Blog

Cách bế trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật bố mẹ nào cũng nên biết

Với những người lần đầu tiên làm cha, làm mẹ, có lẽ việc bế con sao cho đúng cách chính là một thử thách khá khó khăn đối với họ. Đặc biệt là xương của trẻ sơ sinh còn rất yếu, nếu như không biết bế đúng cách sẽ khiến cho con cả thấy khó chịu và còn làm ảnh hưởng đến hệ xương sau này. Tuy nhiên, bạn có thể vượt qua nỗi lo này khi tìm hiểu cách bế trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật bố mẹ nào cũng nên biết được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này.

Tại sao cần bế trẻ sơ sinh đúng cách?

Bế trẻ sơ sinh cũng là một trong những kỹ thuật quan trọng trong việc chăm con. Khi được ôm trọn vào trong vòng tay của cha mẹ, bé sẽ cảm nhận được sự an toàn. Hay việc ôm vào lòng, cưng nựng và âu yếm, nhìn vào mắt con và trò chuyện đều là những hành động cần thiết và thực sự có lợi, đặc biệt là trong cả việc phát triển tình cảm của con.

Nhiều thí nghiệm cũng đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh sẽ tăng cân nhanh hơn khi được nằm trên một tấm vải mềm. Bởi vì khi đó, con sẽ có cảm giác như đang được tiếp xúc, vuốt ve giống như có mẹ ở bên.

Cách bế bé lên và đặt xuống an toàn

Có lẽ, nhiều người khi lần đầu tiên bế trẻ sơ sinh sẽ có phần khá lo sợ. Tuy nhiên, bạn chỉ cần nắm vững các cách sau đây là sau một thời gian sẽ thành thạo việc này và chăm sóc con tốt.

1. Cách bế bé lên từ tư thế nằm ngửa

Khi trẻ sơ sinh ngủ, tư thế an toàn nhất cho bé đó là nằm ngửa. Nhưng lúc tỉnh dậy, bé thường có thói quen nằm nghiêng sang một bên. Lúc này, bạn cần thực hiện cách ẵm bé sơ sinh như sau:

– Một tay luồn xuống dưới cổ và đầu bé, tay còn lại thì đưa xuống phần mông.

– Thực hiện động tác giống như múc em bé vào trong vòng tay mẹ, lưu ý rằng nên giữ phần đầu của bé cẩn thận để không bị trĩu xuống.

– Ôm bé sát vào người mẹ rồi luồn cẳng tay xuống đầu bé.

– Bạn có thể điều chỉnh con nằm ngửa, nằm sấp hoặc tựa đầu vào vai.

Với cách ẵm trẻ sơ sinh đúng cách như vậy, bạn có thể dễ dàng di chuyển con từ chỗ này sang chỗ khác.

2. Cách nhấc em bé sơ sinh lên từ tư thế nằm sấp

Đối với những em bé sơ sinh đang ở trong tư thế nằm sấp thì bạn hãy bế con lên như sau:

– trước tiên, bạn hãy dùng một tay luồn xuống ngực bé sao cho phần cẳng tay sẽ nâng cằm khi nhấc con lên.

– Bàn tay còn lại thì được dùng để đỡ phần thân dưới của bé.

– Sau đó, bạn hãy chậm rãi nhấc bé lên rồi xoay bé về phía bạn.

– Để bé áp vào thân rồi luồn cánh tay nâng đầu em bé lên phía trước cho đến khi con nằm thoải mái trên hõm khuỷu tay bạn.

– Cuối cùng, đặt phần tay kia của bạn dưới mông và chân bé để đảm bảo con đã ở trong tư thế an toàn.

3. Cách ẵm trẻ sơ sinh đặt xuống

Sẽ có những lúc, khi đang bế bé bạn cũng sẽ cần phải đặt con xuống. Để thực hiện được việc này, bạn cũng cần phải có kỹ thuật như sau:

– Đi đến gần nơi bạn muốn đặt bé nằm xuống, có thể là nôi, giường, võng.

– Đưa người sát xuống bề mặt nơi mà con sẽ nằm.

– Trong quá trình đặt bé xuống, bạn cần phải duy trì việc nâng đầu, cổ và mông con bằng cánh tay của mình.

– Hạ bé nằm xuống từ từ ở tư thế ngửa. Bạn không nên khả con cho đến khi phần thân chạm hoàn toàn với về mặt.

Trong lúc đặt con nằm xuống, bạn nên lưu ý để không làm cho trẻ bị xây xước và kết hợp với việc dùng các nhóm cơ ở tay, bụng và chân để tạo cho con cảm giác thoải mái nhất.

Cách bế trẻ sơ sinh trong các trường hợp khác nhau

Còn có rất nhiều cách bế trẻ sơ sinh trong cách trường hợp khác nhau mà bạn cần phải tìm hiểu. Điều này sẽ giúp cho trong quá trình bồng bế, con sẽ luôn được thoải mái cũng như cảm nhận tình cảm của cha mẹ.

1. Cách bồng trẻ sơ sinh bên hông (bế cắp nách)

Cách bồng trẻ sơ sinh bên hông chỉ phù hợp với những bé trên 6 tháng tuổi. Bởi vì lúc này, con đã có thể tự nâng đầu và cổ mà không cần bạn giúp. Tư thế bồng trẻ sơ sinh bên hông được thực hiện như sau:

– Để mặt bé quay về phía trước.

– Đặt phần hông con đối diện với hông của bạn, dùng tay ôm quanh phần eo của bé và giữ chặt.

– Tay còn lại bạn có thể dùng để cho con ăn hoặc làm những việc khác.

2. Cách bế bé theo kiểu ngực chạm ngực

Bế bé theo kiểu ngực chạm ngực là cách ẵm phổ biến nhất, giúp bé có thể lắng nghe được nhịp tim của bạn nhằm gia tăng cảm xúc. Để bế em bé đúng cách với kiểu này, bạn sẽ thực hiện như sau:

– Trước tiên, bạn hãy ôm bé sao cho đầu của con được đặt áp lên ngực bạn.

– Một tay dùng để đỡ đầu và cổ của con.

– Tay còn lại dùng để đỡ mông và hông của bé.

Với cách bế này, bạn nên đặt đầu bé hướng sang một bên để không làm con thấy khó thở.

3. Hướng dẫn bế trẻ sơ sinh kiểu ôm bóng

Bế trẻ sơ sinh kiểu ôm bóng thường được các bà mẹ áp dụng trong quá trình cho con bú. Với kiểu bế này, bạn sẽ thực hiện như sau:

– Đặt một tay dưới đầu và cổ bé rồi nhẹ nhàng để phần lưng của bé vào nên trong cẳng tay đang dùng để giữ đầu của con.

– Để bé cuộn tròn theo phần hông, còn chân bé thì để duỗi thẳng bên cạnh bạn.

– Tay còn lại sẽ dùng để hỗ trợ việc cho con bú hoặc đặt dưới đầu bé để đảm bảo rằng phần cổ của con luôn được nâng đỡ.

Đây cũng là kiểu bế rất thích hợp đối với trẻ sơ sinh từ 1 – 2 tháng tuổi, Vì lúc này, chiều dài đầu của bé chiếm khoảng 1/4 so với chiều dài toàn thân nên khi bế trẻ, nếu không cẩn thận thì trọng lượng toàn bộ phần đầu sẽ bị dồn áp lực xuống cột xương sống.

4. Cách bế trẻ sơ sinh để ru ngủ

Kiểu bế ru ngủ cũng khá đơn giản, giúp cho con dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Để bế con đúng cách với kiểu này, bạn có thể nhìn trực diện vào mắt bé sau đó:

– Luồn một tay xuống đỡ cổ và đầu bé, còn tay kia luồn dưới hông và mông để nâng từ từ con lên.

– Giữ nguyên cánh tay đang đỡ phần hông, sau đó nhẹ nhàng luồn tay đang đỡ đầu và cổ bé xuống dưới lưng để đầu và thân của con nằm dọc theo cánh tay bạn. Lúc này, chỗ gập khuỷu tay của bạn sẽ là nơi tựa của cả đầu và cổ bé.

5. Bế trẻ sơ sinh đúng cách khi cho bú và trò chuyện

Để bế em bé sơ sinh khi cho con bú hoặc trò chuyện, bạn nên thực hiện các động tác như sau:

– Nhẹ nhàng luồn một tay từ mông lên lưng và cổ của con.

– Tay kia thì hãy luồn theo chiều ngược lại.

Khi đó, cổ và đầu của bé sẽ được gác lên khuỷu tay, tạo thành một vòng nâng đỡ để con cảm thấy thoải mái. Cách bế này sẽ rất thích hợp dùng để bế bé trong những tuần đầu tiên. Với tư thế này, mẹ có thể hát, trò chuyện cùng con, bế con đi dạo quanh nhà hoặc khi cho con bú. Nếu như cảm thấy mỏi, bạn có thể ngồi xuống để đùi của mình nâng đỡ một phần trọng lượng cơ thể của con.

6. Cách bế vác trẻ sơ sinh giúp bé ợ hơi

Còn một tư thế bế bé phổ biến khác mà bạn cũng nên biết đó chính là bế vác. Với tư thế này, trọng lượng của bé sẽ đặt tựa vào người mẹ. Đây cũng là tư thế được các con rất thích sau khi qua vài tháng đầu đời. Tư thế bế vác này cũng có hiệu quả rất tốt trong việc giúp con có thể ợ hơi, giảm bớt hơi thừa trong bụng. Ngoài ra, cũng là để cho bé được ngắm nhìn cảnh vật xung quanh nhiều hơn. Với tư thế này, bạn sẽ thực hiện như sau:

– Từ tư thế bế ngửa, bạn hãy nhẹ nhàng nâng cánh tay đang đỡ dưới cổ bé để đẩy bé đứng dần lên.

– Hơi xoay hướng người để bé gần như đối diện với mẹ, đặt đầu và cổ của bé tựa lên vai mẹ.

– Dùng tay còn lại để đỡ phần mông của bé.

Trong trường hợp cổ bé đã cứng, bạn chỉ cần dùng một tay để đỡ bé. Nhưng mặc dù vậy, bạn cũng không nên chủ quan mà vừa bế con, vừa xem điện thoại hoặc làm việc khác. Thay vào đó, tay kia cần phải sẵn sàng để có thể tiếp cứu” trong trường hợp bé ngọ nguậy, quấy khóc.

Cách bế vỗ ợ hơi cho bé

Một số lưu ý quan trọng về cách bế trẻ sơ sinh

Bên cạnh tìm hiểu về các cách bế em bé, để con luôn được nằm trong tư thế thoải mái nhất, bạn cũng cần phải biết một số lưu ý sau:

– Quan sát phản ứng để xem bé có cảm thấy khó chịu khi bạn đang bế hay không.

– Giữ cho đầu bé thoải mái, để con có thể thở và di chuyển.

– Tiếp xúc chạm da với bé để tăng thêm tình cảm.

– Nếu như bạn thấy lo lắng khi bế bé, hãy ngồi xuống và bế bé lên từ từ.

– Tránh để các vật nguy hiểm như dao, kéo,… ở gần với bé.

– Đi bế con lên xuống cầu thang, hãy bế bằng hai tay để đảm bảo tính an toàn.

– Không bế con trong trường hợp đang tức giận, bực bội vì như vậy sẽ rất khó kiểm soát và dễ gây ra những tổn thương đối với con.

– Nếu như phải bế con trong thời gian dài, bạn có thể dùng địu em bé để cơ thể đỡ mỏi.

– Khi bế bé, dù cho con có đang quấy khóc thì cũng phải thật bình tĩnh để các động tác không quá mạnh. Bởi vì các con đều muốn được bồng bế với sự bình tĩnh, dịu dàng để có cảm giác an toàn.

– Tùy theo độ tuổi của con mà bạn nên có các cách bế sao cho phù hợp. Cụ thể, cách bế bé theo từng tháng tuổi như sau: khi bé từ 1 – 2 tháng tuổi nên bế theo tư thế nằm ngang, hạn chế bế vác. Với bé từ 3 tháng tuổi, mẹ có thể chọn tư thế nằm nghiêng, thẳng đứng hoặc nằm ngang. Còn khi trẻ được trên 6 tháng tuổi, bạn đã có thể bế bé với đa dạng kiểu khác nhau.

Nếu như bạn vẫn còn cảm thấy khá khó khăn với việc bế con và cần có một ai đó hướng dẫn chi tiết hơn thì có thể tham khảo dịch vụ chăm sóc bé sau sinh tại nhà của Happy Mum Care. Sẽ có các chuyên viên đến tận nhà để chăm sóc cho bé, giúp cho bố mẹ giảm bớt nỗi lo chăm con trong thời gian đầu cũng như được hướng dẫn các cách chăm con tốt nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ gia đình tắm cho con, vệ sinh mắt, mũi, rốn, tập cho con về thói quen sinh hoạt,…..

Trên đây là những chia sẻ của  Happy Mum Care để bạn nắm được cách bồng trẻ sơ sinh đúng cách. Ở mỗi tháng thì sẽ có những cách bế phù hợp và bạn nên lưu ý về điều này để thực hiện kỹ thuật sao cho đúng. Bên cạnh đó, trong lúc bế, bạn cũng đừng quên thường xuyên tương tác với trẻ, để con luôn cảm nhận được sự yêu thương và gần gũi nhé.

phuongtran

Recent Posts

Bật mí cách gọi sữa về nhanh chóng, mẹ sau sinh áp dụng ngay thôi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vàng rất tốt cho em bé. Việc nuôi con…

5 months ago

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính cực dễ dàng

Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày cần thay tã rất nhiều lần. Điều đó…

6 months ago

Bật mí cách massage cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Mang thai là một niềm hạnh phúc vô vàn của bất kỳ người mẹ nào…

6 months ago

Cách giảm mỡ bụng sau sinh giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng

Làm cách nào để giảm mỡ bụng sau sinh và lấy lại vòng eo thon…

6 months ago

Bà bầu kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai

Chế độ ăn uống của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình…

6 months ago

Bà bầu nên ăn gì? Các thực phẩm cho bà bầu tốt nhất

Việc ăn uống trong giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng bởi đây chính…

6 months ago