Blog

Cách nắn chân cho trẻ bị vòng kiềng và 9 lưu ý quan trọng

Chân vòng kiềng là một dị tật thường gặp ở trẻ nhỏ mà nếu như không phát hiện sớm sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt. Hơn hết là khi lớn lên, con bạn có thể sẽ bị tự ti với khuyết điểm này. Vậy nên, khi phát hiện con bị chân vòng kiềng, nhiều phụ huynh đã nắn chân từ từ sớm. Vậy thì có nên nắn chân cho trẻ không và cách nắn chân vòng kiềng như thế nào là đúng? Hay cùng chúng tôi tìm hiểu về nội dung này cùng với những lưu ý quan trọng khi nắn chân trong nội dung dưới đây nhé.

Cách nắn chân cho bé chân vòng kiềng

Làm thế nào để biết trẻ bị chân vòng kiềng?

Khi bé còn nhỏ, cha mẹ nên chú ý quan sát để xem tình trạng chân có nằm trong giới hạn bình thường hay không. Có một số dấu hiệu để bạn có thể nhận biết, ví dụ như nếu trẻ đứng với tư thế các ngón chân hướng về phía trước, mắt cá nhân chạm vào nhau mà lại có khoảng cách giữa hai đầu gối thì có thể chân của bé đã bị vòng kiềng. Còn nếu như hai đầu gối của trẻ chạm vào nhau nhưng mắt cá chân lại không chạm vào nhau được thì có nghĩa là chân của bé đã bị khuỳnh. Thông thường, tình trạng này sẽ trở nên rõ nhất trong khoảng từ 3 – 6 tuổi.

Bên cạnh đó, cũng có một cách đơn giản khác để cha mẹ phát hiện bé có bị chân vòng kiềng hay không đó là cho trẻ nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân và để cho 2 mắt cá chân chạm nhau. Sau đó, thực hiện đo khoảng cách giữa hai đầu gối, nếu như khoảng cách này lớn hơn 10 cm thì tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được các bác sĩ khám chính xác hơn và có phương pháp điều trị kịp thời.

Có nên nắn chân cho trẻ sơ sinh không?

1. Tại sao chân trẻ sơ sinh bị cong?

Chắc hẳn, khi thấy con mình mới sinh đã bị chân vòng kiềng sẽ cảm thấy khá lo lắng. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh việc có đôi chân cong là điều bình thường vì ngay từ khi còn đang ở trong bụng mẹ, bé đã luôn nằm với tư thế cong gập chân. Vậy nên, sau khi ra đời bé cũng sẽ có hình dáng chân như vậy.

Khi bé lớn lần, khoảng 1 tuổi thì xương khớp sẽ tự điều chỉnh để chân của con được thẳng lại. Nếu như tre 2 – 3 tuổi mà đầu gối vẫn còn hơi cong thì ba mẹ cũng không cần quá lo lắng vì điều này vẫn được xem là bình thường. Tuy nhiên, khi trẻ đã từ 5 tuổi trở đi mà chân vẫn cong thì có thể là do các nguyên nhân sau đây:

– Do di truyền: Cha mẹ bị chân vòng kiềng bẩm sinh nên đứa con sinh ra cũng bị chân vòng kiềng.

– Trẻ bị thiếu dinh dưỡng: Nếu như trẻ em không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là vitamin D và canxi thì sẽ khiến cho hệ xương không được chắc khỏe, yếu dần đi và dẫn đến dị tật

– Trẻ bị thừa cân: Một nguyên nhân khác khiến cho chân của bé bị cong đó là vì trẻ bị thừa cân, béo phì và việc cân nặng quá lớn sẽ làm cho xương phải chịu một áp lực dẫn đến dị dạng.

– Thói quen sinh hoạt: Một số thói quen sinh hoạt không tốt cho trẻ như tập đi quá sớm, hay bế cắp nách,…. cũng dễ làm cho chân bé bị cong.

– Bệnh lý: Một số bệnh lý cũng có thể sẽ khiến cho trẻ bị chân vòng kiềng, ví dụ như  nhiễm trùng xương, bệnh Blount, có khối u,…

2. Có nên nắn chân cho trẻ bị vòng kiềng không?

Có lẽ nhiều phụ huynh khi thấy chân con bị vòng kiềng đều thắc mắc có nên nắn bóp chân cho trẻ sơ sinh không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, việc thực hiện nắn chân cho bé như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất không phải là điều đơn giản. Bởi vì nếu như nắn chân quá nhiều, khiến cho nó trở nên quá đà thì hậu quả mà ba mẹ để lại đó là khiến cho trẻ bị viêm cơ, trật xương và dẫn đến bầm tím. Bởi vì lúc này, xương của con còn đang quá nhiều, mà việc sử dụng lực quá lớn để tác động vào chân con sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển xương khớp.

Chính vì thế, ba mẹ nên biết rằng việc nắn chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh là điều không cần thiết. Bởi vì qua thời gian, hầu hết chân bé sẽ tự điều chỉnh để thẳng lại. Việc can thiệp lực quá lớn khi xương con còn yếu sẽ khiến cho hệ xương khớp phát triển không bình thường. Vậy nên, các bậc phụ huynh chỉ nên thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng cho trẻ.

Còn nếu như trẻ lớn hơn, cụ thể là từ 4 – 5 tuổi trở nên thì có thể thực hiện việc nắn chân, giúp cho chân bé trở nên thẳng hơn. Nhưng tốt hơn hết, cha mẹ nên đưa con đến khoa vật lý trị liệu tại bệnh viện để được các bác sĩ về xương khớp hướng dẫn cách nắn chân đúng nhất.

Hướng dẫn cách nắn chân cho trẻ bị vòng kiềng

1. Cách nắn chân thẳng cho bé

Đối với trẻ sơ sinh, việc massage nhẹ nhàng sẽ giúp bé cảm thấy thư giãn, đồng thời các động tác này còn vô cùng hiệu quả trong việc lưu thông khí huyết, tăng lượng máy đi đến chân và kích thích trẻ ăn ngủ tốt hơn.

Trước khi tiến hành massage cho bé, mẹ nên lựa chọn phòng yên tĩnh ở nhiệt độ 27 – 28 độ C, cho trẻ ở trần hoắc mặt mỗi bỉm. Bên cạnh đó, hãy vệ sinh tay sạch sẽ và cắt gọn móng tay để tránh làm da bé bị tổn thương. Đồng thời, lại bỏ hết trang sức và nhẫn trên tay để không làm xước da của con.

Cách thực hiện các động tác massage như sau:

– Đầu tiên, đặt bé nằm thẳng, dùng tay để xoa bóp nhẹ nhàng từ trên xuống dưới giúp cho khí huyết được lưu thông đều hơn/

– Tiếp đến, xoa nhẹ nhàng cẳng chân và đầu gối cho bé.

– Cuối cùng, thực hiện nắn bóp nhẹ nhàng chân và xoa lòng bàn chân.

Khi thực hiện động tác massage, mẹ cũng nên biết một số lưu ý sau:

– Chú ý vào các phản ứng của trẻ đề điều chỉnh lực massage sao cho phù hợp. Nếu như thấy con khó chịu thì mẹ hãy thực hiện động tác nhẹ nhàng hơn.

– Không nên massage quá 10 phút để tránh các cơ của bé bị nhão và gây tổn thương đến phần mềm.

– Nên thực hiện massage bằng tay, không nên dùng tinh dầu vì da bé rất nhạy cảm.

– Thực hiện các động tác massage này đều đặn mỗi ngày.

2. Các bài tập khắc phục chân vòng kiềng ở trẻ

Có một số bài tập mà mẹ có thể thực hiện cho trẻ nhằm khắc phục chân vòng kiềng như:

Bài tập 1: Đạp xe nằm

Bài tập đạp xe bằm sẽ giúp cho chân của bé được kéo giãn thẳng. Không những thế, động tác này còn hiệu quả trong việc ngăn ngừa tình trạng táo bón. Cách thực hiện bài tập này như sau:

– Cho trẻ nằm ngửa trên chăn mỏng hoặc trên thảm.

– Dùng tay để nắm lấy phần đầu gối của bé và di chuyển hướng về bụng.

– Đưa chân trái của bé lên thì đồng thời cũng kéo chân phải thẳng ra, thực hiện động tác này giống như đang đạp xe.

– Đổi chân liên lục cho bài tập này trong khoảng 1 phút, sau đó ngủ 1 phút. Hãy thực hiện với tần suất khoảng 3 – 4 lần.

Bài tập 2: Co duỗi chân

Bài tập co duỗi chân sẽ giúp cho xương chậu của bé phát triển tốt hơn và đồng thời cũng giảm triệu chứng táo bón. Các thực hiện bài tập này như sau:

– Trước tiên, hãy để trẻ ở tư thế nằm ngửa.

– Tiếp đến, mẹ dùng hai tay để nắm lấy hai bắp chân của trẻ rồi đẩy ngược hai chân về phía bụng, ấn nhẹ sau đó kéo cả hai chân của bé duỗi ra.

– Mẹ hãy thực hiện động tác này từ 15 – 20 lần cho bé.

Bài tập 3: Quay chân tròn

Động tác quay chân tròn sẽ giúp cho phần cơ đùi của bé được phát triển và giúp xương chân thêm dài ra. Các thực hiện bài tập này như sau:

– Trước tiên, mẹ hãy để trẻ ở tư thế nằm ngửa.

– Tiếp đến, nắm lấy cổ chân của trẻ và từ từ di chuyển sang hai bên theo hướng xuống dưới.

– Thực hiện động tác này cho bé liên tục trong khoảng từ 5 – 10 phút.

Bài tập 4: Mở rộng hông

Bài tập mở rộng hông sẽ có hiệu quả trong việc giúp trẻ phát triển cơ đùi và kích thích sự đàn hồi của cơ chân. Các bước để thực hiện bài tập này như sau:

– Trước tiên, mẹ hãy để trẻ ở tư thế nằm ngửa.

– Tiếp đến, nắm lấy hai chân của bé và đẩy ngược lên phía đầu, để cho hai lòng bàn chân chạm vào nhau.

– Thực hiện động tác này cho bé liên tục từ 15 – 20 lần.

Bài tập 5: Ngồi xổm

Động tác ngồi xổm sẽ giúp cho bé trở nên cứng cáp hơn, tăng cường sự săn chắc của xương và hông. Các bước để thực hiện bài tập này như sau:

– Đầu tiên, mẹ hãy giữ hai tay ở hai bên nách của trẻ.

– Tiếp đến, cho chân trẻ chạm xuống sàn và đẩy người lên.

– Sau đó, cho bé ngồi xuống rồi đứng lên nhẹ nhàng. Hãy thực hiện bài tập này trong khoảng từ 5 – 10 phút.

Một số lưu ý chữa chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh

1. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng chính là nhu cầu thiết yếu giúp cho trẻ nhỏ được phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện. Đặc biệt là khi chân trẻ sơ sinh bị cong thì cần phải được cung cấp đầy đủ bộ ba dưỡng chất đó là:

– Canxi: Khi trẻ thiếu canxi sẽ gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, làm con quấy khóc, chậm phát triển chiều cao. Có thể nói, đây là thành phần quan trọng cấu tạo nên xương, vì vậy việc bổ sung canxi sẽ giúp cho hệ xương của trẻ trở nên khỏe mạnh, hạn chế được những dị tật chân vòng kiềng. Bên cạnh việc bổ sung canxi từ thực phẩm, mẹ cũng nên chú ý đến việc nên bổ sung canxi nano cho trẻ. Loại canxi này có kích thước siêu nhỏ với  khả năng hấp thu lên đến 200 lần so với canxi thường.

– Vitamin D3: Loại dinh dưỡng này được biết đến với tác dụng tăng khả năng hấp thu canxi từ thành ruột vào máu. Khi trẻ được cung cấp đầy đủ vitamin D3 sẽ tránh được những tình trạng như bị còi xương, suy dinh dưỡng và hạn chế chân vòng kiềng.

– MK7: Khi dưỡng chất này được kết hợp cùng với vitamin D sẽ có tác dụng đưa canxi từ máu vào tận trong mô xương, giúp cho canxi trong xương được gắn chặn. Nhờ đó mà xương của con sẽ trở nên chắc khỏe, dẻo dai và rất hiệu quả trong việc khắc phục chân vòng kiềng.

2. Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu

Sữa mẹ được biết đến nguồn dinh dưỡng cần thiết khi chứa nhiều loại vitamin quan trọng và rất tốt cho sự phát triển hệ xương của trẻ. Chính vì thế, để xương trẻ được phát triển tốt nhất thì các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyên rằng nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Bên cạnh đó, trong sữa mẹ còn chứa vitamin D sẽ giúp con hạn chế được tình trạng còi xương – đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ.

Còn khi trẻ đã đến tuổi ăn dặm thì bên cạnh việc cung cấp nguồn sữa mẹ thì gia đình cũng hãy cố gắng bổ sung dưỡng chất từ các loại thực phẩm khác có chứa đủ lượng canxi và vitamin D.

3. Cho trẻ ngủ sớm và đủ giấc

Ngủ sớm và ngủ đủ giấc sẽ tạo ra tác động rất tốt trong việc giúp cho hệ xương của bé được phát triển khỏe mạnh. Trẻ càng nhỏ tuổi thì càng nên được ngủ nhiều. Cụ thể, đối với trẻ từ 4- 12 tháng thì nên được ngủ từ 12-16 giờ mỗi ngày. Đối với trẻ từ 1 -2 tuổi thì nên được ngủ từ 11- 14 giờ mỗi ngày. Còn với trẻ từ 3-5 tuổi thì nên được ngủ từ 9-12 giờ mỗi ngày.

4. Tắm nắng buổi sớm

Có một cách khác giúp bé hấp thu được nhiều vitamin đó chính là cho bé tắm nắng vào buổi sáng sớm. Mỗi ngày, mẹ có thể cho bé tắm nắng từ 20 – 30 phút vào sáng sớm. Đây còn là một cách giúp trẻ tăng cường sức đề kháng vô cùng hiệu quả.

5. Kiểm soát cân nặng

Một điều khác mà ba mẹ cũng nên lưu ý đó là hãy kiểm soát cân nặng cho con mình. Việc trẻ thừa cân, béo phì chính là nguyên nhân khiến cho hệ xương phải chịu một tác động khá lớn từ trọng lực, lâu này sẽ làm cho xương bị biến dạng. Chính vì thế, mẹ nên tìm hiểu về cân nặng sao cho phù hợp với chiều cao và độ tuổi của bé.

6. Tránh để bé ngồi các tư thế dễ gây cong chân

Xương của trẻ nhỏ rất dễ chịu những ảnh hưởng do chưa được chắc chắn, vẫn còn khá yếu và mềm. Chính vì thế, ba mẹ nên hạn chế để bé ngồi xổm, ngồi dạng hai bên như chơi trò cưỡi ngựa, ngồi kiểu chữ W,…. Bởi vì đây đều là những tư thế gây tác động không tốt lên hệ xương của trẻ, khiến cho chân con bị cong khi lớn lên.

7. Không cho trẻ tập đi quá sớm

Ba mẹ hãy để bé tự tập đi một cách tự nhiên, không nên bắt trẻ tập đi quá sớm. bởi vì nếu như hệ xương của trẻ còn yếu, chưa phát triển toàn diện mà đã tập đi thì sẽ gây nên các dị tật. Chỉ khi từ 9 tháng trở đi, mẹ mới nên nâng nách để tập cho con mình đi từng bước một.

8. Tập dáng đi cho trẻ

Dáng đi cũng có ảnh hưởng đến xương chân của trẻ. Chính vì thế, mẹ hãy tập cho con mình dáng đi đúng để cải thiện tình trạng chân vòng kiềng.

9. Cho trẻ đi khám bác sĩ

Trong trường hợp phát hiện tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ, phụ huynh nên đưa con đi khám. Điều này sẽ giúp ba mẹ tìm ra được nguyên nhân, đồng thời là được các bác sĩ thăm khám, tư vấn để có cách điều trị phù hợp.

Trên đây là những chia sẻ của Happy Mum Care giúp các mẹ biết cách nắn chân cho trẻ. Đây là tình trạng thường gặp và ba mẹ hoàn toàn có thể khắc phục được cho con ngay từ khi bé còn nhỏ bằng những bài tập cơ bản và chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng chân vòng kiềng của con, các mẹ có thể tham khảo dịch vụ chăm sóc em bé sau sinh tại nhà của Happy Mum Care. Khi sử dụng dịch vụ này, bé sẽ nhận được chế độ chăm sóc tốt nhất, được các chuyên viên thực hiện massage đúng cách, hiệu quả, giúp bé được thư giãn và hỗ trợ hệ xương phát triển tốt nhất.

phuongtran

Recent Posts

Bật mí cách gọi sữa về nhanh chóng, mẹ sau sinh áp dụng ngay thôi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vàng rất tốt cho em bé. Việc nuôi con…

5 months ago

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính cực dễ dàng

Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày cần thay tã rất nhiều lần. Điều đó…

6 months ago

Bật mí cách massage cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Mang thai là một niềm hạnh phúc vô vàn của bất kỳ người mẹ nào…

6 months ago

Cách giảm mỡ bụng sau sinh giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng

Làm cách nào để giảm mỡ bụng sau sinh và lấy lại vòng eo thon…

6 months ago

Bà bầu kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai

Chế độ ăn uống của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình…

6 months ago

Bà bầu nên ăn gì? Các thực phẩm cho bà bầu tốt nhất

Việc ăn uống trong giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng bởi đây chính…

6 months ago