Blog

Những điều cha mẹ cần biết về tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh

Tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, và cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Cha mẹ có thể sẽ phải trải qua các tuần khủng hoảng của trẻ khi bé bỗng dưng trở nên “khó tính”. Đây là giai đoạn trẻ đột ngột thay đổi tính cách do quá trình phát triển tự nhiên.

Trong tuần khủng hoảng này, trẻ sẽ tập trung vào việc phát triển kỹ năng vận động và trí não, dẫn đến sự lơ là trong việc ăn uống và ngủ, như là biếng ăn hoặc gắt gỏng khi ngủ. Để giúp cho giai đoạn này của con trôi qua một cách êm ái, các bậc phụ huynh cần sở hữu những kiến thức hữu ích như các cột mốc, dấu hiệu và cách vượt qua của hiện tượng này ở trẻ.

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là gì?

Sau khi sinh, các bậc phụ huynh không chỉ phải quan tâm đến sức khỏe vật lý của con mà còn phải đối mặt với sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh, một giai đoạn được gọi là “wonder weeks” hay còn được gọi là tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh.

Các tuần khủng hoảng của trẻ là một thuật ngữ thể hiện các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ mới sinh. Thuật ngữ này đã được sử dụng trong suốt 40 năm qua để mô tả sự phát triển nhanh chóng của trẻ sơ sinh cả về thể chất và tinh thần.

Giai đoạn này có thể khiến các bậc cha mẹ gặp nhiều khó khăn khi đối phó với những thay đổi tính cách của con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây lại là một dấu hiệu tích cực cho thấy con đang trải qua những “bước nhảy vọt” trong quá trình phát triển. Để giúp con trẻ phát triển một cách toàn diện và lành mạnh, bố mẹ cần phải hiểu và giải mã các thông điệp mà con muốn gửi gắm qua tiếng khóc, cau mày hay cơn cáu bẳn của mình. Chỉ cần quan tâm và chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, bố mẹ có thể giúp con trải qua giai đoạn này một cách êm đẹp và hiệu quả.

Các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và cột mốc phát triển

Trẻ sơ sinh thường trải qua những giai đoạn phát triển đáng kinh ngạc trong những tuần đầu đời. Trong suốt quá trình này, các kỹ năng vận động và trí tuệ của trẻ đều được cải thiện và tiến bộ đáng kể. Theo nhiều chuyên gia, có một số giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh, bao gồm các cột mốc dưới đây:

– 5 tuần tuổi: Bé cso sự phát triển về các giác quan, chú ý tập trung vào các đồ vật mà con quan tâm, nhạy cảm với mùi hương.

– 8 tuần tuổi: Giai đoạn này bé thường thích thú với món đồ chơi, bé biết phát ra những âm thanh nhẹ như gầm gừ, nhạy cảm về thính giác.

– 12 tuần tuổi: Bé biết lẫy, lật sấp, lật ngửa, ngóc đầu, cười nhiều hơn nhưng lại hay bỏ ăn, ngủ muộn.

– 19 tuần tuổi: Bé sẽ thích mút tay hoặc đưa thứ đang cầm nắm vào miệng, biết đầy núm vú khi đã no.

– 26 tuần tuổi: Bé biết thể hiện cảm xúc mãnh liệt như hét, cười to, biết ngồi, nhổm người.

– 37 tuần tuổi: Bé có thể bắt chước biểu cảm của người khác, hiểu một số từ đơn giản, thích đung đưa theo nhạc.

– 46 tuần tuổi: Bé nói được những từ đơn giản, có thể trả lời được những câu hỏi ngắn, biết chỉ vào đồ vật mình muốn.

– 55 tuần tuổi: Bé có thể vịn vào tường để đứng, có thể tự mặc và cởi quần áo, thích những thứ có màu sắc.

– 64 tuần tuổi: Biết làm nũng với mẹ, có thể bắt chước biểu cảm và hành động của người lớn.

– 75 tuần tuổi: Bé có thể đứng vững và chạy nhảy, ngôn ngữ và tâm lý cũng phát triển hoàn thiện hơn, biết thay đổi hành vi phù hợp với từng hoàn cảnh.

Mặc dù mỗi trẻ có thể phát triển ở tốc độ khác nhau, nhưng các giai đoạn này thường được xem là những bước tiến quan trọng. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ học được nhiều kỹ năng mới, chẳng hạn như ngồi, bò, đứng, đi, và học nói. Quan trọng hơn, để giúp trẻ vượt qua những thách thức của giai đoạn này, bố mẹ cần hiểu rõ quá trình phát triển của con và sẵn sàng hỗ trợ con trong suốt quá trình này.

Bảng minh họa các tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh

Thực tế, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và dạy bé trong các giai đoạn tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh diễn ra. Việc bé gắt gỏng, chống đối được xem là hành vi tự nhiên trong giai đoạn này, một giai đoạn mà Wonder Week đánh dấu sự phát triển tuyệt vời về trí tuệ và khả năng vận động. Trong tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh, bé thường có các biểu hiện như:

– Bé khóc đêm nhiều hơn và cần sự gần gũi hơn với mẹ.

– Chán ăn và biếng bú.

– Tâm trạng thất thường, đang chơi vui vẻ bỗng nhiên cáu gắt và ngược lại.

– Khó ngủ và thường tỉnh giấc, giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng không sâu.

– Dễ trở nên cáu bực, khóc lóc thường xuyên.

– Bé có thể hành động một cách hung hăng hơn.

– Muốn được vỗ về và âu yếm từ mẹ.

– Hay làm nũng, lo lắng khi phải chia cách với mẹ.

– Ghen tị nếu có ai đó dành sự chú ý của cha mẹ hoặc người chăm sóc.

– Nhiều cơn giận dữ bùng nổ.

– Gắn bó và âu yếm đồ chơi của mình nhiều hơn.

Tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu?

Thông thường, mỗi giai đoạn của tuần khủng hoảng sẽ kéo dài khoảng 5 tuần, trãi qua hai giai đoạn là bão tố (stormy) và nắng đẹp (sunny). Cụ thể:

– Giai đoạn bão tố: Đây là khoảng thời gian bé tập trung học kỹ năng mới, dễ quên ăn, quên ngủ, có những biểu hiện điển hình như cáu kỉnh, gắt gỏng, khó chịu, khóc lóc,….

– Giai đoạn nắng đẹp: Đây là giai đoạn tiếp theo sau diễn ra khi mà trẻ sẽ tiến vào một giai đoạn phát triển mới. Khi này, bé đã học được những kỹ năng mới và phát triển khả năng nhận thức của mình. Thói quen ngủ và ăn uống sẽ trở lại bình thường như trước đó.

Về lý thuyết và nghiên cứu thì có thể xác định thời gian kéo dài như trên. Tuy nhiên, mỗi bé lại có tốc độ phát triển riêng, có bé nhanh, có bé chậm nên cha mẹ cần quan sát con của mình qua từng mốc thời gian để đưa ra cách chăm sóc con phù hợp.

Cha mẹ cần làm gì để vượt qua những tuần khủng hoảng với con

Các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh không hoàn toàn giống nhau, vì có những trẻ ra đời đúng thời điểm dự sinh, còn có những trẻ đến sớm hoặc muộn hơn so với thời điểm dự kiến. Thông thường, để tính toán thời điểm tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh, ta sử dụng ngày dự sinh của bé. Tuy nhiên, với trẻ sinh non, thời điểm này sẽ được tính toán dựa trên ngày dự kiến, chứ không phải ngày sinh thực tế của bé. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để cha mẹ có thể cùng con vượt qua tuần khủng hoảng:

– Để bé cảm thấy yên tâm và an toàn mẹ nên dành sự quan tâm nhiều hơn đến bé, thường xuyên ôm ấp, vỗ về, trấn an, massage cho con đi ra ngoài chơi.

– Trẻ trong giai đoạn khủng hoảng có thể quấy khóc, nhõng nhẽo và thức khuya, vì vậy phụ huynh cần biết tự chăm sóc bản thân và ăn uống hợp lý để cùng con trải qua giai đoạn này.

– Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh sẽ kết thúc sau vài ngày và mọi chuyện sẽ trở lại theo đúng quỹ đạo ban đầu, mẹ không nên quá lo lắng hay cáu gắt với trẻ.

– Trong giai đoạn phát triển mới, trẻ sẽ bám mẹ và có thể sợ hãi với mọi thứ xung quanh, phụ huynh cần cảm thông và động viên bé.

– Nên cho bé đi ngủ sớm hơn bình thường từ 30 – 45 phút.

– Giảm thời gian ngủ ban ngày (áp dụng cho tuần 12 – 26, 37 – 55 hoặc tuần thứ 64).

– Thói quen ăn uống của trẻ cũng thay đổi trong giai đoạn khủng hoảng, nếu bé từ chối món ăn thường ăn thì mẹ có thể thay thế bằng những thực phẩm bé thích, miễn sao đảm bảo nạp đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Trên đây là những thông tin mà cha mẹ cần cần biết về tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu được các cột mốc, dấu hiệu và cách vượt qua giai đoạn này để chăm sóc cho con tốt hơn. Nếu con lo lắng hoặc có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hướng dẫn tư vấn chi tiết.

phuongtran

Recent Posts

Bật mí cách gọi sữa về nhanh chóng, mẹ sau sinh áp dụng ngay thôi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vàng rất tốt cho em bé. Việc nuôi con…

5 months ago

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính cực dễ dàng

Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày cần thay tã rất nhiều lần. Điều đó…

6 months ago

Bật mí cách massage cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Mang thai là một niềm hạnh phúc vô vàn của bất kỳ người mẹ nào…

6 months ago

Cách giảm mỡ bụng sau sinh giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng

Làm cách nào để giảm mỡ bụng sau sinh và lấy lại vòng eo thon…

6 months ago

Bà bầu kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai

Chế độ ăn uống của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình…

6 months ago

Bà bầu nên ăn gì? Các thực phẩm cho bà bầu tốt nhất

Việc ăn uống trong giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng bởi đây chính…

6 months ago