gì đó thiêng liêng và rất đỗi hạnh phúc. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng đi cùng với đó còn là áp lực đến từ nhiều phía như gia đình, công việc. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này việc thay đổi nội tiết tố đã khiến cho họ trở nên nhạy cảm hơn và khả năng chịu áp lực cũng giảm đi rất nhiều.
Khi những áp lực bị đè nén quá lâu và không được giải tỏa, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến sức khỏe, trong đó stress là một tình trạng thường thấy nhất. Cụ thể, những ảnh hưởng khi mẹ bị stress trong quá trình mang thai đó là:
- Ảnh hưởng đến thể chất: Khi mẹ bầu bị căng thẳng thì kèm theo đó còn là một số triệu chứng khác như đau tim, đau ngực, tim đập nhanh, mệt mỏi, rối loạn nhịp thở, rối loạn tiêu hóa, giảm thị lực, đau đầu khi mang thai, tăng nguy cơ cao huyết áp,...
- Ảnh hưởng đến thần kinh: Mẹ bầu khi bị stress thường sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ, hay quên, không tập trung,.... Không những thế, họ thường sẽ có cảm giác lo lắng, sợ hãi, giận dữ, thất vọng về bản thân, khóc nhiều hơn. Hay nguy hiểm hơn là nhiều người sẽ xuất hiện dấu hiệu muốn thu mình lại và ngại giao tiếp với xã hội.
- Nguy cơ sinh non: Môt trong những ảnh hưởng khác nếu mẹ bị stress khi mang thai đó là sẽ làm tăng nguy cơ sinh non trong những tháng cuối thai kỳ.
- Rối loạn ăn uống: Mẹ bị stress khi mang thai lâu ngày cũng sẽ gặp phải tình trạng rối loạn ăn uống. Trong đó, có một số người ăn không kiểm soát, nhưng bên cạnh đó cũng có một số trường hợp bỏ bữa, chán ăn,.... Khi điều này kéo dài sẽ rất dễ dẫn đến một số bệnh lý như đau dạ dày, viêm đường ruột hoặc viêm ruột kích thích.
Một điều hiển nhiên là khi sức khỏe của người mẹ không tốt thì ít nhiều gì cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Cụ thể, nếu như mẹ căng thẳng khi mang thai thì em bé trong bụng cũng sẽ chịu những ảnh hưởng sau:
- Thai nhi nhẹ cân: Trong trường hợp mẹ bị stress khi mang thai sẽ ăn quá ít, thậm chí là bỏ bữa, khiến cho em bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển. Khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, thai nhi sẽ bị nhẹ cân hay nguy hiểm hơn là tăng nguy cơ suy dinh dưỡng cho trẻ trong tương lai.
- Con chậm phát triển: Khi mẹ bầu gặp phải tình trạng căng thẳng trong giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và hoàn thiện cấu trúc não bộ sẽ khiến cho tử cung bị co bóp, dẫn kích ứng vùng nước ối. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho não bộ của con bị ảnh hưởng.
- Trẻ bị rối loạn giấc ngủ: Đồng hồ sinh học của người mẹ và em bé có mối liên hệ mật thiết. Chính vì thế, nếu trong trường hợp mẹ stress khi mang thai dẫn đến mất ngủ thì em bé trong bụng cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Ngoài ra, giấc ngủ của người mẹ cũng có vai trò rất lớn trong việc hoàn thiện cấu trúc cơ thể của trẻ một cách tốt nhất.
- Con bị rối loạn hành vi: Khi mẹ bị stress lúc mang thai, đứa trẻ khi chào đời cũng có thể sẽ gặp phải những vấn đề liên quan đến hành vi, ví dụ như tự kỷ, tăng động, trầm cảm,…
- Trẻ bị dị tật: Trên thực tế, đã có rất nhiều mẹ stress trong quá trình mang thai khi sinh con ra bị dị tật, ảnh hưởng đến các hoạt sống, vui chơi và phát triển của con.
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh chính là một trong những cách làm giảm stress cho bà bầu vô cùng hiệu quả, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Chính vì thế, bạn hãy cố gắng quan tâm nhiều hơn đến những bữa ăn hàng ngày như:
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin B, omega 3,... hoặc một số thực phẩm tốt cho sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu như sữa, hạnh nhân, các nhóm rau có màu xanh đậm, các loại cá béo.
- Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thêm các loại nước trái cây vào ban ngày để tinh thần được vui vẻ, tỉnh táo. Còn buổi tối thì không nên uống quá nhiều.
- Hạn chế các thực phẩm không tốt cho thai kỳ như rượu, bia, hút thuốc và các chất kích thích khác.
- Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, khô cứng, nhiều dầu mỡ.
- Có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tốt cho hệ tiêu hóa, duy trì thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa.
- Không nên ăn quá khuya, ăn no vào buổi tối, đặc biệt là những bữa có quá nhiều dầu mỡ.
- Lựa chọn nguồn thực phẩm tốt cho bà bầu, an toàn và giàu dinh dưỡng.
- Sau khi ăn xong không nên nằm luôn mà hãy đi bộ nhẹ nhàng vài vòng để ngủ ngon hơn.
Bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ vận động hoa học với những môn tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hay tập yoga. Trong đó, Yoga được biết đến là một môn rất tốt cho mẹ bầu, giúp tinh thần trở nên thư giãn, giảm đau nhức, tăng tính linh hoạt, sự dẻo dai và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Chính vì vậy, nếu như có thể thì bạn hãy tham gia một lớp học tiền sản. Điều này vừa giúp cơ thể trở nên thoải mái hơn, đồng thời tại đây bạn cũng sẽ gặp gỡ và trao đổi được với những bà mẹ trong tương lai.
Hiện nay, có rất nhiều lớp học tâm lý dành cho bà bầu được mở ra tại các thành phố lớn, giúp mẹ có thể chuẩn bị tốt tâm lý và hành trang cho việc sinh nở, chăm con. Nếu như có điều kiện, bạn nên cùng chồng đến và tham gia các lớp học này. Tại đây bạn sẽ học được cách điều khiển tâm trí cùng với những cách chăm sóc con sao cho tốt nhất trong từng giai đoạn để tránh việc bà bầu hay suy nghĩ linh tinh, lo lắng quá mức.
Ngoài ra, tại đây bạn cũng tìm gặp được những bà bầu khác chuẩn bị làm mẹ. Mọi người có thể cùng nhau bầu bạn, chia sẻ để tâm trạng trở nên thoải mái hơn, giảm stress cho bà bầu. Không những thế, với việc kết bạn này, bạn còn có thể học hỏi được kinh nghiệm khi sinh con, chăm con của những bà mẹ đã từng có con trước đó.
Còn nếu như địa phương của bạn không có lớp học này thì bạn cũng có thể tìm hiểu các kiến thức thông qua việc đọc sách hoặc những lớp học online trên mạng. Hay đôi khi, chính người mẹ, người dì, người cô của bạn sẽ là người thầy tuyệt vời nhất để học hỏi kinh nghiệm. Vậy nên, đừng ngần ngại tâm sự và chia sẻ những lo lắng của bản thân với họ nhé.
Mỗi ngày, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều chuyện, đặc biệt là khi mang thai họ càng trở nên nhạy cảm và không còn sức chịu đựng cao nên rất dễ khiến cho tâm trạng xuống dốc. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người gặp phải khúc mắc với gia đình, dẫn đến quan hệ với mọi người không hòa hợp. Thay vì cứ giữ mãi trong lòng, tâm sự đè nén rồi dẫn đến stress khi mang thai thì tốt nhất là bạn nên chia sẻ, tâm sự với chồng.
Chồng chính là người cận kề bạn hàng ngày và đi hết những năm tháng còn lại của cuộc đời, cùng chia sẻ những khó khăn và hạnh phúc. Vậy nên, hãy thẳng thắn chia sẻ với nhau để có thể tìm ra được cách giải quyết tốt nhất. Hơn nữa, khi mọi buồn phiền trong lòng bạn được bộc lộ ra và xoa dịu cũng sẽ giúp cho tâm trạng của bản thân trở nên thoải mái hơn rất nhiều.
Để bản thân khỏe mạnh, đặc biệt là trong quá trình mang thai thì hãy yêu thương bản thân nhiều hơn, biết khi nào mình cần được nghỉ ngơi. Lúc này, mọi người sẽ thông cảm với bạn nên hãy từ chối nếu như cảm thấy công việc khá sức. Bên cạnh đó, hãy hạn chế mang việc về nhà, không nên đi công tác xa, hạn chế làm thêm giờ,... để đảm bảo cơ thể có được những khoảng thời gian nghỉ ngơi tốt nhất.
Để giảm tình trạng stress khi mang thai, một điều khác bạn có thể thực hiện đó là luyện tập cho mình những thói quen lành mạnh trước khi đi ngủ như: uống một ly sữa hoặc nước ấm, nghe nhạc nhẹ ngành. Bên cạnh đó, sắp xếp phòng ngủ của mình thành một khu vực chỉ để ngủ, chuyển hết máy tính, tivi, điện thoại đến khu vực khác. Bởi vì khoa học đã chứng minh rằng khi ngủ trong không gian hẹp có chứa các thiết bị điện tử sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của giấc ngủ.
Chính vì thế, cách tốt nhất đó là bạn nên sắp xếp đồ trong phòng của mình một cách gọn gàng, vệ sinh chăn nệm thường xuyên và giữ cho phòng luôn thoáng khí. Còn nếu như vẫn cảm thấy lo lắng và khó ngủ vào ban đêm thì bạn có thể trò chuyện cùng với người thân vì biết đâu điều này sẽ giúp cho tâm trạng của bạn trở nên thoải mái, gỡ bỏ được vướng mắc và ngủ ngon hơn.
Chỉ cần một chút quan tâm tinh tế từ gia đình cũng sẽ giúp cho tâm trạng của mẹ bầu trở nên thoải mái hơn rất nhiều. Vậy nên, người thân trong gia đình nên lắng nghe những mong muốn của vợ mình, để tâm trạng của cô ấy vui vẻ hơn. Đặc biệt là đừng nên cáu gắt hoặc khiến cho mẹ bầu cảm thấy bị bỏ rơi vì khoảng thời gian này họ rất dễ tủi thân.
Bên cạnh đó, người chồng có thể chia sẻ những công việc nhà với vợ của mình như dọn dẹp, nấu nướng, rửa chén,.... để thể hiện sự yêu thương và giúp vợ mình có thêm nhiều khoảng thời gian nghỉ hơn. Đồng thời, cũng đừng quên sử dụng những lời có cánh, lời yêu thương để động viên vợ mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cho họ cảm thấy sự hy sinh của bản thân là đúng đắn, không còn cảm thấy mệt mỏi, tủi thân và tự ti khi đã xuống sắc.
Tinh dầu được biết đến là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, có độ an toàn cao và phù hợp với mọi đối tượng, ngay cả phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh. Vậy nên, hãy chuẩn bị sẵn một vài lọ tinh dầu với những mùi hương dịu nhẹ, thanh mát để tinh thần trở nên thoải mái, thư giãn hơn. Chỉ cần vài giọt tinh dầu là sẽ mang đến hiệu quả đáng kể trong việc giảm stress cho bà bầu. Ngoài ta, các sản phẩm này còn giúp giữ ấm cơ thể, tránh nguy cơ trúng gió độc gây cảm cúm. Hoặc bạn cũng có thể xoa một chút tinh dầu vào lòng bàn chân và lòng bàn tay trước khi đi ra ngoài hoặc đi ngủ để cơ thể được giữ ấm tốt hơn.
Massage cũng là một liệu pháp hiệu quả không chỉ chăm sóc về thể chất mà còn có tác động rất tốt đến tinh thần của người phụ nữ khi mang thai. Thông qua liệu pháp này, bạn sẽ hạn chế được những tình trạng thường gặp ở bà bầu như mệt mỏi, tê bì chân tay, mất ngủ để tránh ảnh hưởng đến tâm trạng rồi dẫn đến stress.
Bên cạnh việc tự mình thực hiện liệu pháp massage thì mẹ bầu có thể sử dụng dịch vụ massage tại các spa uy tín dành riêng cho phụ nữ mang thai. Trong đó, Baby House Spa là một trong những địa chỉ đáng tin cậy sẽ mang đến cho bạn dịch vụ chăm sóc bà bầu tại nhà hiệu quả. Khi lựa chọn sử dụng dịch vụ này, mẹ bầu sẽ được các chuyên viên có kinh nghiệm thực hiện liệu pháp massage đúng cách và hiệu quả, giúp bạn chế những tình trạng thường gặp để mẹ và bé đều có được sức khỏe tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ của Baby House Spa để bạn hiểu hơn về nguyên nhân cũng như một cách cách để mẹ bầu tránh bị tình trạng stress khi mang thai. Điều quan trọng ở đây đó là bạn nên giữ cho mình chế độ sinh hoạt đúng đắn, hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh để bản thân rơi vào căng thẳng, mệt mỏi. Bên cạnh đó, trong thời gian này gia đình cũng nên dành sự quan tâm nhiều hơn, để tâm trạng mẹ bầu luôn cảm thấy thoải mái. Chỉ như vậy thì mẹ mới có sức khỏe tốt và em bé mới được lớn lên khỏe mạnh trong bụng.