Blog

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính cực dễ dàng

Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày cần thay tã rất nhiều lần. Điều đó nhằm giúp cho bé cảm thấy thoải mái và ngăn được một số bệnh về da. Quá trình thay tã có thể làm cho nhiều bà mẹ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thật ra nếu biết thay tã đúng cách thì bạn sẽ cảm thấy rất dễ dàng. Vậy nên, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính cực dễ dàng để việc chăm con trở nên đơn giản hơn.

Chuẩn bị thay tã cho trẻ sơ sinh

Trước khi thay tã cho trẻ sơ sinh, một điều quan trọng bạn cần làm là rửa tay bằng nước sạch và lau khô. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn và khăn giấy ướt dành cho trẻ em. Hãy chọn một nơi kín gió và sạch sẽ để thay tã, có thể đặt bé trên giường hoặc bề mặt sàn có lót một chiếc chăn và chuẩn bị những vật dụng cần thiết như:

– Một chiếc tã sạch.

– Quần mới.

– Khăn lau vải, khăn xô hoặc khăn giấy ướt dùng một lần cho trẻ em.

– Khăn hoặc giẻ lau khô.

– Các vật dụng khác như kem chống phát ban, một miếng vải lót dùng một lần để hút ẩm và dọn phân dễ hơn.

Lưu ý rằng khi thay tã cho trẻ sơ sinh trên bề mặt cao như giường hoặc bàn thì phải giữ một tay trên người bé. Không nên lơ là, để bé nằm một mình không được bảo vệ. Bởi vì dù ở lứa tuổi nào thì bé cũng có thể lăn khỏi giường hoặc bàn một cách bất ngờ.

Cách thay tã (bỉm) cho trẻ sơ sinh theo giới tính

1. Cách thay tã (bỉm) cho bé trai

Cách thay tã cho bé trai cũng không có gì quá khó khăn, chỉ cần thực hiện nhanh gọn trong 2 bước:

Bước 1: Tháo tã cũ

Mẹ nên đặt bé nằm ngửa, dùng tay tháo miếng dán hai bên của tã, sau đó nhẹ nhàng nắm chân bé đưa lên cao, dùng vải lau sạch mông và lấy tã bẩn ra. Tã cũ này nên được gấp gọn lại sau đó vứt vào trong thùng rác.

Bước 2: Thay tã mới cho bé

Mẹ vẫn cùng tay để giữ chân bé trên cao, sau đó nhẹ nhàng đưa tã mới vào rồi mới thả chân vé xuống. Tiếp đến, kéo mặt trước của tã lên, nên cho “cậu bé” hướng xuống dưới để bé không dây bẩn lên phần ngoài rìa tã. Sau đó, gỡ băng keo hai bên và dán vào mặt trước. Mẹ nên dán sao cho mặt trước song song với mép tã và vừa khít chân bé, không để tã bị bị xoắn, lệch.

2. Cách thay tã cho bé gái

Cách thay tã cho bé khác cũng không khác cách thay tã cho bé trai là mấy. Mẹ cũng cần đặt bé nằm ngửa, tháo tã cũ và thay tã mới. Sau đó, đố định tã với băng dán hai bên và kiểm tra xem có vừa vặn với bé không là đã xong. Điểm khác biệt ở đây là mẹ không cần giữ cho vùng kín của bé hướng xuống và chẳng lo bé tè bắn vào người.

Thay tã cho bé sơ sinh khi ra khỏi nhà

Khi ra ngoài cùng bé, bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để phòng trường hợp cần phải thay tã cho bé. Hãy mang theo một túi nhỏ chứa tã sạch và thêm mấy cái dẻ lau, đồng thời chuẩn bị thêm túi ướt chống thấm nước và giảm mùi hôi để bỏ tã bẩn mang về hoặc vứt ở thùng rác.

Mỗi lần thay tã, bạn chỉ cần lấy các vật dụng sạch trong túi ta và tiến hành thay như bình thường. Bạn có thể dùng khăn giấy ướt hoặc mang khăn lau đã được làm ẩm trước, để lau cho bé. Ngoài ra cũng có thể mang khăn khô và chai xịt nhỏ chứa dung dịch nước hoặc xà phòng nhẹ tự pha chế để xịt lên khăn khi cần sử dụng. Bên cạnh đó, cũng đừng quên mang theo một chiếc quần mới để thay cho bé khi cần thiết.

Thay tã (bỉm) cho trẻ sơ sinh bao lâu một lần

Nếu mẹ lười thay bỉm cho trẻ sơ sinh, bé có thể gặp hàng loạt các vấn đề xấu làm ảnh hưởng đến da như hăm tã, mẩn ngứa,…. Chính vì vậy, mẹ cần quan tâm đến điều này và thường xuyên thay tã cho bé. Dù tã có bẩn hay vẫn sạch thì vẫn nên thay ít nhất 4 tiếng một lần.

Số lần thay bỉm trên thực tế còn tùy thuộc vào lượng chất thải của bé. Thông thường, với các bé khoảng 1 tháng tuổi nên thay tã từ 10 – 12 lần mỗi ngày. Còn các bé khi lớn hơn thì số lần thay tã cũng giảm xuống.

Thông qua việc theo dõi số lần thay tã mà mẹ cũng có thể theo dõi và biết được về tính trạng sức khỏe của bé. Tuy lịch đi vệ sinh của mỗi bé là khác nhau, nhưng mỗi ngày nên thay ít nhất 6 lần. Nếu như số lần thay tã ít hơn thì đây chính là dấu hiệu em bé không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng. Lúc này, mẹ nên đến gặp bác sĩ để tham khảo về cách cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Hướng dẫn chọn đúng loại tã cho trẻ sơ sinh

Chọn đúng loại tã là một trong những điều quan trọng giúp cho bé được hoạt động thoải mái, tránh một số vấn đề liên quan đến da. Chính vì vậy, mẹ cần biết cách lựa chọn tã bỉm dựa trên hai tiêu chí đó là chất lượng và số lượng.

1. Tiêu chí về chất lượng

Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi lựa chọn tã cho trẻ sơ sinh. Sản phẩm này được xem là chất lượng khi đáp ứng những yếu tố sau:

– Thấm hút tốt, chống tràn hiệu quả: Điều này sẽ giúp cho bề mặt tã luôn khô thoáng, tạo cho bé cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái, tránh gặp phải vấn đề như hăm, nổi mẩn đỏ và ngứa rát khó chịu. Bên cạnh đó, khả năng thấm hút tốt cũng hạn chế hiện tượng tràn tã, giữ vệ sinh tốt cho bé.

– Chất liệu an toàn và mềm mại: Làn da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nếu không cẩn thận sẽ dễ nổi mẩn đỏ, kích ứng. Trong khi đó, tã là sản phẩm gắn liền với bé cả ngày lẫn đêm nên mẹ cần phải chọn chất liệu mềm mại như sợi bông, vải không dệt đẻ mang đến cho bé cảm giác dễ chịu và an toàn cho sức khỏe.

– Thiết kế thoáng khí, ôm trọn mông và bụng: Bỉm của bé cần có thiết kế thông thoáng, giúp da của bé “thở” dễ dàng, tránh hiện tượng hăm tã, hầm bí, giúp hơi được thoát ra nhanh chóng để bề mặt da luôn được khô thoáng. Bên cạnh đó, tã phải ôm trọn mông và bụng để tránh xô lệch gây rò rỉ chất thả. Đồng thời, không được khiến cho bé cảm thấy khó chịu.

– Không mùi hoặc có mùi dịu nhẹ, an toàn: Tã em bé có mùi nồng thường chứa nhiều hóa chất và hương liệu sẽ làm tổn thương đến làn da nhạy cảm của em bé. Chính vì vậy, tốt nhất mẹ nên chọn loại tã không có mùi hoặc chỉ có mùi hương nhẹ nhàng và an toàn với làn da của bé.

– Nên chọn loại tã (bỉm) có chứng nhận y khoa: Các thương hiệu tã có giấy chứng nhận của y khoa đã trải qua quá trình kiểm nghiệm và đánh giá nên sẽ có được độ an toàn cao hơn kèm theo đó là các tính năng nổi trội.

2. Tiêu chí về số lượng

Trẻ sơ sinh mỗi ngày sẽ phải thay tã nhiều lần nên đòi hỏi sẽ cần đến số lượng tã bỉm rất lớn. Chính vì vậy, ngoài chất lượng thì các mẹ cũng cần quan tâm đến số lượng để đảm bảo có đầy đủ sản phẩm cho bé sử dụng. Trong tháng đầu tiên, mỗi ngày bé sẽ cần dùng khoảng 10 miếng tã dán mỗi ngày. Còn khi bé đã lên 2 – 3 tháng tuổi, lúc này hệ tiêu hóa ổn định thì chỉ cần dùng từ 6 – 8 miếng tã dán.

Một số lưu ý khi thay tã cho bé

Không chỉ nên tìm hiểu về cách thay tã đúng cách cho bé, bên cạnh đó mẹ cũng nên biết một số lưu ý sau:

– Để quá trình thay tã diễn ra nhanh chóng, mẹ cần chuẩn bị các đồ dùng cần thiết như 1 – 2 tiếng tã sạch, khăn giấy ướt hoặc bông gòn thấm nước ấm và khăn sạch. Bên cạnh đó, nếu bé bị hăm tã thì nên có thêm các loại thuốc bôi cho bé.

– Trước khi thay tã, mẹ nên dùng khăn ướt hoặc bông gòn để vệ sinh sạch vùng kín cho trẻ. Hãy lau nhẹ nhàng từ trước ra sau và dùng khăn khô sạch để lau lại thêm một lần nữa. Nếu em bé chưa rụng rốn, mẹ nên dùng gạc thấm nước rồi vệ sinh sạch khu vực xung quanh. Đồng thời, tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết cách vệ sinh cho bé hiệu quả.

– Sau khi vệ sinh xong, nên để da bé khô tự nhiên rồi mới mặc tã. Điều này sẽ giúp cho da bé có thể hít thở không khí tự nhiên, tuy nhiên không nên để quá lâu vì sẽ rất dễ bị cảm lạnh.

– Mẹ cũng nên cân nhắc sử dụng thêm kem giữ ẩm, kem trị hăm tã, miếng lót thay tã,…. để công việc mặc tã cho trẻ sơ sinh được thuận tiện và vệ sinh.

– Trong giai đoạn đầu, bé sẽ cần thay rất nhiều tã, vậy nên mẹ đừng quên dự trữ số lượng hợp lý tã để sử dụng. Lưu ý rằng không nên mua quá nhiều tã với cùng một kích cỡ vì cơ thể bé có thể phát triển rất nhanh.

Trên đây là những chia sẻ của Happy Mum Care để mẹ biết cách thay tã cho bé. Có thể thấy, việc thay tã cũng khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị đủ vật dụng cần thiết là đã có thể nhanh chóng thực hiện. Điều quan trọng là bạn cần chọn loại tã chất lượng, phù hợp để bé được thoải mái và tránh gặp phải các bệnh về da.

phuongtran

Recent Posts

Bật mí cách gọi sữa về nhanh chóng, mẹ sau sinh áp dụng ngay thôi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vàng rất tốt cho em bé. Việc nuôi con…

5 months ago

Bật mí cách massage cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Mang thai là một niềm hạnh phúc vô vàn của bất kỳ người mẹ nào…

6 months ago

Cách giảm mỡ bụng sau sinh giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng

Làm cách nào để giảm mỡ bụng sau sinh và lấy lại vòng eo thon…

6 months ago

Bà bầu kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai

Chế độ ăn uống của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình…

6 months ago

Bà bầu nên ăn gì? Các thực phẩm cho bà bầu tốt nhất

Việc ăn uống trong giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng bởi đây chính…

6 months ago

Những điều cha mẹ cần biết về tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh

Tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát…

6 months ago