Blog

Hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn

Trong cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh, chắc hẳn không thể thiếu cách rửa mũi cho bé. Đây là một việc làm cần thiết để loại bỏ chất nhầy và đờm trong khoang thở, giúp trẻ tránh tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi và dễ thở hơn. Nhưng nếu như bạn không rửa mũi đúng cách sẽ gây ra tác dụng ngược, khiến con bị sặc và tổn thương cho viêm mạc mũi. Chính vì thế, để chăm sóc con tốt nhất thì bạn cần phải biết cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn.

Khi nào cần rửa mũi cho trẻ sơ sinh?

Khi không khí đi vào đường thở, mũi sẽ tự động tiết ra dịch để làm ẩm. Nhưng khi bị nhiễm virus, vi khuẩn thì dịch mũi của con sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường. Thế nên, bạn hãy thực hiện vệ sinh mũi khi con có các dấu hiệu như mũi, sổ mũi, thở khò khè, bé có tình trạng tắc mũi, chất nhầy trở nên đặc và không thể tự chảy ra ngoài. Hoặc là khi con khó thở vì có nhiều đờm và chất nhầy trong khoang mũi. Trong những trường hợp này, việc rửa mũi sẽ giúp cho con cảm thấy dễ chịu hơn, việc hô hấp trở nên thuận tiện, từ đó ngăn tình trạng nhiễm khuẩn trong đường thở.

Hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, sạch sẽ

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh là việc nên làm nhưng bạn cần phải thực hiện đúng cách nếu không sẽ phản tác dụng. Vậy nên, những thông tin hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh sẽ là điều mà bạn cần phải biết.

1. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Sự lựa chọn an toàn nhất để rửa mũi cho trẻ sơ sinh đến độ tuổi tập đi đó chính là sử dụng nước muối sinh lý. Các thực hiện cũng chỉ đơn giản như sau:

– Trước tiên, bạn hãy cho bé nằm trên giường và nghiêng sang một bên. Hãy kê đầu bé bằng một chiếc khăn mỏng nhưng không nên cao quá vì như vậy sẽ khiến cho nước muối bị chảy ngược ra ngoài. Đồng thời, hãy dùng một chiếc khăn để lót ở cổ bé.

– Từ tử nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý, sau đó chờ vài phút để chất nhầy loãng ra.

– Dùng tăm bông để thấm hút chất dịch bên trong mũi.

– Nếu bạn thấy trong mũi bé vẫn còn chất dịch thì tiếp tục nhỏ và thực hiện như vậy cho đến khi mũi con được thông thoáng. Lưu ý rằng nên thực hiện thật nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến niêm mạc mũi.

– Cuối cùng, dùng khăn mềm để lau lỗ mũi bên ngoài của con.

Nước muối sinh lý là dung dịch được sử dụng khá phổ biến khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng mà nhỏ mũi cho quá mức bởi vì như vậy sẽ làm mất đi lớp dịch tự nhiên do mũi tiết ra để bảo vệ viêm mạc. Điều đó sẽ khiến cho mũi con dễ bị khô rát, kích ứng và viêm nhiễm.

2. Cách rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch vệ sinh đường mũi

Bạn cũng có thể sử dụng ống cao su xịt mũi hoặc máy hút mũi để loại bỏ chất nhầy ra khoi mũi của con. Trong đó, dung dịch isotonic là sự lựa chọn phù hợp cho những em bé từ 3 – 6 tháng tuổi vì nói khá dịu nhẹ. Còn với những bé lớn hơn, bạn có thể chuyển sang dùng dung dịch vệ sinh có chứa hypertonic. Hầu hết các loại nước rửa mũi này bạn đều có thể dễ dàng mua ở quầy thuốc, sau đó thực hiện vệ sinh mũi cho con tương tự như cách vệ sinh bằng nước muối.

3. Vệ sinh mũi cho trẻ bằng cách hút đờm dãi ở miệng và họng

Trong một vài trường hợp như khi chất nhầy trong mũi bé không lấy ra được bằng máy hoặc ống xy-lanh, khi tiếng thở của con có âm thanh bất thường, cần nhiều khí oxy hơn thì các nhân viên ý tế hoặc bác sĩ có thể thực hiện phương pháp hút đờm dãi ở miệng và họng. Các thực hiện như sau:

– Bác sĩ sẽ cho dung dịch nước muối rửa mũi vào lý, dùng ống có kết nối với thiết bị để hút dung dịch đó vào ông.

– Từ từ luồn ống này vào một bên mũi của bé cho đến khi chạm vào phần sau của cổ họng.

– Bật công tắc thiết bị để nước muối trong ống chảy ra và làm loãng đờm dãi. Sau đó lại hút đờm dãi này vào ống.

– Cuối cùng là rút ống này ra ngoài. Phương pháp sẽ được thực hiện cho đến khi bé thở dễ dàng hơn.

4. Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp xông hơi

Để rửa mũi cho bé bằng phương pháp xông hơi, trước tiên bạn hãy mở vòi nước nóng trong vòng vài phút, cho đến khi phòng có nhiều hơi nước. Trong đó, bạn hãy ngồi cùng trong phòng này một khoảng thời gian. Đây là cách đơn giản để trẻ sơ sinh cải thiện hiệu quả trình trạng thở khò khè. Ngoài ra, bạn cũng nên cho bé uống nhiều nước hơn và sử dụng máy xông hơi, giúp dịch nhầy trở nên loãng và nhanh chóng bị loại bỏ ra ngoài.

5. Kê đầu cao hoặc sử dụng máy phun sương

Nếu như thấy con có tình trạng khó thở, bạn hãy để con nằm gối đầu cao hơn một chút. Ngoài ra, nên dùng máy phun sương để không khí môi trường xung quanh không quá khô, làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.

6. Dùng bóng hút vệ sinh mũi cho bé

Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh cuối cùng chúng tôi muốn hướng dẫn đến bạn đó chính là dùng ống hút. Đây cũng là một phương pháp được nhiều bà mẹ sử dụng với các bước đơn giản như sau:

– Trước tiên, cho con nằm ngửa, cho 2 – 6 giọt nước muối sinh lý vào một bên lỗ mũi và chờ một lát.

– Bóp xẹp quả bóng để không khí được đẩy ra ngoài, sau đó nhẹ nhàng đặt đầu hút của bóng vào mũi bé.

– Thả tay để dịch nhầy được hút vào bên trong quả bóng.

– Lấy vòi hút ra khỏi mũi con, rồi bóp quả bóng để dung dịch bên trong bị đẩy ra ngoài mẫu khăn giấy.

– Tiếp tục lặp lại cho đến khi hút ra chỉ còn thấy nước rồi lại chuyển sang mũi còn lại còn bé.

Lưu ý rằng trước khi thực hiện, tay của bạn và dụng cụ cần phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh mũi con bị nhiễm khuẩn.

Một số lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

1. Tần suất rửa mũi cho bé

Việc vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết, tuy nhiên bạn cũng không nên thực hiện quá thường xuyên. Tần suất cho việc này chỉ nên tối đa là 3 lần / ngày nếu con đang bị viêm nhiễm đường hô hấp. Còn nếu như bé hoàn toàn bình thường thì chỉ nên rửa mũi từ 2 – 3 lần / tuần.

2. Chọn đúng thời điểm vệ sinh mũi cho trẻ

Tìm hiểu về thời điểm để thực hiện cách làm sạch mũi cho bé cũng khá quan trọng. Theo đó, thời điểm thích hợp nhất để làm điều này đó là trước khi cho trẻ ăn và trước khi cho trẻ đi ngủ. Lưu ý rằng tuyệt đối bạn không được rửa mũi ngay khi con mới ăn no bởi vì như vậy rất dễ gây nôn trớ. Ngoài ra, cũng không vệ sinh mũi khi con đang ngủ vì sẽ dễ khiến cho nước muối bị ứ đọng rồi chảy đến các cơ quan khác.

3. Lựa chọn dung dịch rửa mũi an toàn

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều dung dịch được quảng cáo là để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh, gây ra khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm. Thế nên, cách tốt nhất là bạn hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kê đơn loại dung dịch phù hợp.

4. Chọn dụng cụ rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Các dụng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng là sản phẩm hỗ trợ lấy chất nhầy trong mũi của bé một cách sạch sẽ nhất, đồng thời cũng đảm bảo an toàn vệ sinh. Vậy nên, bạn nên sử dụng chúng thay vì tự hút mũi cho trẻ bằng miệng.

5. Đảm bảo an toàn vệ sinh

Trước khi thực hiện vệ sinh mũi cho con, bạn cần phải đảm bảo tay của mình cũng như các dụng cụ hỗ hỗ trợ đã được rửa sạch và khử trùng. Đồng thời, sau khi dùng xong nên rửa chúng lại một lần nữa và để ở nơi khô ráo, kín đáo tránh bụi bẩn bám vào.

Trên đây là những chia sẻ của Happy Mum Care về các cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách. Hi vọng rằng qua bài viết, bạn đã có thêm những thông tin bổ ích để con yêu luôn được chăm sóc tốt nhất, có lợi cho sự phát triển của trẻ.

phuongtran

Recent Posts

Bật mí cách gọi sữa về nhanh chóng, mẹ sau sinh áp dụng ngay thôi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vàng rất tốt cho em bé. Việc nuôi con…

5 months ago

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính cực dễ dàng

Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày cần thay tã rất nhiều lần. Điều đó…

6 months ago

Bật mí cách massage cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Mang thai là một niềm hạnh phúc vô vàn của bất kỳ người mẹ nào…

6 months ago

Cách giảm mỡ bụng sau sinh giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng

Làm cách nào để giảm mỡ bụng sau sinh và lấy lại vòng eo thon…

6 months ago

Bà bầu kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai

Chế độ ăn uống của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình…

6 months ago

Bà bầu nên ăn gì? Các thực phẩm cho bà bầu tốt nhất

Việc ăn uống trong giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng bởi đây chính…

6 months ago