Trẻ sơ sinh khóc đêm và cách dỗ bé ngủ ngon giấc

Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là điều dễ dàng với cha mẹ. Họ cần phải trang bị rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng, để con được bảo vệ, lớn lên và phát triển tốt nhất. Đặc biệt, vì con chưa phát triển hoàn thiện, những khó chịu chỉ có thể được thể hiện qua tiếng khóc. Đôi khi, buổi tối bé còn khóc đêm khiến cho cha mẹ lo lắng. Vậy thì điều này có gì nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu trẻ sơ sinh khóc đêm và cách dỗ bé ngủ ngon giấc thông qua những chia sẻ trong bài viết này nhé.
 

Trẻ sơ sinh khóc đêm và cách dỗ bé ngủ ngon giấc
 

Trẻ sơ sinh khóc đêm khi nào là bình thường

Thông thường, trẻ nhỏ trong 8 tuần tuổi đa phần sẽ có hiện tượng quấy khóc về đêm. Điều đó khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, vấn đề trẻ khóc được xem là bình thường. Hơn thế, đây còn là dấu hiệu cho sự phát triển của những năm tháng đầu đời ở trẻ, đó cũng chính là biểu hiện của việc con đang tập thích nghi với môi trường sống.

Khi con đã được 4 tháng tuổi trở lên, tình trạng bé quấy khóc đêm sẽ bắt đầu giảm dần. Bởi vì khi đó, con đã thích nghi được với môi trường sống, đồng thời bố mẹ cũng nắm bắt được tâm lý của con nên sẽ chăm sóc tốt hơn. Thế nên, khi con khóc đêm nhưng không kèm theo các biểu hiện lạ như: ngủ hay giật mình, ngủ ngáy, hoảng sợ, khóc thét,... thì được xem là bình thường.

Trẻ khóc đêm khi nào là bất thường?

Dù trẻ sơ sinh quấy khóc đêm là chuyện bình thường, nhưng bạn cũng không nên chủ quan bởi vì đôi khi đó cũng chính là dấu hiệu của điều bất thường đang xảy ra với bé. Mà con chưa thể nào nói chuyện hay diễn tả được, nên chỉ có thể dùng tiếng khóc để thu hút sự chú ý từ cha mẹ. Trong đó, một số trường hợp tiếng khóc của con về đêm sẽ là bất thường khi:

1. Trẻ khóc do thay đổi về thể chất và môi trường

Khi mới lọt lòng, những thay đổi bất thường giữa môi trường trong bụng mẹ và môi trường ngoài có thể khiến cho trẻ giật mình khóc đêm và khó ngủ. Bởi vì hai môi trường này không giống nhau, trẻ chưa kịp thích nghi dẫn đến việc sinh ra cảm giác khó chịu.

Trẻ nhỏ rất khó để nói cho cha mẹ hiểu về những khó chịu bên trong cơ thể hoặc nhu cầu của bản thân. Trong nhiều trường hợp, bé quấy khóc về đêm có thể là do cảm thấy quá nóng, quá lạnh, đói bụng, đầy bụng, tã bị ướt,.... Hay việc trẻ mới sinh tiếp xúc với nhiều người hoặc thường xuyên vận động cũng sẽ khiến cho cơ thể bé cảm thấy mệt mỏi. Điều đó sẽ làm cho con quấy khóc nhiều hơn vào ban đêm. Thế nên, bạn cần phải lưu ý tránh để con vui chơi quá nhiều vào ban ngày.

 

Trẻ sơ sinh khóc đêm
 

2. Bé khóc đêm do những yếu tố về tinh thần

Trẻ nhỏ có hệ thần kinh vô cùng nhạy cảm, nhất là trong những tháng đầu đời. Thế nên, chỉ một tác động thông thường vào ban ngày thôi cũng đủ để làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Hay đôi khi, con giật mình vào ban đêm, không thấy gì trong bóng tối cũng sẽ dẫn đến sự sợ hãi. Hoặc cũng có thể là con ngủ bị gặp ác mộng, những buồn bực còn vương lại từ ban ngày. Những điều đó đều sẽ làm trẻ sơ sinh khóc đêm. Lúc này, bạn cần phải ở bên cạnh vỗ về để bé được an tâm tiếp tục giấc ngủ.

3. Trẻ khóc đêm do một số bệnh lý

Trẻ không thể nào nhận biết được căn bệnh bên trong cơ thể. Do đó, khi cảm nhận có những dấu hiệu bất thường thì điều đầu tiên mà con thể hiện ra đó chính là quấy khóc. Khi đó, bạn cần phải chú ý đến con nhiều hơn, bởi vì có thể bé đang bị một số bệnh về đường tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu, co thắt vùng bụng,... Khi đó, trẻ sẽ khóc lóc, trằn trọc, khó chịu, khóc to hơn khi bị chạm vào vùng bụng.

Bởi vì hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện hoàn toàn và nhận nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ là chủ yếu. Thế nên, khẩu phần ăn của người mẹ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa của con. Khi mẹ ăn các loại thực phẩm như: trứng, sữa, lúa mì, các loại ngũ cốc,... đôi khi cũng khiến cho trẻ sơ sinh bị táo bón, đau bụng hoặc tiêu chảy. Thế nên, nếu như phát hiện sau khi bú xong con có các triệu chứng như nôn ọe, tiêu chảy, không chịu bú thì bạn cần phải xem xét lại khẩu phần ăn của mình và thay đổi hợp lý. Còn nếu như cho con uống sữa công thức thì cũng cần phải thay đổi ngay.

Hay những nguyên nhân khác như: con mọc răng, bị dị ứng,.. cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em khóc đêm. Do đó, bạn cần phải thường xuyên xem xét, kiểm tra xem có phải là do các vấn đề trên da bé hay không. Đặc biệt là khi con mới tiếp xúc với người lạ hoặc khi mới thay tã xong.
 

Trẻ khóc đêm
 

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ hay khóc đêm?

1. Hãy chờ đợi trước khi dỗ bé

Khi nghe thấy tiếng trẻ quấy khóc về đêm, nhiều bà mẹ ngay lập tức đã thức dậy và vỗ về con. Nhưng thực ra, cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm đúng đó chính là bạn nên quan sát và chờ đợi trước tiên. Bởi vì có thể tiếng khóc của con là đang trong quá trình chuyển từ ngủ nông sang ngủ sâu trước khi ổn định lại. Thế nên, bạn đừng quá nôn nóng nghé.

2. Bế bé là cách dỗ trẻ khóc đêm phổ biến

Khi con khóc đêm, bạn hãy bế bé lên và di chuyển qua lại để dỗ dành. Hoặc bạn cũng có thể đặt con nằm trong nôi rồi đung đưa, chuyển động nhịp nhàng và đều đặn. Điều đó sẽ làm dịu đi sự khó chịu từ con, đưa bé quay trở lại giấc ngủ.
 

Bé khóc đêm
 

3. Bọc trẻ lại giúp bé hết quấy khóc đêm

Dù tử cung không chứa nhiều không gian, nhưng bé đã quen với điều đó. Thế nên, trẻ sơ sinh sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi được bao bọc bằng các tấm chăn. Do đó, nếu như con quấy khóc giữa đêm thì bạn có thể thử quấn bé bằng 1 lớp chăn mỏng để con duy trì giấc ngủ mà không bị gián đoạn

4. Tránh gây sự chú ý 

Bạn có biết rằng, đôi khi sự chiều chuộng từ bạn cũng chính là nguyên nhân khiến cho con quấy khóc nhiều hơn không. Hành động bế con đi dạo xung quanh nhà vào buổi đêm sẽ khiến cho con cảm thấy quen với điều đó. Thế nên, những lần sau nếu như bé muốn tận hưởng cảm giác này thì chỉ cần khóc là sẽ được cưng chiều. Vậy khi trẻ sơ sinh khóc đêm phải làm sao? Để tránh điều đó thì bạn không nên tạo cho con thói quen này. Đồng thời tránh việc bật đèn sáng bởi vì như thế có thể khiến cho con trở nên tỉnh táo hơn.
 

Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm
 

5. Lưu ý về nhiệt độ khi dỗ trẻ khóc đêm

Đôi khi, trẻ sơ sinh khóc đêm cũng có thể là do con đang cảm thấy nóng hoặc lạnh. Thế nên, bạn cần mặc quần áo cho trẻ sơ sinh theo nhiệt độ, thường xuyên kiểm tra để con được che chắn đúng cách. Lưu ý là không nên mặc quá nhiều lớp áo cho con trừ khi trời đang lạnh.

6. Tạo ra âm thanh 

Có lẽ bạn không tin nhưng khi con còn đang nằm trong bụng, môi trường ở đó không hẳn đã im ắng. Thay vào đó, con phải liên tục nghe nhiều âm thanh khác nhau, tiếng tim đập, tiếng mẹ bầu ngâm nga, tiếng dạ dày hoạt động,... Thế nên, khi đến với cuộc sống này, trong lúc ngủ im lặng đôi khi lại gây ra sự khó chịu đối với bé. Do đóm để tránh việc trẻ sơ sinh khóc đêm, bạn có thể cho bé nghe những âm thanh nhẹ nhàng như: tiếng nước chảy, tiếng sóng vỗ, câu hát ru,....

7. Dùng núm vú giả dỗ bé khóc đêm

Một cách cũng khá hiệu quả để trẻ sơ sinh không còn khóc đêm đó chính là sử dụng núm vú. Điều đó sẽ giúp con thỏa mãn sở thích được ngậm ti mẹ. Tuy nhiên, khi con được 7 tháng tuổi thì sở thích này thường sẽ không còn nữa.
 

Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm
 

Nói chung, trẻ sơ sinh khóc đêm là điều bình thường, nhưng cũng không nên vì thế mà cha mẹ chủ quan. Hãy quan sát những dấu hiệu của con để sớm phát hiện bất thường, để có biện pháp giúp bé không còn cảm thấy khó chịu, cho sâu ngủ được ngon và sâu hơn. Hi vọng rằng từ những chia sẻ của Baby House Spa, bạn cũng đã có thể biết được khi nào tiếng khóc về đêm của con là bình thường và khi nào là bất thường cũng như những cách dỗ trẻ hiệu quả, để bé được chăm sóc tốt hơn.

Tham khảo thêm:

Bài viết liên quan

Copyright © 2018 - Baby House
0966660844