Trong những tháng đầu mới sinh, cơ thể của mẹ cần nhiều dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe sau sinh và cung cấp đủ sữa cho con bú. Việc lấy đủ 1.800 - 2.200 calo mỗi ngày là cực kỳ quan trọng. Nếu con bú sữa mẹ hoàn toàn, bạn cần thêm khoảng 300 - 500 calo mỗi ngày so với mức năng lượng trước khi mang thai. Vì vậy, việc biết nên và không nên ăn gì để đảm bảo chất lượng sữa luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ sau sinh.
Chế độ ăn uống hợp lí, kết hợp với tinh thần thoải mái, sẽ giúp cho các sản phụ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau quá trình sinh con. Bài viết dưới đây từ sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về thực đơn cho mẹ sau sinh để có thể sẵn sàng chăm sóc con yêu và hồi phục cơ thể một cách tốt nhất!
Chế độ ăn uống cho mẹ sau sinh là một yếu tố cực kỳ quan trọng để giúp cơ thể phục hồi và có đủ năng lượng để sản xuất sữa cho con bú. Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tình trạng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý.
Ngoài ra, việc chăm sóc con mới sinh đòi hỏi một lượng năng lượng lớn, vì vậy, một chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và khả năng sản xuất sữa.
Chế độ ăn uống cho mẹ sau sinh cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Việc bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, chất béo, vitamin và khoáng chất sẽ giúp sản lượng sữa mẹ tăng cường, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con bú và đảm bảo phát triển toàn diện cho trẻ.
Vì vậy, việc tìm hiểu cách chăm sóc mẹ sau sinh, đặc biệt là chế độ ăn uống cho bà đẻ là rất quan trọng, giúp cho cơ thể mẹ khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, sẵn sàng chăm sóc con yêu một cách tốt nhất.
1. Xây dựng thực đơn đa dạng, nhiều bữa
Để đảm bảo nguồn sữa dồi dào và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, mẹ cần tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm các nhóm chất chính như đạm, tinh bột, chất béo và vi dưỡng chất. Mỗi ngày, mẹ nên ăn từ 5-6 bữa ăn với lượng thức ăn cân đối. Trong quá trình lên kế hoạch thực đơn, cần tránh nhồi nhét, sắp xếp thực đơn quá tải về dinh dưỡng.
Điều quan trọng nhất là đảm bảo sự cân bằng về chất lượng trong mỗi bữa ăn và đa dạng hóa để tăng cảm giác ngon miệng. Hơn nữa, thực đơn cho phụ nữ sau sinh cần thay đổi thường xuyên để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe và sữa mẹ dồi dào.
2. Kết hợp các loại thực phẩm lợi sữa, giàu dinh dưỡng
Ngoài những thực phẩm thông thường, mẹ cần bổ sung thêm món ăn giàu dinh dưỡng, tăng cường khoáng chất và vitamin nhằm giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Đặc biệt, những thực phẩm lợi sữa sẽ giúp tăng khả năng sản sinh sữa, đảm bảo có đủ sữa cho con bú. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chọn thực phẩm đúng cách và không quá tải về lượng, đảm bảo sự cân bằng giữa chất và lượng trong mỗi bữa ăn. Hơn nữa, việc thay đổi thực đơn cho bà đẻ thường xuyên cũng giúp bổ sung đa dạng dinh dưỡng, tăng cảm giác ngon miệng và không bị nhàm chán.
3. Tăng cường bổ sung đa dạng các loại trái cây, rau củ
Rau củ quả là những thực phẩm dễ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ nhiều vitamin và khoáng chất. Đồng thời, ăn nhiều rau củ quả còn giúp mẹ ổn định cân nặng, lấy lại vóc dáng sau sinh, tránh tình trạng bị thừa cân.
4. Lựa chọn nguyên liệu tươi sạch và an toàn tuyệt đối
Cơ thể của mẹ sau khi sinh thường yếu hơn bình thường, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn có hại, đồng thời mẹ cần tạo ra sữa để cho con bú. Vì vậy, cần ăn nguyên liệu tươi sạch, được chế biến vệ sinh và đảm bảo ăn chín uống sôi để tránh gây bệnh cho mẹ và bé.
5. Một số nguyên tắc khác cần chú ý
Ngoài những nguyên tắc trên, trong trường hợp sinh mổ, chế độ dinh dưỡng càng cần chú trọng đến việc chọn lọc thực phẩm. Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ cần tránh những thực phẩm có thể gây nhiễm trùng, chảy mủ vết mổ, gây sẹo lồi, tiêu chảy như thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống, đồ nếp... Ngoài ra, mẹ nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, protein và khoáng chất để giúp tăng cường sức đề kháng, giúp phục hồi sức khỏe và sản sinh sữa tốt hơn.
Cá hồi là một loại thực phẩm tốt cho bà mẹ sau sinh, đặc biệt là trong việc cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. Như các loại cá béo khác, cá hồi có chứa một hàm lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng.Hàm lượng DHA - một axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh - trong sữa mẹ không phải lúc nào cũng đạt mức cao. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ nhiều cá hồi trong chế độ ăn uống của mình, hàm lượng DHA trong sữa mẹ sẽ được tăng cường.
Các loại rau củ chứa nhiều vitamin A cần thiết cho mẹ và bé như cải bó xôi, cải cầu vồng, súp lơ xanh,... Bên cạnh đó, rau củ cũng cung cấp nguồn canxi, chất chống oxy hóa, sắt và vitamin C rất dồi dào.
Để tăng cường cung cấp chất chống oxy hóa và vitamin trong chế độ ăn uống, chúng ta nên ưu tiên lựa chọn những loại trái cây có màu sáng. Đồng thời, nên ăn trái cây và rau quả tươi hoặc chế biến theo cách hấp hoặc luộc chín tới để giữ được lượng vitamin cần thiết.
Sữa là một thành phần vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ sau sinh và đang cho con bú. Sữa cung cấp một lượng lớn vitamin D, giúp tăng cường sức mạnh cho xương. Ngoài ra, nó còn chứa protein và vitamin B, cùng với nguồn canxi phong phú. Khi bà mẹ cho con bú tiêu thụ sữa, trẻ sẽ được cung cấp thêm canxi, giúp xương của bé phát triển mạnh mẽ hơn. Vì vậy, rất quan trọng là phải đảm bảo cung cấp đủ canxi trong chế độ dinh dưỡng của mình, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Giúp tăng cường và bổ sung năng lượng, cung cấp sắt, nguồn protein và vitamin B12 cần thiết cho bà đẻ sau sinh phục hồi cơ thể. Tuy nhiên, khi chăm sóc phụ nữ sau sinh mổ thì cần lưu ý hạn chế thịt bò để không ảnh hưởng tới vết mổ
Một loại thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong thực đơn cho mẹ sau sinh là trứng. Nó cung cấp lượng lớn protein, một lượng vitamin, khoáng chất, choline khá dồi dào.
Ngũ cốc nguyên hạt là một thực phẩm giàu năng lượng mà phụ nữ sau sinh có thể thử sử dụng. Bữa sáng là thời điểm thích hợp để bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và sữa không béo để có một bữa ăn lành mạnh. Nếu không thích ăn ngũ cốc, các bà mẹ có thể sử dụng bánh mì ngũ cốc, được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt và chứa axit folic quan trọng đối với sự phát triển của bé.
- Bánh mì ngũ cốc
- Bánh mì nướng với trứng chiên
- Cháo gạo lứt
- Bánh quy hạt chia
- Bánh mì sandwich với thịt gà
- Canh chân giò hầm táo đỏ hạt sen
- Canh rau ngót thịt xay
- Canh hoa thiên lý nấu thịt xay
- Canh móng giò thảo dược
- Canh chân giò hầm táo đỏ hạt sen
- Canh gà hầm sâm
- Canh rong biển thịt bò
- Cá hồi hấp gừng sả
- Tôm rang thịt
- Cá hồi áp chảo nướng
- Gà rang gừng
- Cá lóc kho tộ
- Cá chép hấp xì dầu
- Tôm hấp nước dừa
- Thịt kho trứng
- Thịt chân giò luộc
- Cải xanh xào
- Mướp luộc
- Rau dền luộc
- Rau lang luộc hoặc xào
- Bí xanh hấp
- Su su hấp
- Bông cải xanh và trắng hấp
- Đậu đũa luộc
- Chè vừng
- Chè bắp
- Chè đỗ đen
- Chè đỗ đỏ
- Chè đỗ đen
- Sữa chua
- Hoa quả theo mùa như: quả bơ, vú sữa, chuối, đu đủ,..
Lưu ý rằng đây chỉ là những gợi ý, các bà mẹ đang cho con bú nên tìm hiểu thêm về các loại thực phẩm phù hợp với cơ thể của mình và có thể tư vấn với bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng nếu cần.
Đối với người mẹ đang cho con bú thì các loại thực phẩm ăn vào có thể ảnh hưởng đến con qua nguồn sữa. Vì vậy, cần hết sức thận trọng trong vấn để ăn uống, cần tránh những loại thực phẩm sau:
- Rượu bia: Hệ thần kinh của trẻ còn non nớt nên tránh tiếp xúc với chất cồn.
- Trà, cà phê: trong trà cafe có chất kích thích gây khó ngủ.
- Đồ ăn cay: tác động xấu đến đường ruột của bé và mẹ.
- Các loại gia vị nặng mùi: có thể gây mùi cho sữa, khiến bé khó chịu khi bú.
- Các loại cá có chứa thủy ngân: cá kiếm, cá ngừ, cá mập,…
- Thức ăn để qua đêm hoặc nghi ngờ bị ôi thiu.
- Ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng: Cần ăn đủ đạm, tinh bột, chất béo và các loại vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe và sản sinh sữa cho con.
- Tránh những thực phẩm gây hại: Nên tránh các loại gây nhiễm trùng, chảy mủ vết mổ, gây sẹo lồi, tiêu chảy như thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống, đồ nếp,....
- Uống đủ nước: Để giữ cho cơ thể luôn được cung cấp đủ nước, giúp sản sinh sữa cho con.
- Ăn nhẹ nhàng, tránh ăn quá nhiều: Để tránh tình trạng tiêu hóa khó khăn và giảm cân sau sinh.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt: Để giúp tăng sản lượng sữa và ngăn ngừa thiếu máu.
- Ăn nhiều rau quả: Để cung cấp đủ vitamin và chất xơ cho cơ thể.
- Thay đổi thực đơn bà đẻ định kỳ: Để đảm bảo cung cấp đủ các loại dinh dưỡng cho cơ thể.
- Tập thể dục và nghỉ ngơi đủ giấc: Là yếu tố quan trọng giúp mẹ phục hồi nhanh chóng sau sinh.
Thiết lập thực đơn dinh dưỡng sau sinh sẽ giúp người mẹ phục hồi nhanh và có đầy đủ sữa nuôi con, có đủ năng lượng để chăm con và giúp bé có sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Với cương vị của một người bác sĩ và trái tim của người mẹ, Baby House luôn bên bạn và sẵn sàng mang đến những dịch vụ tốt nhất cho những người phụ nữ đang và sau khi sinh. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn và cung cấp những dịch vụ chăm sóc cho mẹ và bé tốt nhất.
Tham khảo thêm: