Ngay từ khi mới sinh ra bé cũng cần phải được chăm sóc răng miệng, nhất là sau khi bú và trước khi đi ngủ. Điều này sẽ rất có ích cho việc mọc răng cũng như hình thành thói quen vệ sinh răng miệng sau này. Chính vì thế, trong hành trình chăm sóc và nuôi trẻ sơ sinh khôn lớn, bạn cần phải tìm hiểu và biết cách vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh hết cặn sữa và tưa lưỡi.
Nhiều bố mẹ thường nghĩ rằng trẻ sơ sinh chưa mọc răng, chỉ bú sữa và không ăn các loại thức ăn khác nên việc vệ sinh miệng là điều không cần thiết. Tuy nhiên, sự thật lại không như vậy, bởi vì cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh sẽ đọng lại và đây chính là nguyên nhân tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Nếu như bạn không thực hiện vệ sinh miệng sạch sẽ cho con thì vi khuẩn, khi sinh vật sẽ có cơ hội gây ra mùi hôi khí khó chịu cho miệng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Đặc biệt, nếu như lâu ngày không được vệ sinh còn có thể dẫn đến việc trẻ bị bệnh tưa lưỡi, khiến cho quấy khóc, bỏ bú và nghiêm trong hơn còn gây ra các bệnh về lưỡi và nướu.
Chính vì thế nên việc vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết hàng ngày và bạn cũng cần phải tìm hiểu về việc vệ sinh vào thời điểm, tần suất hợp lý. Trong đó, thời điểm thích hợp nhất để thực hiện cách vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh đó là sau khi bé ăn sữa mẹ hoặc sữa ngoài xong.
Việc vệ sinh miệng hàng ngày cho trẻ cũng tương đối khá đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một ly nước ấm cùng với một chiếc khăn hoặc miếng gạch sau đó thực hiện như sau:
- Trước tiên, bạn hãy rửa tay thật sạch.
- Đặt trẻ nằm ngang trong lòng, bạn hãy cùng tay để ôm trọn đầu con.
- Nhúng băng gạc hoặc ngón tay (đã được đeo găng tay hoặc bọc bằng khăn) vào nước ấm.
- Nhẹ nhàng mở miệng bé ra, dùng vải hoặc miếng gạc chà nhẹ lưỡi theo chuyển động tròn.
- Nhẹ nhàng đưa ngón tay xoa lên nướu và cả bên trong má của con.
Tốt nhất, bạn nên thực hiện việc vệ sinh lưỡi cho con ít nhất hai lần một ngày.
Đôi lúc, trong miệng của trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện những mảng trắng, nhưng đây không phải cặn sữa mà là tình trạng tưa miệng. Hiểu đơn giản thì đây là một bệnh nhiễm trùng do nấm phát sinh trong miệng. Loại bệnh này do nấm candida ở miệng gây ra, để lại các đốm trắng trên lưỡi, lợi, trong má và trên vòm miệng.
Điểm khác biệt để bạn nhận biết giữa cặn sữa và tưa miệng đó chính là đối với cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh, bạn có thể sau lạch. Còn khi bé bị bệnh tưa miệng thì bạn không thể làm sạch miệng bằng cách vệ sinh thông thường.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tưa miệng ở trẻ sơ sinh đó chính là do nấm Candida albicans có trong miệng của trẻ được phát triển trong điều kiện thuận lợi. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến căn bệnh này như: do bài tiết ít nước bọt, niêm mạc miệng trẻ ở môi trường PH thấp,.... Hay cũng có thể là lây truyền từ dụng cụ cho trẻ ăn hoặc do mẹ bị nấm trong lúc đẻ.
Bạn cần phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh. Đối với bệnh tưa miệng thì trẻ thường sẽ có một số triệu chứng sau:
- Trên lưỡi của con xuất hiện chấm trắng nhỏ ở phần đầu và càng to dần trên mặt lưỡi. Không những thế, đốm trắng này còn lan sang hai bên má, vòm miệng để tạo thành từng mảng bám màu trắng và màu vàng mà không thể vệ sinh được.
- Khi gặp phải bệnh này, trẻ sẽ có dấu hiệu biếng ăn, bỏ bú và thường xuyên quấy khóc.
- Nếu bệnh trở nặng, con có thể bị tiêu chảy, ho hoặc nặng hơn là dẫn đến viêm phế quản hoặc phổi.
Khi bé bị tưa miệng thì bạn càng phải vệ sinh cho con thường xuyên hơn. Cách vệ sinh cũng tương tự như thường ngày, nhưng bên cạnh đó bạn cần sử dụng thêm thuốc kháng nấm. Vậy thì phải vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh như thế nào trong trường hợp này?
- Trước tiên, bạn cần phải rửa tay thật sạch bằng dung dịch vô khuẩn.
- Cho con nằm trên giường ở tư thế thoải mái.
- Dùng gạc mềm quấn quanh ngón tay và nhỏ vài giọt muối sinh lý vào ngón tay đã quấn gạc.
- Chạm miếng gạc vào môi dưới của trẻ rồi đưa vào mặt trên lưỡi, thực hiện lau từ trong ra ngoài. Nếu như khoang miệng của bé còn nhiều mảng bám thì bạn nên thay bằng một miếng gạc mới và thực hiện tương tự.
- Dùng thêm một miếng gạc khác để lau ở bên trong hai má, vòm miệng và nướu của con.
Việc vệ sinh lưỡi này cần được thực hiện trước bữa ăn 30 phút và tốt nhất và 4 lần mỗi ngày cho đến khi bé khỏi hẳn. Sau đó, bạn lại tiếp tục vệ sinh lưỡi cho con 2 ngày một lần để miệng bé luôn được sạch sẽ và an toàn.
Để phòng bệnh tưa miệng ở trẻ sơ sinh, bạn cũng nên biết một số lưu ý sau đây:
- Nếu trẻ đang bú bình thì sau mỗi lần con sử dụng, bạn phải thực hiện tiệt trùng bình sữa sạch sẽ.
- Cho bình sữa và sữa của con vào trong tủ lạnh để ngăn việc nấm men phát triển.
- Nếu như con bú mẹ, bạn cần phải làm sạch núm vú nhẹ nhàng rồi mới cho con bú.
- Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi cần thiết và đã được sự cho phép của bác sĩ.
- Nếu như con bị hen suyễn thì hãy đảm bảo trước khi dùng thuốc, miệng của bé đã được vệ sinh sạch sẽ.
- Trước khi mặc đồ cho trẻ sơ sinh, quần áo của bé nên được giặt trong nước có nhiệt độ 60 độ C để nấm được tiêu diệt.
Khi con đã được 6 tháng tuổi và mọc chiếc răng đầu tiên, bạn đã có thể dùng đến bàn chải mềm và loại kem đánh răng phù hợp để vệ sinh miệng cho con. Điều này sẽ giúp cho đồ ăn không bị dính vào trong các kẽ răng của trẻ.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng bàn chải mềm này để chà nhẹ lưỡi và nướu hoặc dùng gạc rơ lưỡi, để thực hiện vệ sinh miệng cho bé. Lưu ý rằng nếu dùng kem đánh răng, bạn chỉ nên lấy một lượng vừa đủ khoảng bằng hạt gạo. Đến khi bé đã được 3 tuổi thì lượng kem mới tăng lên cỡ hạt đậu.
Đến khi con đã được một tuổi thì bạn nên đưa bé đến nha sĩ để khám răng miệng để xem tình hình hiện tại, đây là cách nuôi con khoa học nhưng lại có rất ít bậc cha mẹ làm được điều này.
Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi cũng nên được thực hiện như sau:
- Đánh răng cho trẻ hai lần một ngày với một lượng nhỏ kem đánh răng phù hợp.
- Thường xuyên kiểm tra xem trong miệng con có các đốm nhỏ màu trắng hoặc nâu đáng ngờ không. Nếu như có thì đây có thể là dấu hiệu quả tình trạng sâu răng.
Vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh là điều rất quan trọng và cũng không hề khó. Tuy nhiên, bạn cần phải nắm đúng kỹ thuật để miệng bé luôn được sạch sẽ cũng như biết về các lưu ý phòng tránh những bệnh liên quan đến răng miệng trẻ. Hi vọng rằng từ những chia sẻ của Baby House Spa, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh như thế nào, để bổ sung vào cẩm nang chăm sóc con yêu của mình.
Tham khảo thêm: