Tư thế ngồi cho bà bầu “chuẩn không cần chỉnh”

Trong quá trình mang thai, tư thế của bà bầu có ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp oxy cho em bé. Đặc biệt, khi thai nhi càng phát triển thì điều này cần được lưu tâm nhiều hơn. Bởi vì khi ngồi sai tư thế sẽ kiến cho sống lưng oằn mình gánh đỡ cả cơ thể. Kéo theo đó là một loại các triệu chứng gây khó chịu cho mẹ như: tê tĩnh mạch, chuột rút,... Quan trong hơn là không đủ oxy cung cấp cho thai nhi. Chính vì vậy, bạn cần phải biết tư thế ngồi cho bà bầu “chuẩn không cần chỉnh” để tránh việc mẹ khó chịu và còn ảnh hưởng đến thai nhi.
 

Tư thế ngồi cho bà bầu “chuẩn không cần chỉnh”
 

Mang thai ngồi nhiều có tốt không?

Không chỉ tư thế ngồi sai làm ảnh hưởng đến mẹ và bé mà ngay cả việc ngồi nhiều cũng đem đến một số tác hại. Đặc biệt, đối với những người làm văn phòng ngồi một chỗ thường dễ gặp phải một số tình trạng như đau nhức toàn thân, đau lưng, tăng cân, chân sưng phù,... Bên cạnh đó, ngồi nhiều còn khiến cho mẹ dễ bị táo bón, khiến cho cơ thể trở nên nặng nề hơn và đặc biệt là làm cho quá trình sinh nở diễn ra khó khăn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể thấy, việc ngồi nhiều là hoàn toàn không tốt đối với phụ nữ mang thai, làm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Vậy nên, sau khi ngồi khoảng 1 tiếng thì mẹ nên đứng dậy và đi nhẹ nhàng khoảng 5 - 10 phút để tất cả các bộ phận trên cơ thể được hoạt động, tránh những triệu chứng mắc phải làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với các phương pháp massage cho bà bầu vừa đơn giản mà mang đến nhiều lợi ích bất ngờ.

Tư thế ngồi cho bà bầu chuẩn nhất

Khi bụng càng lớn thì tư thế ngồi càng cần được điều chỉnh sao cho phù hợp để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Cụ thể, tư thế ngồi của bà bầu chuẩn nhất đó là:

- Ngồi thẳng lưng, vai hơi đẩy ra phía sau, không lưng chừng nhưng cũng không nên đểu người về phía trước.

- Nên ngồi sâu vào trong ghế, mông chạm vào lưng ghế để có được điểm tựa tốt nhất.

- Chân đặt thoải mái trên sàn, đầu gối tạo một góc 90 độ.

- Trọng lượng cơ thể được phân bổ đều ở cả hai bên hông.

- Nếu ngồi ghế xoay thì không nên vặn eo khi đang ngồi, thay vào đó bạn nên xoay cả người.

- Không ngồi yên một chỗ quá lâu, tối thiểu và cách 30 phút nên nên đứng lên, duỗi người và đi lại một chút. Khi đứng lên, hãy dịch người về phía trước một chút rồi đứng dậy thẳng chân, không nên chồm người để đứng dậy.

- Nên tập thói quen này trước khi mang thai để tốt cho sức khỏe, đồng thời cũng giúp dáng người đẹp hơn.
 

Tư thế ngồi cho bà bầu
 

8 tư thế ngồi bà bầu nên tránh để không ảnh hưởng tới thai nhi

Biết được những tư thế ngồi nào cần tránh khi mang thai là điều quan trọng. Nhờ đó, thai nhi sẽ đảm bảo được cung cấp đủ oxy, không gặp phải vấn đề nào ảnh hưởng đến sự phát triển. Đồng thời cũng giúp cho cơ thể người mẹ trong trạng thái khỏe mạnh, tránh được những triệu chứng không tốt có thể xảy đến.

1. Ngồi bắt chéo chân hay gập gối

Ngồi bắt chéo chân là thói quen của rất nhiều người, đặc biệt là đối với những người làm việc ở môi trường công sở. Tuy nhiên, đây là một thói quen không tốt không chỉ đối với bà bầu mà ngay cả với những người bình thường. Bởi vì khi làm điều này mỗi ngày sẽ khiến cho máy bị dồn về phía chân nhiều hơn. Điều  đó rất dễ dẫn đến tình trạng sưng phù chân, đặc biệt là khi mang thai.

2. Nửa nằm nửa ngồi

Nhiều người thường có tư thế nửa nằm nửa ngồi ở trên giường để cơ thể có được trạng thái thoải mái nhất có thể. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây là tư thế sẽ gây ra áp lực rất lớn lên cột sống của mẹ bầu. Đây cũng là lý do tại sao ban đầu ngồi tư thế này cảm thấy thoải mái nhưng khi ngồi lâu thì lại thấy đau nhói ở lưng.

3. Ngồi không tựa lưng

Khi mang thai, mẹ bầu dễ dễ bị đau lưng cho áp lực của thai nhi quá to ảnh hưởng đến cột sống. Công thêm với đó, khi bạn ngồi sai tư thế sẽ làm cho lưng càng phải chịu áp lực nhiều hơn. Cụ thể, dù là ở đâu đi chăng nữa thì mẹ bầu cũng không nên chủ quan mà ngồi không cần tự sống lưng. Hãy tìm một điểm tựa chắc chắn để cơ thể được nâng đỡ, giảm áp lực và luôn giữ cho cột sống thẳng. Đặc biệt, tránh ngồi ghế đẩu hoặc ghế có điểm tựa thấp khi đang mang thai.
 

Tư thế ngồi của bà bầu
 

4. Ngồi gập người về phía trước

Ngồi gập người về phía trước cũng sẽ làm cho mẹ bầu bị mỏi lưng, ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Mặc dù tư thế này ít xuất hiện ở mẹ bầu nhưng trong một số trường hợp vì lý do nào đó mà vẫn xảy ra. Tuy nhiên, mẹ bầu cần biết là nên tránh tư thế này để không tạo áp ựng lên bụng, khiến cho cơ thể không được thoải mái và bên cạnh đó còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Bởi vì trong quá trình thai nhi phát triển, tư thế ngồi gập người sẽ tạo áp lực đè lên em bé. Đồng thời, khiến cho lồng ngực để lại dấu tích vĩnh viễn trên cơ thể non nớt của con.

5. Ngồi nửa mông

Ngồi nửa mông và bắt chéo chân là tư thế thường thấy ở phụ nữ. Tuy nhiên, bạn nên thay đổi thói quen này, đặc biệt là khi bản thân đang mang thai. Bởi vì với tư thế này sẽ tạo rất nhiều áp lực lên cột sống. Đâu cũng chính là nguyên nhân làm cho mẹ bầu cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu bằng tư thế này. Bên cạnh đó, việc ngồi nửa mông dễ khiến cho cơ thể bị nghiêng, điều này cũng dẫn đến tình trạng thai nhi nghiêng theo. Đặc biệt, trong trường hợp mẹ ngồi nghiêng còn có thể khiến cho con bị chèn ép, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển.

Vậy nên, tốt nhất mẹ bầu khi ngồi cần tựa thẳng lưng vào ghế, có thể kê thêm gối mềm ở phía sau để phần lưng cảm thấy thoải mái. Bên cạnh đó, nếu làm việc văn phòng phải ngồi nhiều thì nên thường xuyên đứng dậy đi lại, tối đa là ngồi 1 tiếng nên đứng lên vận động nhẹ 10 phút. Còn trong trường hợp điều kiện không cho phép thì có thể thực hiện các vận động nhẹ tại chỗ.

6. Ngồi xổm - Tư thế ngồi bà bầu nên tránh

Một tư thế ngồi cho mẹ bầu cần tránh vì sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi đó chính là ngồi xổm. Khi bụng càng ngày càng lớn lên, phần bụng dưới cơ thể và cột sống đã phải chịu một áp lực khá lớn. Bên cạnh đó, tư thế ngồi xổm của mẹ bầu sẽ càng khiến cho các cơ bị kéo căng ra, kiến cho cơ thể đau nhói, ùn tắc mạch máu ở các chi, lưu thông máu kém và dễ gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù hề. Nặng hơn là điều đó còn rất dễ làm cho mẹ bầu bị ngã khi đứng lên, gây nguy hiểm đến thai nhi.
 

Ngồi nửa mông
 

7. Ngồi buông thõng vai

Với tư thế ngồi buông thõng vai, cột sống càng phải chịu áp lực lớn hơn từ trọng lượng cơ thể. Điều đó chỉ càng làm cho mẹ bị đau lưng nhiều hơn. Chính vì vậy, với tư thế ngồi bà bầu cần tránh này, hãy thay đổi ngay nhé!

8. Ngồi khoanh chân

Tương tự như ngồi bắt chéo chân, ngồi khoanh chân cũng là tư thế mà mẹ bầu nên tránh để không làm cho cơ thể bị chèn ép, dễ dẫn đến tắc nghẽn máu ảnh hưởng đến quá trình lưu thông. Bên cạnh đó, tư thế này còn làm ảnh hưởng đến dây thần kinh đùi, kiến cho tình trạng phù nề càng nghiêm trọng hơn và gây hại đến sự phát triển của thai nhi.
 

Tư thế ngồi cho mẹ bầu
 

Trên đây là những chia sẻ của Baby House Spa để bạn hiểu hơn bà bầu không nên ngồi tư thế nào. Có thể, nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là điều nhỏ nhặt không quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế thì tư thế ngồi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé. Chính vì vậy, bạn cần tạo cho mình một thói quen đúng đắn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Bài viết liên quan

Copyright © 2018 - Baby House
0966660844