Sự thay đổi tâm lý phụ nữ sau sinh và cách khắc phục

Sau sinh, người phụ nữ phải trải qua rất nhiều vấn đề về cơ thể, điển hình là những cơn đau ó thể kéo dài đến một vài tuần do phải trải qua quá trình sinh con. Rồi sau đó, còn là những vấn đề khác về mặt tâm lý khi không biết phải chăm sóc con như thế nào là tốt nhất, hay việc người mẹ cảm thấy tự ti vì thân hình xấu xí của mình.

Bên cạnh đó, lối sống, sinh hoạt hàng ngày của họ cũng cần phải thay đổi, khi hầu hết thời gian đều dành cho con. Đặc biệt, đối với những người lần đầu làm mẹ thì nỗi lo này càng lớn hơn rất nhiều lần khi chưa có kinh nghiệm. Những điều ấy đã dẫn đến sự thay đổi tâm lý phụ nữ sau sinh. Vậy thì những thay đổi đó là gì và làm như thế nào để khắc phục tình trạng này?
 

Sự thay đổi tâm lý phụ nữ sau sinh và cách khắc phục
 

Những thay đổi về tâm lý phụ nữ sau sinh

1. Hội chứng baby blues

Theo nghiên cứu, có khoảng 80% bà mẹ sau sinh có nguy cơ mắc phải hội chứng baby blues. Đây là một trạng thái biến đổi cảm xúc nhẹ, thoáng qua và thường sẽ xuất hiện trong vài ngày sau sinh. Nhưng nếu như bạn gặp phải khó khăn trong quá trình sinh nở thì hội chứng này sẽ đến sớm hơn.

Thông thường, vấn đề tâm lý này có thể bắt đầu từ 2 - 3 ngày sau sinh, sau đó thì hầu hết các trường hợp sẽ tự động biến mất trong khoảng từ 10 ngày hoặc lâu hơn là 14 ngày. Với tình trạng này, mẹ bỉm sữa sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

- Dễ bị buồn chán sau sinh, muốn khóc hoặc khóc nhưng không biết nguyên nhân vì sao.

- Thường xuyên cảm thấy lo lắng, cáu kỉnh, tức giận sau khi sinh.

- Cảm thấy không muốn gắn kết với con.

- Chán ăn, khó ngủ.

- Gặp khó khăn khi đưa ra quyết định hoặc suy nghĩ không rõ ràng.

Đỉnh điểm của các triệu chứng baby blues sẽ xuất hiện vào ngày thứ tư hoặc thứ năm sau khi sinh rồi sẽ kéo dài trong vài ngày hoặc vài ngày. Khi xuất hiện vấn đề thay đổi tâm lý sau sinh này, bạn không cần phải điều trị vì ít ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng đôi khi baby blues cũng có thể phát triển và hình thành nên chứng rối loạn tâm lý nghiêm trọng hơn, đặc biệt là đối với những người phụ nữ có tiền sử mắc chứng trầm cảm.

Trong trường hợp triệu chứng baby blues kéo dài hơn 2 tuần thì tốt hơn hết là bạn nên đến gặp bác sĩ, chuyên gia tư vấn đề tránh trình trạng mắc hội chứng nghiêm trọng hơn, ví dụ như trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần.
 

Tâm lý phụ nữ sau sinh
 

2. Hội chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm cũng là một trong những hội chứng tâm lý sau khi sinh thường gặp. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng trầm cảm sau sinh là vấn đề liên quan đến việc rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người phụ nữ.

Trầm cảm sau sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Theo như một thống kê gần đây đã chỉ ra rằng có khoảng 15% tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm trong 3 tháng đầu và từ 15 - 25% mắc phải hội chứng tâm lý phụ nữ sau sinh sinh con này trong 1 năm. Thông thường, hội chứng này sẽ có xu hướng phát triển sau 3 tuần và thời gian bị cũng kéo dài hơn so với baby blues. Trong đó, rối loạn cảm xúc là biểu hiện thường thấy nhất ở phụ nữ bị trầm cảm sau sinh.

Một số biểu hiện cụ thể của hội chứng này đó là:

- Tâm trạng thường chán nản hoặc buồn bã.

- Thường ủ rủ, khóc lóc.

- Không có hứng thú với các hoạt động thường ngày.

- Có cảm giác tội lỗi, kém cỏi, vô dụng.

- Chán ăn, rối loạn giấc ngủ.

- Kém tập trung.

- Có ý định tự tự hoặc nảy sinh ý nghĩ sẽ làm tổn thương đến con.

- Không muốn giao tiếp với mọi người.

Hội chứng tâm lý phụ nữ sau sinh này sẽ xuất hiện ở một số đối tượng cụ thể như:

- Mang thai ngoài ý muốn, sinh con khi chưa sẵn sàng.

- Đời sống vợ chồng không hạnh phúc, bất mãn với cuộc hôn nhân.

- Quá trình chuyển dạ đau đớn, không thuận lợi khi sinh con.

- Phụ nữ trải qua quá trình chuyển dạ đau đớn, sinh nở không thuận lợi.

Nếu như được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì hội chứng này có thể tự khỏi trọng khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không được điều trị, khiến cho bệnh kéo dài và có những diễn biến nguy hiểm ngày một tăng lên, cuối cùng là dẫn đến hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh.
 

Tâm lý phụ nữ sau khi sinh
 

3. Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh

Rối loạn tâm thần là sự thay đổi tâm lý phụ nữ sau sinh cuối cùng mà chúng tôi muốn nói đến, đồng thời cũng là tình trạng nặng nhất, có tác động vô cùng tiêu cực đến tâm lý của người phụ nữ. Đây là tình trạng hiếm gặp, theo nghiên cứu cứ 1.000 người phụ nữ sau sinh thì mới có từ 1 - 2 người mắc phải hội chứng này.

Thông thường, rối loạn tâm thần sau sinh sẽ phát triển ở người phụ nữ trong vòng hai tuần đầu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh có thể khởi phát khá sớm, chỉ từ 48 - 72 giờ sau khi sinh nở. Bệnh sẽ xuất hiện ở những người có tiền sử hoặc có người thân mắc bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực.

Một số dấu hiệu ở phụ nữ khi mắc hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh đó là:

- Lú lẫn, mất phương hướng.

- Phụ nữ sau sinh khó tính, dễ kích động.

- Có hành vi thất thường, xa lánh mọi người, không chăm sóc con

- Bồn chồn, hay mất ngủ.

- Hoang tưởng, nhìn thấy ảo giác hoặc nghe thấy có tiếng nói lạ.

- Tìm cách để làm hại đến bản thân hoặc cả em bé.

Đối với hội chứng tâm lý phụ nữ sau sinh con này có thể nguy hiểm hơn và dễ đến suy nghĩ hoặc hành vi gây hại đến tính mạng. Chính vì thế, bệnh này cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
 

tâm lý phụ nữ sau khi sinh con

 

Nguyên nhân làm thay đổi tâm lý phụ nữ sau sinh là gì?

Vậy thì đâu là nguyên nhân dẫn đến tâm lý mẹ sau sinh bị thay đổi theo chiều hướng xấu như vậy? Đó là bởi vì:

1. Sự thay đổi nội tiết tố

Một trong các nguyên nhân có tác động khá nhiều đến tâm lý, khiến cho phụ nữ sau sinh thay đổi tính cách đó chính là do nồng độ estrogen và progesterone bị sụt giảm một cách nhanh chóng. Ngoài ra, nồng độ hormone tuyến giáp thyroid, sự thay đổi của chỉ số huyết áp hoặc những biến đổi về chuyển hóa cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lý phụ nữ sau khi sinh con.

2. Áp lực với vai trò làm mẹ

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là điều đơn giản, đặc biệt là đối với những người lần đầu tiên làm mẹ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Trẻ con thường hay quấy khóc cả ngày lẫn đêm nhưng mẹ lại không biết nguyên nhân và vì sao. Điều đó sẽ làm cho mẹ cảm thấy lo lắng, hay nặng hơn là còn cảm thấy mệt mỏi, sợ hãi mỗi khi nghe thấy tiếng khóc của trẻ.

Bên cạnh đó, giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng chưa ổn định. Có thể cả ngày con ngủ, nhưng đến tối lại thức cả đêm. Việc thức khuya để chăm con, cho con bú, khiến cho đồng hồ sinh học, giấc ngủ của mẹ không được ổn định nên sẽ luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Đó cũng chính là lý do vì sao mà những người phụ nữ mới sinh thường hay cáu gắt.
 

Tâm lý sau sinh
 

3. Thiếu sự quan tâm

Sau sinh là giai đoạn khá nhạy cảm đối với người mẹ, vậy nên sự quan tâm và chăm sóc từ người thân trong gia đình là điều vô cùng quan trọng. Nếu như người chồng không thường xuyên có những lời động viên, hỏi thăm hoặc hành động chăm sóc, san sẻ nỗi lo thì phụ nữ sẽ thấy dễ cảm thấy bực bội, tủy thân, giận hờn.

Bên cạnh đó, cha mẹ và người thân cũng nên có sự quan tâm nhiều hơn đến phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, bà nội, bà ngoại của trẻ có thể san sẻ việc chăm sóc, bởi vì dù thế nào thì chăng nữa thì họ cũng đã có kinh nghiệm nuôi dạy con nhỏ. Nếu như không có sự đỡ đần, mọi việc đều dồn đến người phụ nữ thì họ sẽ không có thời gian nghỉ ngơi, thường xuyên phải ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.

4. Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, còn một vài nguyên nhân khác cũng sẽ dẫn những thay đổi trong tâm lý phụ nữ sau khi sinh con, có thể kể đến như:

- Áp lực về tài chính, khiến mẹ phải lo lắng và căng thẳng.

- Vì quá bận bịu với việc chăm sóc con nên mẹ không có thời gian cho bản thân, bỏ bê các mối quan hệ bạn bè, công việc hay thậm chí là trở ngại trong quan hệ vợ chồng.

- Cơ thể phụ nữ sau sinh thay đổi hoàn toàn so với thời còn con gái như tăng cân nhanh chóng, làn da xấu xí, mất tự tin,....
 

Tâm lý phụ nữ sau sinh con
 

Những ảnh hưởng của việc thay đổi tâm sinh lý sau sinh

Nếu như có cuộc hôn nhân không hạnh phúc hoặc không nhận được sự giúp đỡ từ những người thân trong gia đình thì nguy cơ phụ nữ mắc phải tâm lý sau sinh là vô cùng cao. Họ sẽ luôn trong tình trạng cảm thấy đuối sức, không có đủ khả năng chăm con, thường cảm thấy buồn rầu, lo âu, sợ hãi, hay khóc,.... thấy mình không có giá trị và tệ hơn là có ý nghĩ tự sát.

Không những thế, tâm lý mẹ sau sinh còn ảnh hưởng đến cả đứa trẻ. Cụ thể, bé sẽ có các hành vi bất thường như dễ bị kích động, tăng động, trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấcchậm phát triển về nhận thức, chậm nói, chậm đi hơn những đứa trẻ khác. Bên cạnh đó, khi lớn lên thì con cũng gặp phải những khó khăn khác trong học tập, mối quan hệ với bạn bè cùng trang lứa, xuất hiện cách cư xử bất thường. Trẻ sẽ không có nhiều lòng tin vào bản thân, dễ bị lo âu, sợ hãi, thường phụ thuộc vào người khác và đặc biệt là cũng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, tự kỷ.

Lời khuyên hữu ích giúp mẹ bỉm và gia đình vượt qua giai đoạn này

1. Những điều mẹ nên làm để vượt qua sự thay đổi tâm lý sau khi sinh

Để vượt qua sự thay đổi về mặt tâm lý sau khi sinh, bạn có thể:

- Tham gia lớp tiền sản ngay từ khi còn đang mang thai.

- Tham gia vào các hội nhóm của mẹ bỉm sữa để có thể học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc con từ mọi người, đồng thời chia sẻ vấn đề khó khăn của bản thân để nhận được sự hỗ trợ.

- Nếu như mẹ có tiền sử bị trầm cảm hoặc gia đình có người thân mắc chứng rối loạn lưỡng cực thì mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ.

- Mẹ bỉm sữa cần phải được nghỉ ngơi, ăn uống khoa học và đặc biệt là nên tẩm bổ cho mẹ sau sinh để nhanh chóng lấy lại sức khỏe.

- Bạn có thể cân bằng tâm lý phụ nữ sau sinh con bằng cách tập thể dục thường xuyên, tập yoga, thiền, xông lá tắm, nghe nhạc thư giãn để giải tỏa mệt mỏi.

- Thường xuyên tâm sự, chia sẻ cùng chồng và người thân. Đồng thời, hãy tìm đến sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình.

- Nên tìm hiểu về bệnh trầm cảm và các triệu chứng cụ thể để sớm phát hiện và chữa trị kịp thời.

2. Người thân nên làm gì để mẹ bỉm vượt qua trầm cảm sau sinh?

Để giúp cho mẹ bỉm sữa vượt gia giai đoạn khó khăn về mặt tâm lý sau sinh này thì các hành vi, ứng xử của người thân, đặc biệt là người chồng vô cùng quan trọng. Điều đó sẽ quyết định đến việc tinh thần người vợ có được thoải mái hay khong. Chính vì thế, người thân trong gia đình nên:

- Tôn trọng, yêu thương và chia sẻ việc nhà với người vợ đặc biệt là trong thời gian họ mang thai cũng như sinh con.

- Cùng vợ tham gia lớp học tiền sản để biết cách chăm sóc vợ, chăm sóc con, hiểu tâm lý mẹ sau sinh cũng như các vấn đề có thể xảy ra trong giai đoạn hậu sản. Nhờ vậy mà người chồng sẽ biết cách xử lý để cùng vợ vượt qua giai đoạn này, bảo vệ sức khỏe của mẹ và em bé.
 

Tâm lý mẹ sau sinh
 

Rất nhiều phụ nữ sau sinh phải trải qua các vấn đề về tâm lý và tình trạng có thể nhẹ hoặc nặng. Vậy nên, hiểu tâm lý mẹ sau sinh là điều vô cùng quan trọng, không chỉ cần thiết cho người phụ nữ mà còn cả với người chồng và những người thân trong gia đình.

Hi vọng qua bài viết này của Baby House Spa, bạn sẽ phần nào hiểu được sự thay đổi tâm lý của mẹ sau sinh. Hãy luôn san sẻ công việc, quan tâm nhiều hơn để họ được nghỉ ngơi, lấy lại sức, giúp tinh thần luôn trong tâm thế thoải mái. Đặc biệt, sự quan tâm này cũng sẽ giúp sớm nhận ra những vấn đề mà mẹ sau sinh gặp phải để có phương án điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm:

Bài viết liên quan

Copyright © 2018 - Baby House
0966660844