Kể từ khi chào đời thì cũng là lúc mà trẻ sơ sinh sẽ thoát khỏi sự bao bọc ấm áp bên trong cơ thể mẹ. Đây cũng là thời khắc mà trẻ phải tự thích nghi với môi trường sống bên ngoài nên phải học cách tự thở, tự bú cũng như chống chọi với thời tiết. Vậy nên, để bảo vệ sức khỏe và giúp con lớn khôn một cách toàn diện thì các bậc cha mẹ cần phải học cách chăm sóc em bé sau sinh. Do đó, nếu bạn vẫn chưa biết cách thì hãy cùng Happy Mum Care tham khảo bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu thêm chi tiết.
Chăm sóc trẻ thời kỳ chu sinh (7 ngày đầu sau sinh)
Khi chăm sóc em bé sơ sinh, các mẹ cần phải lưu ý đặc biệt 7 ngày đầu tiên mà trẻ mới chào đời. Bởi đây là giai đoạn mà trẻ có nguy cơ gặp các vấn đề rất cao nếu không được chăm sóc một cách cẩn thận.
1. Chú ý giữ ấm cho trẻ
Trong khoảng thời gian này, thần kinh sọ não của trẻ sẽ bị ức chế nên trẻ thường ngủ rất nhiều và chỉ thức dậy khi đói hoặc tã ướt. Vậy nên, điều quan trọng mà các mẹ nên nhớ về cách chăm sóc em bé sau sinh đó là giữ ấm để trẻ không bị lạnh, hay bị tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh.
2. Cho trẻ bú thường xuyên khi bé đói
Khi rời xa môi trường ấm áp và luôn có sẵn nguồn dinh dưỡng trong bụng mẹ, trẻ rất hay bị đói và rét. Chưa kể đến việc trẻ sẽ cần phải nhiều năng lượng hơn để chống chọi với môi trường từ bên ngoài. Do đó, khi chăm sóc em bé sau sinh tại nhà thì cha mẹ cần nhớ là trẻ có nhu cầu dinh dưỡng rất cao nên mẹ cần đáp ứng ngay khi trẻ vừa chào đời. Đồng thời cũng luôn quan sát, theo dõi để đáp ứng nhu cầu bú sữa của trẻ bất cứ lúc nào chứ không theo giờ ấn định.
3. Tầm quan trọng của sữa non
Sữa non là nguồn thức ăn chính tốt nhất cho bé khi vừa chào đời. Trong sữa non của mẹ vào 7 ngày đầu có chữa chất IgA với hàm lượng cao gấp nghìn lần so với sữa thường. Bên cạnh đó còn có thêm 4.000 bạch cầu trong 1cm3 sữa non sẽ giúp trẻ tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột. Đây chính là một trong những điều lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh, các mẹ không nên vứt bỏ sữa non mà hãy tận dụng triệt để cho ăn thì tỷ lệ trẻ bị viêm phổi hay tiêu chảy ở giai đoạn này là rất thấp.
4. Một số biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh
Bên cạnh những phương pháp trên, cách chăm sóc em bé sơ sinh chưa đầy tháng còn phải lưu ý đến một số biểu hiện khác như: đi ngoài phân su, phân thường có màu xanh đậm, đặc quánh hoặc không có mùi,…. Ngoài ra, nếu hơn hai ngày mà trẻ không đi ngoài phân su hay còn có một số biểu hiện khác như: giảm cân, bị sặc khi bú, vàng da, khó thở, tím tái, khóc nhiều, ngủ li bì, cứng hàm,… thì cha mẹ nên đưa ngay đến bệnh viện.
Một số trường hợp trẻ vừa mới sinh xuất hiện tình trạng bướu huyết thanh thì cha mẹ không nên chọc hút bởi có thể gây nhiễm trùng. Thay vào đó, hãy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để có cách khắc phục tốt nhất.
Chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng
1. Cách bế trẻ sơ sinh
Khi bế bé lần đầu, nhiều mẹ thường hay bị lúng túng nên cần lưu ý phải thật nhẹ nhàng. Mỗi bé sẽ thích được bế ở một tư thế riêng,… nên chỉ sau vài ngày, mẹ sẽ biết được bé thích kiểu nào nhất. Lưu ý là trước khi bế bé lên, mẹ cần phải lên tiếng là sẽ bế bé. Đồng thời, hãy nhìn và trò chuyện cùng bé, sau đó nhẹ nhàng luồn hai tay xuống dưới đầu, vai và mông để bế con lên một cách nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp bé không bị giật mình, hoảng sợ khi bỗng nhiên bị nhấc lên khỏi chỗ nằm. Đối với trẻ vừa sinh thì tư thế bế trẻ an toàn nhất là nằm ngang. Mẹ cần phải giữ cho phần đầu, cổ của bé được nằm trên một đường thẳng, phần bụng bé ép vào bụng mẹ, mặt cũng cần được quay vào ngực mẹ.
2. Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bú
Cách chăm sóc em bé sau sinh mà bạn cần cân nhắc là cho trẻ bú ngay giờ đầu sinh. Những giọt sữa đầu tiên tuy không nhiều nhưng chắc chắn là rất bổ dưỡng và cần thiết cho bé. Lưu ý là dạ dày của con rất nhỏ, chỉ chứa được từ 30 – 90ml sữa mỗi cữ bú. Sau đó khoảng 2 – 3 tiếng thì hãy cho bé bú một lần, tùy trường hợp thì trẻ sẽ bú nhiều hoặc ít. Mỗi khi bé đói, mẹ hãy chú ý rằng trẻ sẽ khóc rất to, chép môi, mút tay hay quay đầu tìm sữa mẹ.
Khi cho bé bú, mẹ cũng cần chọn tư thế bú sao cho cả mẹ và con đều thoải mái. Nguyên tắc đơn giản là hãy giữ đầu và lưng của bé được thẳng hàng, mặt bé hướng thuận vào bầu vú, như thế sẽ tạo ra một tư thế bú đứng và giúp con bú dễ dàng, thoải mái nhất.
Bé thường có nhu cầu bú cả ngày lẫn đêm, mỗi lần bú sẽ kéo dài từ 15 đến 30 phút. Vì trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều và có trường hợp quên cả ăn nên cứ 2 – 3 tiếng, mẹ phải đánh thức bé dậy để cho bé, nếu không trẻ sẽ rất dễ bị hạ đường huyết. Nên nhớ là khi đánh thức bé, mẹ tuyệt đối không được lay người vì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh non nớt của con. Cách tốt nhất là nên cù chân nhẹ nhàng để con thức giấc. Một điểm lưu ý khi chăm sóc em bé sau sinh tại nhà là tuyệt đối không được để bé vừa ngủ vừa bú, đồng thời không được bú nằm vì sẽ khiến con bị sặc.
Mẹ cũng nên cho bé bú hết một bầu sữa rồi mới chuyển qua bầu còn lại, cách này sẽ giúp bé có thể bú được sữa cuối, đây là lượng sữa giàu dinh dưỡng nhất, ngoài ra còn giúp kích giúp vú sản sinh ra lượng mới.
Nếu sau khi bú sạch một cú mà bé vẫn khóc thì mẹ hãy cho bé bú vú bên kia. Nếu bé bú chưa hết mà đã no thì mẹ nên vắt lượng sữa dư ra và trữ lạnh. Vào các cữ bú sau thì các mẹ có thể vắt bỏ một ít sữa đầu để bé sữa có nhiều năng lượng hơn. Sau khoảng vài ngày thì các mẹ sẽ biết được nhu cầu bú của bé ra sao.
3. Cách vệ sinh mắt, lưỡi, tai, mũi cho trẻ sơ sinh
Cách vệ sinh mắt
Thông thường, khoảng từ 1 – 2 ngày sau khi sinh thì bé hay bị đổ ghèn và chảy nước mắt. Đây là hiện tượng sinh lý mà bất cứ đứa trẻ nào cũng mắc phải. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh đúng cách thì bé có thể nhiễm các bệnh về mắt phổ biến như đau mắt đỏ. Nếu tình trạng này liên tục kéo dài hơn một tuần thì cần phải đưa trẻ khi khám tại các cơ sở y tế. Các bước vệ sinh mắt được diễn ra như sau:
– Bước 1: rửa tay sạch trước đi vệ sinh mắt cho trẻ.
– Bước 2: chuẩn bị nước muối sinh lý, 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh cho riêng từng mắt.
– Bước 3: dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu cho đến đuôi mắt.
Mỗi ngày, mẹ nên vệ sinh mắt 3 lần cho trẻ vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi tắm và trước khi đi ngủ vào buổi tối. Cần chuẩn bị cho bé một khăn riêng, sau khi dùng xong thì giặt sạch, phơi nước. Cần thay khăn định kỳ và không dùng khăn này để lau người.
Cách vệ sinh lưỡi
Nhiều người thường có suy nghĩ rằng sữa mẹ sạch nên không cần phải vệ sinh lưỡi. Tuy nhiên, chính vì thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm lâu nên nếu không vệ sinh kỹ thì trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn do thực phẩm còn sót lại. Cách vệ sinh cần thực hiện theo các bước dưới đây:
– Bước 1: giặt khăn với nước sạch sau đó ngâm vào một chậu nước ấm.
– Bước 2: quấn một ngón tay vào khăn mềm và đưa vào miệng con rồi rơ lưỡi. Lưu ý không đưa vào quá sâu để trẻ không bị nôn trớ.
– Bước 3: dùng một miếng gạc khác lau mặt trong 2 bên má, vòm miệng và nướu.
– Bước 4: đặt ngón tay vào phía gốc lưỡi của trẻ rồi kéo ra ngoài để loại bỏ hoàn toàn các cặn sữa bên dưới.
– Bước 5: nếu vẫn còn tưa lưỡi thì tiếp tục thực hiện lại thao tác từ bước 2.
Nên đánh tưa lưỡi cho trẻ 4 lần / ngày cùng với một số hoạt chất chống nấm được bác sĩ chỉ định. Sau khi trẻ đã hết tưa lưỡi thì vẫn nên vệ sinh tiếp như vậy cho trẻ trong hai ngày sau đó để triệt để hoàn toàn.
Cách vệ sinh tai
Dùng tăm bông để vệ sinh lỗ tai cho trẻ là sai lầm mà nhiều mẹ mắc phải. Thay vào đó, hãy dùng một chiếc khăn bông mỏng, mềm mại và xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn rồi từ từ đưa sâu vào trong tai bé. Sau đó, hãy tiếp tục xoắn theo chiều xoắn của khăn để vệ sinh tai bé.
Ráy tai sẽ được làm sạch theo chiều xoắn của khăn, tai của bé vừa được làm sạch mà còn đảm bảo an toàn. Trong trường hợp ráy tai của bé vẫn còn nhiều, các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý cho trẻ rồi nhỏ từ 1 – 2 giọt từ 3 – 4 lần / ngày để ráy tai mềm lại rồi từ từ vỡ ra. Bước cuối cùng là mẹ sẽ lau nhẹ nhàng quanh bên ngoài của mỗi tai và tuyệt đối không được đeo bất cứ thứ gì vào tai cho con bởi như vậy rất dễ gây sưng tai.
Cách vệ sinh mũi
Khoang mũi của bé ngắn và nhỏ, đường mũi hẹp, có nhiều mạch máu. Niêm mạc của mũi cũng khá nhỏ cùng khả năng thích ứng kém, nhạy cảm. Thời tiết chỉ cần hơi hanh khô, lạnh hoặc nhiều bụi cũng khiến bé bị sổ mũi, ngạt mũi. Do đó, cách chăm sóc em bé sau sinh tại nhà mà các mẹ nên chú ý để giúp đường hô hấp của bé luôn được thông thoáng, phòng bệnh nguy hiểm theo hướng dẫn vệ sinh mũi dưới đây:
– Bước 1: rửa tay sạch trước khi vệ sinh mũi cho trẻ.
– Bước 2: chuẩn bị nước muối sinh lý và khăn sạch. Nên sử dụng loại ống đơn liều dùng một lần để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, ưu tiên loại ống đầu tròn nhỏ để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
– Bước 3: để trẻ nằm nghiêng, đầu thấp, mông cao để khi bơm nước muối sẽ không chảy xuống họng. Đặt khăn lót xuống dưới cổ để thấm nước hiệu quả.
– Bước 4: nhỏ từng giọt nước muối sinh lý vào trong lỗ mũi, không nên sử dụng xi lanh để rửa vì có thể tạo áp lực lớn lên niêm mạc mũi.
– Bước 5: để bé nằm yên khoảng 1 – 2 phút rồi bế bé ngồi dậy, sau đó nâng đầu và lấy khăn thấm dịch chảy ra.
Trường hợp mũi có dịch mũi đặc có gỉ, nên nhỏ từ 2 – 3 giọt nước vào mỗi bên mũi để làm mềm gỉ. Sau đó dùng tăm bông sạch để kích thích bé hắt hơi để tống hết các chất bẩn ra ngoài. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên vệ sinh mũi cho bé trước bữa ăn để tránh tình trạng nôn trớ.
4. Hướng dẫn chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên việc chăm sóc cho da cần phải được chú trọng. Khi chăm sóc em bé sau sinh tại nhà, các mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích cho da, điển hình như:
– Chọn quần áo loại vải mềm cho trẻ.
– Chú ý tránh cho vải cọ xát trên da bé vì có thể gây tổn thương đến làn da trẻ.
– Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại xà phòng thô bởi nó có độ kiềm cao, dễ làm kích thích da của bé.
– Giữ da của bé có độ ẩm thích hợp.
– Khí hậu khô hanh hoặc tắm rửa quá nhiều có thể khiến cho bé bị tình trạng mất nước. Lúc này, mẹ nên thoa kem dưỡng da ở những vùng da bị khô và hay bong tróc cho bé.
– Không thay tã thường xuyên cho trẻ cùng với khí hậu nóng nực có thể gây nên tình trạng viêm, nhiễm trùng ở trẻ. Do đó, khi thay tã cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần rửa sạch khu vực bẹn bằng các chất làm sạch có thành phần dịu nhẹ, không kích ứng.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần hạn chế làm thay đổi sự cân bằng của các loại vi khuẩn tồn tại trên da của bé. Các chủng vi khuẩn thường trú trên da ngay từ khi trẻ bắt đầu ra đời. Chúng hiếm khi gây bệnh trừ khi trên da bé có vết thương hở hoặc nồng độ axit tự nhiên trên da bị phá hủy. Vậy nên, các mẹ sẽ cần phải:
– Giữ sạch cuống rốn cùng các vết thương hở của bé.
– Làm sạch da của bé với sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH cân bằng, phù hợp với sinh lý của da.
5. Cách quấn tã, đội mũ cho trẻ sơ sinh
Nhiều người cho rằng khi thay tã cho trẻ sơ sinh, việc quấn tã chặt sẽ giúp trẻ không bị giật mình và ngủ ngon hơn, ít quấy khóc, Thế nhưng, đây thực chất là một hành động sai lầm bởi quấn tã chặt có nguy cơ làm ép khớp háng của trẻ. Chân trẻ khó duỗi thẳng và hướng ra trước, từ đó làm cho chân của trẻ bị lệch, chưa kể còn bị bí bách, khó chịu,….
Bên cạnh đó, nhiều mẹ cũng sợ lạnh nên đội mũ bất kể ngày đêm dù nóng hay lạnh. Tuy nhiên đây lại là thói quen không tốt. vì trẻ chưa đầy tháng thường thoát nhiệt qua da đầu. Do đó, nếu thời tiết nóng thì ban đêm hoặc khi ra ngoài thì đội mũ cho trẻ che thóp. Còn khi ở trong nhà thì hãy để đầu bé được thông thoáng. Chưa kể, cơ thể của trẻ cũng chưa thể tự điều hòa thân nhiệt nên nếu cứ đội mũ kín thì sẽ khiến mồ hôi trẻ ra nhiều. Một số trường hợp còn làm tăng thân nhiệt và khiến cho trẻ dễ bị sốt cao.
6. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Cách chăm sóc em bé sau sinh tại nhà không thể thiếu việc đo nhiệt độ cho trẻ mỗi ngày. Bởi lúc này, sức khỏe của trẻ rất nhạy cảm nên hãy chuẩn bị một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể mỗi ngày khi thấy bé đột nhiên nóng lên hay chân tay lạnh đi. Đối với trẻ nhỏ thì nhiệt độ trung bình thường là từ 36,5 đến 37 độ C.
Nếu nhiệt độ của bé cao hơn 37,5 độ C thì nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng, bỏ bớt chăn và bé bú nhiều hơn. Còn trong trường hợp cao hơn 38 độ C thì có nghĩa là trẻ đã bị sốt. Lúc này, cha mẹ nên lau mát và nếu không hạ sốt thì hãy đưa trẻ đến khám ngay tại các cơ sở y tế.
Một điều cũng cực kỳ đặc biệt khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mà các bạn cần nhớ là cơ thể trẻ cực kỳ yếu ớt, sức đề kháng cũng kém nên không được để người khác ôm, hôn vào miệng trẻ. Việc này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và các loại vi trùng có thể gây hại đến sức khỏe bé.
Hướng dẫn chăm sóc em bé sau sinh từ 2 – 6 tháng tuổi
Sau khi qua 1 tháng tuổi thì các nguy cơ gây hại cho trẻ sẽ giảm đi rất nhiều. Bên cạnh đó, từ tháng thứ hai trở đi thì cách chăm sóc em bé sau sinh cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Các mẹ có thể học hỏi theo những hướng dẫn dưới đây:
1. Dỗ bé ngủ
Dỗ con ngủ mà không cần bế bé trên tay là điều mà các mẹ cần phải học đầu tiên. Mặc dù việc bế bé trong lòng và đung đưa con ngủ sẽ giúp bé gần gũi bố mẹ, nhưng nó cũng khiến con bị phụ thuộc và không tự lập được. Thay vào đó, hãy cho trẻ bú vừa đủ rồi để ngủ một mình trong nôi. Trẻ sẽ phải tự mình vỗ giấc ngủ chứ không ỷ lại hay làm nũng.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng khuyến khích trẻ vận động bằng cách nghe nhạc, trò chuyện cùng con hoặc xoa chân để bé không ngủ ngày nhiều, hạn chế trường hợp thức đêm không ngủ được. Ngoài ra, các bạn cũng có thể cho trẻ ngủ những giấc ngủ ngắn để lấy lại sức trong ngày.
2. Cách cho bé ăn dặm và thực đơn dinh dưỡng
Đối với nhiều trẻ em việc làm, món ăn dặm thường là các món hỗn hợp protein bao gồm: thịt, cá, trứng, tôm,… rau củ và cháo xay nhuyễn được nêm nếm vừa miệng. Việc trộn lẫn hoặc xay nhuyễn các loại thức ăn có thể sẽ giúp cung cấp các loại dưỡng chất cho trẻ trong một lần ăn nhưng lại khiến trẻ không thể cảm nhận được hương vị thực phẩm khác nhau. Các mẹ cũng không thể biết được trẻ sẽ thực sự thích loại thực phẩm nào trong số các món ăn đó.
Vậy nên, hãy cho con ăn thử từng loại thực phẩm riêng biệt, không nên nêm nếm gia vị. Sau đó hãy để trẻ tự bày tỏ phản ứng của mình với từng loại thức ăn. Từ cơ sở này, các mẹ có thể dễ dàng thiết kế thực đơn cho bé ăn dặm riêng biệt để đảm bảo dù món ăn không cần nêm nếm nhiều nhưng con vẫn cảm thấy ngon miệng. Ngoài việc tập ăn thức ăn, các mẹ hãy chú ý tập cho bé kỹ năng nhai thức ăn. Đây là một kỹ năng quan trọng giúp bé biết ăn thức ăn thô và hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong các bữa ăn
Nhiều mẹ thường có thói quen ép con ăn đúng giờ, đúng bữa và đủ phần để con không bị suy dinh dưỡng. Cách này thật sự không tốt nên các mẹ hãy thay đổi bằng việc dựa vào nhu cầu ăn của bé. Phương pháp này sẽ giúp bé luôn ăn trong tâm thế thoải mái để giúp hấp thu tối đa dưỡng chất trong thức ăn. Khi trẻ không chịu ăn thì họ cũng sẽ không ép con phải ăn hết suất.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần lưu ý là không nên cho con vừa ăn vừa uống, hãy để trẻ uống nước sau khi ăn xong. Bởi khi ăn, dạ dày sẽ tiết ra dịch vụ chứa enzyme phân giải thức ăn thành chất bổ. Nước trắng sẽ làm loãng dịch vị khiến thức ăn không được phân giải hết, quá trình tiêu hóa cũng không được tối ưu.
4. Trẻ sơ sinh cũng cần được vận động thoải mái
Kể cả khi con khỏe mạnh, nhiều bà mẹ thường để bé được bao bọc kỹ lưỡng bằng khăn, vải trên giường và không có ai bên cạnh. Họ nghĩ cách này là an toàn nhưng vô tình lại khiến con bị bí bách và lười vận động. Hãy chỉ cần cho con đủ ấm và được nằm trong phạm vi cho phép để mọi hoạt động quơ tay, đạp chân của con được diễn ra tự do. Thói quen này sẽ giúp cho trẻ sơ sinh vận động nhiều hơn, máu huyết lưu thông tốt và giúp trẻ phát triển cơ xương, tiêu hóa thức ăn hiệu quả.
Cách chăm sóc trẻ sinh non giúp bé mau tăng cân
1. Sử dụng nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ
Đối với trẻ sinh non thì sữa mẹ chính là dưỡng chất tốt nhất để giúp cho bé khôi phục lại thể trạng còn yếu sau khi sinh. Nếu bé vẫn chưa thể bú được, mẹ hãy chăm sóc bằng cách truyền dinh dưỡng vào tĩnh mạch. Ngoài ra, trẻ sinh non cũng cần thêm chất sắt. Sử dụng sữa mẹ trong 4 tháng đầu là đủ để đáp ứng lượng sắt còn thiếu trong cơ thể trẻ.
2. Để trẻ sinh non ngủ nhiều
Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh bị thiếu tháng. Để chăm sóc cho trẻ khi ngủ, các bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
– Cho bé nằm ngửa khi ngủ, không được úp sấp.
– Để bé nằm trên nệm cứng, không cần gối đầu.
– Trẻ sinh non thường ngủ nhiều hơn nhưng thời gian lại rất ngắn. Vậy nên bạn cần thường xuyên để chăm cho bé ngủ.
3. Bổ sung vitamin và chất sắt cho cơ thể của trẻ
Thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ đã bao gồm đủ vitamin D cùng các khoáng chất cần thiết. Hệ hô hấp và tiêu hóa của trẻ cũng thường yếu hơn so với trẻ sơ sinh bình thường nên khi cho bé, mẹ cần chia nhỏ số lần ra từ 8 – 12 lần mỗi ngày. Nếu muốn bổ sung chất sắt cho trẻ thì mẹ không được sử dụng chung với sữa khi cho bé bú.
4. Lưu ý đến lượng sữa khi cho trẻ bú
Nhiều mẹ thường nghĩ rằng, bé uống sữa càng nhiều sẽ giúp phát triển tốt nhưng đây lại là một sai lầm. Hãy nhớ rằng liều lượng sữa và khung giờ để uống rất quan trọng, nhất là với trẻ sinh non. Bạn nên cho bé bú mỗi lần cách nhau từ 1h30 phút – 2 tiếng và lượng sữa chỉ được bằng 1 / 3 lượng sữa khi trên hướng dẫn sử dụng. Mỗi tháng, các bạn hãy tăng khẩu phần ăn lên từ từ và tập cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi.
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ bệnh viện về nhà
Chăm sóc em bé sau sinh chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Vậy nên, nếu bạn đang từ vừa bệnh viện trở về nhà và bắt đầu cho con bú sẽ gặp khá nhiều rắc rối. Do đó, điều quan trọng là các bạn phải nắm được các kỹ năng như: kiên nhẫn và dành sự yêu thương cho trẻ, cho bé tắm, cho ăn, cho bé ngủ, tập cho trẻ nằm sấp, làm dịu trẻ khi chúng khóc, nhờ sự giúp đỡ của người thân có kinh nghiệm, tương tác với con của bạn, trang bị ghế an toàn cho bé khi trên xe,….
Một số câu hỏi thường gặp về cách chăm sóc em bé sau sinh tại nhà
1. Có nên bôi kem dưỡng ẩm cho em bé sau sinh không?
Có, nhưng hãy chọn sản phẩm dành riêng cho vùng da nhạy cảm và mỏng manh của trẻ để không xảy ra tình trạng kích ứng trên da.
2. Tắm cho em bé sơ sinh bao nhiêu lần 1 tuần là tốt nhất?
Nên tắm cho trẻ sơ sinh 3 ngày / tuần và không nhất thiết phải tắm mỗi ngày để tránh làm khô da bé.
3. Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh không?
Không, bởi than khi được đốt lên sẽ tạo ra khí CO và CO2 có thể gây ngộ độc cho cả mẹ và bé. Khí độc có thể khiến cho bé ngạt thở hoặc nặng hơn là gây tử vong, nhẹ cũng gây những ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp, gây viêm phổi cho cả mẹ lẫn bé.
4. Làm thế nào để dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm?
Ban ngày, khi bé còn thức:
– Thường xuyên chơi với bé.
– Nói chuyện và hát cho con nghe khi con bú các cữ ban ngày,
– Đảm bảo phòng có nhiều ánh sáng.
– Không cần cắt đứt mọi tiếng ồn ban ngày như tiếng radio, tivi, máy giặt,….
– Nếu bé đang bú mà ngủ thì mẹ có thể nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.
Ban đêm:
– Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm.
– Giữ phòng tối và yên tĩnh, không nói chuyện với bé nhiều/
– Cần dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ say khi bé được hai tuần tuổi, đừng để quá muộn.
Bé khỏe, mẹ yên tâm với dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh tại Happy Mum Care
Có thể thấy, việc chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ gây ra nhiều bỡ ngỡ đối với nhiều gia đình lần đầu đón con đầu lòng. Tuy nhiên, cha mẹ và người thân hãy cố gắng học cách chăm sóc bé đúng cách bởi sự chăm sóc những ngày đầu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này.
Nếu các mẹ vẫn chưa an tâm thì có thể sử dụng dịch vụ chăm sóc em bé sau sinh tại Happy Mum Care. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, em bé của bạn sẽ được chúng tôi chăm sóc một cách cẩn thận để phát triển một cách toàn diện nhất. Vui lòng tham khảo các gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu và em bé sơ sinh, sau đó liên hệ với đội ngũ chuyên viên hỗ trợ của Happy Mum Care chúng tôi qua số Hotline: 0975 841 538 để được tư vấn thông tin chi tiết, báo giá và cung cấp dịch vụ nhanh nhất. Xin cảm ơn!
Hi vọng với những thông tin vừa được Happy Mum Care chia sẻ trên đây, các bậc làm cha làm mẹ có thể tiếp thu cho mình những kinh nghiệm quý giá để chăm sóc trẻ sơ sinh được khỏe mạnh, bình an nhất. Đặc biệt là với những người lần đầu làm cha mẹ thì cần phải học nhiều hơn bởi chỉ cần sự lúng túng, thiếu kiến thức cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến con của mình.