Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón và cách xử lý hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị táo bón là nỗi lo của nhiều người phụ nữ, đặc biệt là đối với những người lần đầu tiên làm mẹ. Triệu chứng này sẽ gây ra cho trẻ cảm giác khó chịu trong quá trình ăn uống, ngủ nghỉ cũng như vui chơi. Chính vì thế, để giúp con được thoải mái hơn, mẹ nên biết về nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón cũng như cách xử lý hiệu quả.
 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón và cách xử lý hiệu quả
 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón

Triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh được hiểu là tình trạng chậm đi tiêu. Đối với những trẻ bú mẹ, thông thường mỗi ngày sẽ đi đại tiện từ 2 - 3 lần, còn nếu uống sữa công thức thì việc đại tiện thường thường chỉ diễn ra 1 lần / ngày. Cũng có những bé 3 - 7 này mới đi đại tiện nhưng phân vẫn mềm xốp, với trường hợp này vẫn chưa gọi là táo bón. Còn với những trẻ dù đi 1 - 2 ngày / lần nhưng phân đã bị keo dính, khiến con phải rặn khó khăn thì đây chính là táo bón.

Vậy thì nguyên nhân bé sơ sinh bị táo bón là gì? Có một số điều sau sẽ dẫn đến tình trạng này ở trẻ:

- Bé bú không đủ sữa: Sữa mẹ được biết đến là nguồn thức ăn và nguồn cung cấp nước tốt nhất cho trẻ sơ sinh từ 1 đến 6 tháng tuổi. Chính vì thế, nếu không được bú đủ lượng sữa cần thiết thù sẽ khiến cho cơ thể con bị mất nước, gây ra vấn đề táo bón.

- Cho trẻ uống sữa công thức: Đối với trẻ bú sữa mẹ, gần như thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn vì trong sữa có sự cân bằng hoàn hảo giữa chất đạm và chất béo. Vậy nên, dù cho bé có không đi ngoài trong một vào ngày thì vẫn không lo phân bị cứng. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ từ 1 - 6 tháng mà đã dùng sữa công thức thì đây cũng có thể là nguyên nhân khiến tình trạng táo bón xảy ra.

- Chế độ ăn uống của mẹ: Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày. Bởi vì bé còn ít tháng tuổi nên sữa mẹ chính là nguồn thức ăn với trẻ. Mà chế độ ăn uống của người mẹ lại quyết định đến chất lượng sữa. Việc mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, khó tiêu, ít chất xơ, thiếu dinh dưỡng,... cũng đồng thời khiến cho dưỡng chất nạp vào cơ thể bé có vấn đề, làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và đi đại tiện ở trẻ.

- Do bệnh lý: Táo bón ở trẻ sơ sinh cũng có thể bắt nguồn từ chính cơ thể của con. Cụ thể, đó thường là do những tổn thương về đường tiêu hóa hoặc mắc các dị tật như đại tràng bị phình to, bệnh suy giáp trạng.

Triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh

Thông thường, bé sơ sinh bị táo bón sẽ có triệu chứng đó là phân giống như những viên khô cứng, không ngấm vào tã. Còn nếu như phần mềm, ngay cả khi không đi vệ sinh trong vài ngày thì vẫn không được xem là táo bón.

Bên cạnh đó, khi bị táo bón, trẻ sẽ căng thẳng, tỏ qua khó chịu trong quá trình đi đại tiện. Cụ thể đó là lúc này, mặt của bé sẽ đỏ lên, có thể càu nhàu hoặc tạo ra những âm thanh khác.
 

Triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh
 

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?

Vậy thì trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Có lẽ đây là câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ thắc mắc. Dưới đây là một số phương pháp trị táo bón cho trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả mà mẹ có thể tham khảo:

1. Massage ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh

Theo như nhận định từ các chuyên gia, massage là liệu pháp rất có ích cho trẻ trong việc kích thích sự phát triển cơ thể, giúp bé cảm thấy thoải mái, tăng sự gắn kết giữa mẹ và con,... đồng thời vô cùng còn hiệu quả để ngăn ngừa táo bón. Trong đó, cụ thể là massage theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt hơn, nhu động ruột được kích thích. Cũng nhờ vậy mà phân được đẩy phân ra ngoài đều đặn, dễ dàng hơn. Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón và đầy hơi như sau:

- Trước tiên, đặt ngón trỏ và giữa gần với rốn của trẻ ấn nhẹ rồi xoay vòng tại chỗ theo chiều kim đồng hồ.

- Mở rộng dần diện tích xoay cho đến khi tay của mẹ gần với hai bên hông của trẻ

Mẹ nên thực hiện động tác ngày mỗi ngày sau khi bé ăn xong được một lúc để tình trạng táo được cải thiện. Bên cạnh đó, nếu như bạn vẫn chưa có kinh nghiệm trong việc chăm con, massage cho bé thì cũng đừng quá lo lắng. Lúc này, dịch vụ chăm bé tại nhà của Baby House Spa chính là sự lựa chọn hoàn hảo đáng để bạn cân nhắc. Với kinh nghiệm và sự chăm sóc tận tình của các chuyên viên, bé yêu không những được massage đúng kỹ thuật để giảm tình trạng táo bón mà còn được theo dõi thường xuyên, thực hiện các liệu pháp chăm sóc khác như: tắm, vệ sinh mắt, tai, mũi,... để mẹ có thêm nhiều thời gian hơn để nghĩ hơn. Đồng thời là còn được các chuyên viên chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con đúng cách.
 

Trẻ sơ sinh bị táo bón
 

2. Cho trẻ vận động hoặc áp dụng bài tập trị táo bón

Bạn cũng biết, quá trình vận động, tập thể dục sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của chúng ta được hoạt động tốt hơn. Đối với trẻ sơ sinh cũng không phải ngoại lệ. Chính vì thế, mẹ nên cho bé vận động, áp dụng bài tập trị táo bón ví dụ như di chuyển chân khi bé đang nằm ngửa để bắt chước động tác đạp xe đạp. Bởi vì trẻ còn quá nhỏ, chưa biết đi, thậm chí là chưa biết bò lên đây được xem là cách tốt nhất để giúp cho ruột hoạt động và giảm táo bón.

3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng là một cách để giảm tình trạng bé sơ sinh bị táo bón. Tuy nhiên, việc thay đổi như thế nào còn phụ thuộc vào độ tuổi và chế độ ăn uống hàng ngày của con.

Cụ thể, nếu con còn đang trong thời kỳ bú sữa mẹ thì bạn nên loại bỏ một số thực phẩm, ví dụ như đồ cay nóng. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung thêm chất xơ và các dinh dưỡng khác để sữa đạt chất lượng tốt hơn. Còn nếu như cho con dùng sữa công thức thì tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Trong trường hợp trẻ đã ăn được thức ăn rắn thì mẹ có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ vào trong bữa ăn hàng ngày. Có rất nhiều loại trái cây, rau củ chứa làm lượng chất xơ cao, giúp kích thích ruột để tránh tình trạng trẻ bị táo bón như: táo, đào, lê, mận bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt,....
 

Bé sơ sinh bị táo bón
 

4. Bổ sung chất lỏng

Sữa vừa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, vừa là nguồn cung cấp nước cho trẻ sơ sinh. Như vậy cũng có nghĩa là tình trạng táo bón có thể xảy ra nếu như trẻ không được cung cấp đầy đủ sữa. Bên cạnh đó, các bác sĩ nha khoa cũng khuyên gia đình nên bổ sung một lượng nhỏ nước hoặc nước hoa quả vào chế độ ăn của trẻ khi con đã được hơn 2 tháng tuổi và đang gặp phải tình trạng táo bón.

Mẹ có thể bắt đầu với khoảng 50-100ml nước ép trái cây, ví dụ như nước ép mận hoặc nước táo. Hai loại thức uống này đều rất hiệu quả trong việc trị táo bón ở trẻ sơ sinh. Khi có nhiều chất lỏng đi vào ruột, phân sẽ trở nên mềm hơn. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ uống nước trái cây lần đầu tiên thì ba mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ nhi khoa.

5. Luyện tập thói quen đi vệ sinh cho bé

Một cách khác để điều trị triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh cũng như giúp con duy trì thói quen tốt cho đến khi trưởng thành đó chính là tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh hàng ngày. Tốt nhất là vào một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như thời điểm sau bữa sáng.

Tuy nhiên, thói quen này nên luyện tập từ từ và gia đình không nên bắt ép trẻ đi vệ sinh vào đúng khung giờ đó khi bé không muốn. Thay vào đó, trước tiên hãy theo dõi về thói quen đi vệ sinh ở trẻ. Từ đó, hàng vào khi đã đến giờ đi vệ sinh thì tập cho con bằng tiếng “xi” giống như là để nhắc nhở trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ hạn chế được tình trạng táo bón.

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày
 

Trên đây là những chia sẻ của Baby House Spa về cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết. Chăm trẻ không phải là điều đơn giản và còn rất nhiều thứ khác mà mẹ cần phải tìm hiểu. Chính vì thế, việc cập nhật những kiến thức sẽ là nền tảng vững chắc để mẹ có thể chăm con tốt hơn, giúp bé luôn được thoải mái cũng như thuận lợi cho sự phát triển sau này.

Tham khảo thêm:

Bài viết liên quan

Copyright © 2018 - Baby House
0966660844