Blog

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Giấc ngủ là yếu tố vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh và phát triển của trẻ sơ sinh. Chính vì thế, phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn, tìm hiểu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh và những điều cần biết. Từ đó, có phương pháp tốt nhất để chăm sóc con, giúp bé có được giấc ngủ ngon hơn.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Tầm quan trọng của giấc ngủ với trẻ sơ sinh

Tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, ngủ đủ giấc là cách tốt nhất để trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn và phát triển trí não hiệu quả. Thông thường, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi vệ sinh, còn hầu hết thời gian còn lại trong ngày là dùng để ngủ. Một phần của thói quen này là do bé chưa quen với ánh sáng bên ngoài, một phần khác thì là vì bé đã quen với việc nhắm mắt khi còn đang ở trong bụng mẹ. Tìm hiểu thêm về điều này, bạn sẽ biết được giấc ngủ mang đến rất nhiều lợi ích đối với em bé khi mới chào đời, bao gồm:

– Giúp bé tăng dần về chiều cao.

– Phát triển trí não.

– Tốt cho hệ thần kinh trung ương.

– Giúp cho hệ miễn dịch được phát triển khỏe mạnh.

– Giúp bé thoải mái tinh thần.

– Giúp con trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh của trẻ.

Các giai đoạn trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia làm nhiều giai đoạn như người lớn. Với mỗi giai đoạn, trẻ có thể nằm yên hay có những cử động nhỏ. Trong đó, có hai loại giấc ngủ đó là giấc ngủ nhanh và giấc ngủ chậm. Giấc ngủ nhanh (REM- rapid eye movement: cử động mắt nhanh) thường là những giấc nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt thường cử động theo chiều trước sau. Giấc ngủ nhanh chiếm khoảng một nửa thời gian ngủ của trẻ trong ngày. Ví dụ như dù bé ngủ tới 16 giờ một ngày nhưng chỉ thật sự ngủ sâu trong khoảng 8 giờ.

Còn đối với giấc ngủ chậm (Non-REM- Non-rapid eye movement: không cử động mắt nhanh) thì sẽ có 4 giai đoạn bao gồm:

– Giai đoạn 1: Lúc này bé sẽ buồn ngủ, mí mắt sụp xuống hoặc chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.

– Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ, trẻ vẫn có cử động, có thể giật mình, vặn mình hoặc rên

– Giai đoạn 3: Đây là khi bé ngủ sâu, im lặng và không cử động

– Giai đoạn 4: Giai đoạn này bé đã ngủ rất sâu, im lặng và không cử động.

Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ diễn tiến tuần tự theo 4 giai đoạn, sau đó quay lại giai đoạn 2 và chuyển sang giấc ngủ nhanh. Một giấc ngủ của trẻ có thể xuất hiện vài chu kỳ như trên. Trong vài tháng đầu, bé thường bị giật mình khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và sau đó sẽ khó ngủ trở lại.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn

1. Giai đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi

Trong hai tháng tuổi đầu, mỗi ngày trẻ sẽ dành tới 15 – 16 giờ để ngủ. Trong khoảng thời gian này, các hoạt động của trẻ chỉ xoay quanh 3 việc đó là ăn – ngủ – vệ sinh. Bởi vì dạ dày của bé còn quá nhỏ để có thể chứa được lượng lớn sữa. Vậy nên, cứ khoảng 2 – 3 giờ trẻ lại tỉnh dậy để đòi ăn. Điều này diễn ra từ ngày đến đêm nên có thể sẽ làm cho mẹ cảm thấy mệt mỏi.

Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc rằng tại sao con lại ăn nhiều đến vậy? Bởi vì trong từ 10 – 14 ngày đầu tiên, một đứa trẻ sẽ quay lại cân nặng khi sinh. Vật nên, bạn cần dùng mọi cách để đánh thức trẻ dậy ăn, tránh việc con ngủ quá nhiều mà quên không nạp năng lượng cho cơ thể.

Một số đứa trẻ còn không phân biệt được ngày đêm nên mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm là bạn hãy cố gắng đánh thức con bằng cách cho trẻ ra nơi có nhiều ánh nắng, mở nhạc lớn, vui đùa vào ban ngày. Còn ban đêm thì hãy để bé ngủ trong môi trường yên lĩnh, quấn trẻ bằng túi ngủ để khi ngủ con không bị giật mình.

2. Giai đoạn 3 – 5 tháng tuổi

Sau 6 đến 8 tuần, bạn có thể sẽ nhận thấy rằng trẻ tỉnh táo hơn và muốn dành nhiều thời gian hơn để tương tác với mọi người xung quanh. Lúc này, thời gian này trẻ sẽ ngủ ít hơn khoảng một giờ mỗi ngày so với 2 tháng đầu.

Bên cạnh đó, buổi tối bé có thể ngủ giấc dài 6 tiếng mà không cần tỉnh dậy để ăn. Trong khoảng thời gian này, bạn vẫn nên c duy trì thói quen ngủ cho trẻ, đặt con vào nôi hoặc cũi khi trẻ đang lim dim chưa chìm vào giấc ngủ. Điều này sẽ tạo cho con khả năng tự dỗ giấc ngủ. Đây là một kỹ năng rất tốt cho khoảng thời gian sau khi còn bước vào giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ hoặc khi cơ thể tăng trưởng vọt.

Khi bé được khoảng 4 tháng tuổi, có thể trẻ sẽ giật mình tỉnh giấc khoảng 1 – 2 lần mỗi đêm dù trước đó đã ngủ liên tục nhiều giờ. Khi gặp điều này, bạn không cần quá lo lắng vì đây chỉ là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển và sẽ nhanh chóng lấy lại thói quen sinh hoạt cũ khi trải qua giai đoạn này.

Trẻ sơ sinh ngủ

3. Giai đoạn 6 – 8 tháng tuổi

Trong giai đoạn từ 6 – 8 tháng tuổi, bé đã có thể ngủ liên tục 8 tiếng mỗi đêm hoặc lâu hơn. Bên cạnh đó, số lượng giấc ngủ ngắn vào ban ngày cũng có thể ít đi nhưng vẫn đảm bảo thời gian ngủ từ 3 – 4 tiếng.

Trong khoảng thời gian này, khủng hoảng giấc ngủ của con sẽ xảy ra, cũng chính là lúc bạn phải rời xa con để trở lại với công việc. Lúc đầu trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc và phải tập làm quen với việc không có mẹ ở bên. Tuy nhiên, qua một thời gian là con có thể thích nghi dần với sự thay đổi này.

4. Giai đoạn 9 – 12 tháng tuổi

Từ 9 – 12 tháng tuổi là con của bạn đã sắp bước qua giai đoạn em bé sơ sinh. Khi được 9 tháng tuổi, nhiều bé đã có thể tự ngủ mà không cần sự hỗ trợ của người lớn. Lúc này, bé thường ngủ từ 3 – 4 giờ vào ban ngày và có thể ngủ liên tục từ 9 – 12 giờ mỗi đêm.

Trong khoảng thời gian này, bạn cũng có thể thấy con mình khó đi vào giấc ngủ hoặc tỉnh giấc sau một giấc ngủ ngắn. Đây là dấu hiệu cho thấy con đang bước vào giai đoạn tăng trưởng vọt, cũng là lúc bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Đồng thời, trẻ cũng đã chuyển từ giai đoạn ngồi sang đứng và bi bô những tiếng đầu tiên.

Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Bảng tóm tắt thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Tuổi Tổng thời lượng ngủ trung bình Số giấc ngủ ngắn ban ngày trung bình Thời lượng ngủ ban ngày trung bình  

Quá trình ngủ ban đêm

0–2 tháng 15 – trên 16 giờ 3 – 5 giấc ngủ ngắn 7- 8 giờ Trong thời gian đầu của cuộc đời, em bé cần ăn 2-3 giờ một lần. Đến khoảng gần tháng thứ ba, trẻ có thể ngủ dài hơn khoảng 6 tiếng mỗi đêm.
3–5 tháng 14 – 16 giờ 3 – 4 giấc ngủ ngắn 4 – 6 giờ Giấc ngủ kéo dài hơn và có thể ổn định vào ban đêm. Nhưng khi 4 tháng tuổi, sẽ có một thời gian ngắn trẻ thức dậy nhiều hơn vào ban đêm, đây là lúc bé bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt.
6–8 tháng 14 giờ 2 – 3 giấc ngủ ngắn 3 – 4 giờ Mặc dù lúc này bé không cần ăn trong đêm, nhưng thỉnh thoảng trẻ sẽ vẫn thức dậy. Nhất là với một số trẻ bắt đầu đạt đến các cột mốc phát triển như ngồi dậy và lo lắng về “khủng hoảng xa cách”.
9-12 tháng 14 giờ 2 giấc ngủ 3 – 4 giờ Phần lớn trẻ ngủ suốt đêm từ 10 đến 12 giờ. Khi con đạt các mốc phát triển chính như kéo để đứng, bò và bi bô nói chuyện thì có thể xuất hiện khủng hoảng giấc ngủ trẻ sơ sinh.

 

Các cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc

1. Tập thói quen ngủ cho trẻ

– Dấu hiệu cho thấy con buồn ngủ: Trong 8 tuần đầu, con có thể thức hơn 2 giờ, sau đó sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ. Một số dấu hiệu buồn ngủ của trẻ thường xuất hiện lúc này là chớp mắt liên tục, lim dim, kéo dài, ngáp. Khi thấy các dấu hiệu này của con, bạn cần cho trẻ đi ngủ ngay để đảm bảo giấc ngủ.

– Dạy trẻ phân biệt ngày và đêm: Do các thói quen từ khi trong bụng mẹ nên thời gian đầu, trẻ vẫn chưa phân biệt được ngày với đêm. Sau 2 tuần tuổi thì bạn có thể bắt đầu thay đổi thói quen này của trẻ. Cụ thể, ban này thì chơi với con càng nhiều càng tốt, có thể là nói chuyện hoặc hát cho bé nghe và cũng đảm bảo ánh sáng trong phòng. Bạn có thể nhẹ nhàng đánh thức bé dậy khi con đang thiu thiu ngủ. Còn buổi tối thì hãy giữ yên lặng, nói khẽ khi bé bú vào ban đêm và cho con nằm trong phòng yên tĩnh, tối.

– Dạy con tự ngủ: Khi trẻ được từ 6 – 8 tuần, bạn có thể dạy cho con mình tự ngủ. Bạn hãy đặt con vào nôi hoặc giường khi bé vẫn đang thức. Sau đó, dỗ con ngủ bằng cách hát ru, nghe nhạc, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu,… Không nên cho bé ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường, vì điều này sẽ tạo thành thói quen không tốt với bé.

2. Chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ

Bạn nên chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ thật tốt, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc. Vậy thì cần phải làm sao để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc? Bạn nên thực hiện theo 7 cách sau:

– Cho con ăn no trước khi ngủ để tránh việc trẻ thức giấc vì đói.

– Tạo không gian yên bình để trẻ dễ dàng đi đến với giấc ngủ.

– Cho con ngủ sớm, khoảng 8 giờ tối để tạo nếp sống tốt, thuận lợi cho việc đi học của trẻ sau này.

– Dỗ giấc ngủ cho con theo từng độ tuổi.

– Không tạo sự kích thích lên giác quan khi con ngủ, hãy cho bé ngủ trong không gian yên tĩnh, thoáng mát, ánh sáng và bày trí nhẹ nhàng để tạo sự yên tĩnh cho hệ thần kinh.

– Cho bé nằm ngủ trong môi trường mềm mại, êm ái và tạo cảm giác an toàn như khi còn đang nằm trong bụng mẹ. Đồng thời, giữ nhiệt độ phòng phù hợp, giữ ấm cho trẻ suốt đêm.

– Tạo sự thoải mái cho con trước khi ngủ bằng cách đặt con vào không gian có ánh sáng mờ, nhiệt độ phù hợp, không để những âm thanh quá ồn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ trẻ sơ sinh.

Nếu như bạn thấy bé sơ sinh khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc trong thời gian dài, có thể là do ảnh hưởng của các bệnh lý, hãy theo dõi và quan sát thêm về các biểu hiện của con. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường thì hãy đưa bé đi thăm khám sớm để có hướng điều trị kịp thời.

Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

3. Cung cấp đủ dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ

Nguồn dinh dưỡng cung cấp cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến giấc ngủ trẻ sơ sinh. Theo đó, con cần được cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố mỗi ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn. Kẽm đóng rất nhiều vai trò đối với quá trình sinh học của cơ thể, đặc biệt là phân giải tổng hợp axit nucleic, protein,…. Nếu cơ thể bé thiếu kẽm sẽ rất dễ mắc các bệnh lý như rối loạn thần kinh, thường xuyên cáu gắt.

Ngoài ra, bạn cũng cần bổ xung thêm vitamin và các khoáng chất quan trọng như lysine, crom, vitamin nhóm B,… giúp con ăn ngon, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng để con không bị ốm vặt.

Một số câu hỏi thường gặp về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

1. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc?

Có một số nguyên nhân dẫn đến việc trẻ ngủ không sâu giấc, trong đó phải kể đến như:

– Âm thanh, tiếng động lớn.

– Bé bị giật mình do thay đổi ánh sáng.

– Cử động đột ngột của mẹ khi bé đang bú hoặc bất kỳ chuyển động nào tương tự cũng làm bé giật mình.

– Bé bị giật mình vì thay đổi độ cao, ví dụ như khi con đang ngủ trên tay sau đó đặt giống giường hoặc nôi.

2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Trẻ sơ sinh trong hai tháng đầu thường ngủ liên tục thậm chí có trẻ ngủ 20 giờ/ ngày và chỉ thức dậy khi đói hoặc cần thay tã cho bé. Khi được 6 – 8 tuần tuổi, trẻ bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm, mặc dù vẫn thức dậy vào ban đêm để ăn nhưng sẽ nhanh chóng quay lại giấc ngủ.

Trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, các bé có thể ngủ một giấc dài từ 8-12 tiếng mỗi đêm. Nhiều bé đã có thể ngủ lâu từ khi được 6 tuần tuổi, nhưng cũng có những có bé lại phải 5 hoặc 6 tháng tuổi mới làm được điều đó. Các chuyên gia đã khuyên rằng ngủ nhiều trong khoảng thời gian sau sinh rất tốt cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

3. Trẻ sơ sinh ngủ ít có bị ảnh hưởng gì không?

Trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi, trẻ sơ sinh khó ngủ hoặc ngủ ít sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển não bộ và chiều cao sau này của con.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ cần được ngủ sâu vào 22 giờ – 24 giờ – 2 giờ bởi đây là thời điểm hocmon chiều cao phát triển tốt nhất. Nếu như bỏ lỡ, chiều cao của con sẽ không cao được như các trẻ khác. Bên cạnh đó, việc không được ngủ đủ cũng sẽ khiến trẻ cáu gắt, mệt mỏi, mất tập trung.

Trẻ sơ sinh khó ngủ

Đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ ít hay nhiều không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon. Hay nói cách khác, chất lượng của giấc ngủ sẽ quyết định nhiều yếu tố quan trọng về sau của trẻ. Vậy nên, bạn cần tạo cho con một không gian ngủ thoáng, đủ tối, nhiệt độ phòng thích hợp, hạn chế bớt tiếng ồn, giúp bé ngủ ngon và ít bị giật mình.

Tuy nhiên, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm chăm bé, giúp con yêu ngủ ngon và đủ giấc thì bạn có thể tham khảo dịch vụ chăm sóc em bé sơ sinh tại nhà. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao, Happy Mum Care đã hỗ trợ rất nhiều gia đình bớt đi nỗi lo và sự mệt mỏi trên hành trình chăm sóc những thiên thần nhỏ.

phuongtran

Recent Posts

Bật mí cách gọi sữa về nhanh chóng, mẹ sau sinh áp dụng ngay thôi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vàng rất tốt cho em bé. Việc nuôi con…

5 months ago

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính cực dễ dàng

Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày cần thay tã rất nhiều lần. Điều đó…

6 months ago

Bật mí cách massage cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Mang thai là một niềm hạnh phúc vô vàn của bất kỳ người mẹ nào…

6 months ago

Cách giảm mỡ bụng sau sinh giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng

Làm cách nào để giảm mỡ bụng sau sinh và lấy lại vòng eo thon…

6 months ago

Bà bầu kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai

Chế độ ăn uống của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình…

6 months ago

Bà bầu nên ăn gì? Các thực phẩm cho bà bầu tốt nhất

Việc ăn uống trong giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng bởi đây chính…

6 months ago