Blog

Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và chuẩn nhất

Với bé, được tắm luôn là một điều cực kỳ tuyệt vời bởi bàn tay mẹ sẽ mơn man, vuốt ve nhẹ trên người bé. Bên cạnh đó, giọng nói du dương, nhẹ nhàng của mẹ cũng sẽ làm cho bé cảm giác an tâm và vui vẻ. Nhưng đối với những bậc làm cha, làm mẹ lần đầu thì việc tắm cho bé sơ sinh có thể là một thử thách không nhỏ. Nhất là khi tắm cho bé bằng xà phòng, cảm giác trơn trượt có thể khiến cho bạn trở nên căng thẳng tột độ. Hiểu được nỗi lòng này mà trong nội dung dưới đây,  Happy Mum Care sẽ hướng dẫn bạn cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả và an toàn nhất.

Tắm bé sơ sinh cần chuẩn bị những gì?

Trước khi bắt tay vào việc tắm bé sơ sinh tại nhà, việc đầu tiên các bạn cần làm đó chính là cần chuẩn bị những vật dụng dưới đây để quá trình tắm cho con được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn:

– Chuẩn bị quần áo, khăn, bao tay, tất chân, mũ, tã giấy, bông gòn và chai cồn 70 độ để vệ sinh rốn cho trẻ.

– Một thau tắm chứa nước ấm từ 36 – 37 độ C. Lưu ý là bạn sẽ dùng khuỷu tay để kiểm tra độ ấm của nước, tránh trường hợp tắm nước quá nóng gây nguy hiểm cho con.

– Các loại dầu gội, sữa tắm, dầu thoa, phấn rôm dành riêng cho trẻ sơ sinh.

– Phòng tắm kín gió, nhiệt độ phòng duy trì từ 29 – 30 độ C, đầy đủ ánh sáng. Không được bật điều hòa hay quạt khi đang tắm cho bé, vào mùa đông thì có thể sử dụng máy sưởi để làm ấm khi tắm cho bé.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh theo các bước an toàn

Để tắm bé sơ sinh tại nhà được an toàn và hiệu quả nhất, đầu tiên người tắm bé phải rửa tay sạch và pha nước đủ ấm (nhiệt độ khoảng 37 độ C). Sau đó tiến hành cho sữa tắm vào trong chậu nước ấm, có thể tắm cho bé bằng các loại nước lá nhưng tuyệt đối phải đảm bảo lá sạch bằng cách rửa và đun sôi để nguội. Tắm đúng cách cho trẻ sơ sinh cũng phải nhanh, thời gian tắm chỉ nên từ 4 – 5 phút, các bạn có thể tắm thả hoặc tắm từng phần cho trẻ theo từng bước dưới đây:

Bước 1: Cởi quần áo và tã lót của trẻ một cách nhẹ nhàng, đồng thời xoa nhẹ toàn thân cho trẻ. Tiếp đó vệ sinh rốn cho trẻ bằng cách sử dụng que xét nghiệm và cồn 70 độ để sát trùng toàn bộ phần chân và cuống rốn, từ trong ra ngoài và cho cả vùng da xung quanh. Lưu ý là không dùng cồn có nồng độ cao bởi sẽ làm cho bé bị rát hoặc bỏng da. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên lau đi lau lại chỉ một que mà nên dùng nhiều que để vệ sinh cho bé được hiệu quả hơn.

Bước 2: Ở bước này, các mẹ có thể tắm cho trẻ bằng hai cách, mỗi cách sẽ có phương thức thực hiện khác nhau.

– Tắm thả: khi tắm thả thì mẹ cần phải chuẩn bị hai chậu, một chậu để tắm và chậu còn lại tráng người cho trẻ. Khi tắm cho trẻ cần theo thứ tự từ lau cổ, hõm nách, lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng, tiếp tục xuống đến đùi, mông (đặc biệt chú ý đến các lằn đùi, mông) và cuối cùng là bàn chân. Sau đó, các bạn lại vệ sinh tiếp bộ phận sinh dục rồi lau xuống hậu môn rồi tráng lại người cho con bên chậu tráng. Khi trẻ tắm xong phải lau khô người cho bé một cách nhẹ nhàng, nếu rốn bị ướt thì các mẹ nhanh chóng làm khô bằng cồn 70 độ rồi cuối cùng mặc tã, quần áo ủ ấm cho con. Bước cuối cùng mới là gội đầu và lau vùng tai cho bé.

– Tắm từng phần: trường hợp bé đang yếu hay bị ốm, hoặc thời tiết trở lạnh thì các mẹ nên tắm từng phần cho bé. Đầu tiên, bạn cần lau mặt cho trẻ từ khóe mắt rồi vòng ra vành tai, cổ và hõm nách. Tiếp đến lau lòng bàn tay, phần ngực, bụng, lưng, sau đó đến đùi, mông và bàn chân. Sau đó tiến hành lau bộ phận sinh dục bằng gạc mềm rồi lau xuống phần hậu môn. Chú ý trong khi lau, không được làm ướt rốn đã làm sạch ở bước 1. Lau xong cho bé thì các bạn cần làm khô người, quấn tã, mặc lại quần áo, ủ ấm người. Cuối cùng khi ủ ấm xong thì mới đến công đoạn gội đầu.

Bước 3: đây là bước chăm sóc mắt cho bé bằng cách dùng gạc sạch thấm nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý. Đầu tiên, các mẹ nên lau mắt cho bé từ khóe mắt cho đến đuôi mắt, mỗi bên sử dụng một gạc khác nhau, tuyệt đối không dùng chung một gạc. Sau đó lau nhỏ nước muối sinh lỹ vào mắt và mũi cho bé. Nên thực hiện vệ sinh mắt hàng ngày để bé không gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn mắt.

Lưu ý cho các mẹ trong quá trình tắm cho trẻ sơ sinh cần chú ý đến rốn của con. Nếu thấy rốn bé bị sưng đỏ, chảy mủ hay chảy máu thì cần phải đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sau khi tắm

– Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh xong, bạn nên quấn bé vào trong khăn và thấm khô nhẹ nhàng từ đầu xuống chân bé, kể cả bộ phận sinh dục.

– Sử dụng tăm bông lau khô vành tai của bé.

– Nhỏ một giọt nước muối sinh lý vào trong mắt, mũi của bé. Nhỏ vào miếng rơ lưỡi và rơ lưỡi cho bé được sạch.

– Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào trong tăm bông và vệ sinh xung quanh cuống rốn.

– Thay tã cho trẻ sơ sinh cẩn thận, tránh trường hợp tã cọ sát vào rốn.

– Mặc quần áo lại cho bé, xoa chút dầu trầm vào hai bàn tay rồi tiếp tục chà lại vào người bé ở lồng ngực, lưng, lòng bàn tay và bàn chân.

– Mang bao tay, bao chân lại cho con. Sau đó ôm con vào lòng để ủ ấm cho bé.

Những câu hỏi thường gặp khi tắm cho trẻ sơ sinh

 1. Pha nước tắm cho trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là tốt nhất

Một trong những cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn là bạn cần phải căn chỉnh nước tắm sao cho phù hợp nhất. Sau khi pha nước, bạn phải luôn kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cùi chỏ hoặc mặt trong của cổ tay trước khi tắm cho bé sơ sinh tại nhà. Nước tắm cho trẻ sơ sinh nên duy trì khoảng 37 – 38 độ C.

Đầu tiên, bạn nên đỏ trước khoảng 5cm nước ấm vào trong chậu tắm. Sau đó lại tiếp tục đổ chầm chậm nước ấm lên trên cơ thể của bé trong suốt quá trình tắm để con không có cảm giác lạnh. Theo như nghiên cứu cho biết, mực nước trong chậu cao vừa khỏi tầm vai của bé sẽ có tác dụng giữ ấm và mang lại sự thoải mái tối đa nhất.

2. Khung giờ tắm cho trẻ sơ sinh

Tùy theo giờ giấc sinh hoạt mà mẹ có thể tắm cho trẻ vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Các bạn cũng có thể chọn tắm cho bé sau thời gian con được tắm nắng. Tuy nhiên, một vài chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng thời gian tốt nhất khi tắm cho trẻ sơ sinh là sau 9h30 buổi sáng và trước 4h30 buổi chiều (tùy theo mùa). Ngoài ra, các mẹ cũng có thể chọn tắm cuối ngày cho con. Thông thường sau khi tắm xong, trẻ thường đi ngủ như một cách để thư giãn cơ thể. Do đó, các mẹ có thể chọn tắm cho con trước giờ đi ngủ để giấc ngủ của bé được ngon giấc nhất.

3. Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không?

Không ai quy định việc có phải tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không, nhưng nếu tắm thường xuyên thì có thể dẫn đến tình trạng da bé bị khô. Vậy nên, trẻ sơ sinh không cần phải tắm mỗi ngày, chỉ cần khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn cũng cần phải vệ sinh tốt các khu vực như mặt, cổ, miệng, tay chân và bộ phận sinh dục.

Một số lưu ý khi tắm cho bé sơ sinh để bé không khóc

Để có thể tắm cho bé một cách hiệu quả và an toàn nhất, các bạn cần phải chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng trước khi bắt tay vào tắm. Đừng quên, tuyệt đối phải cẩn thận với nước nóng và đừng bao giờ rời mắt khỏi con của bạn khi đang tắm rửa. Một số lưu ý quan trọng khi tắm cho con mà các bạn cần ghi nhớ như sau:

– Không tắm quá lâu: tắm lâu không làm trẻ sạch hơn mà ngược lại, nó sẽ khiến cho da bé mau bị khô, bong tróc nhanh và ảnh hưởng đến sự tiết bã nhờn của trẻ. Cách tốt nhất là chỉ nên tắm cho bé trong khoảng 10 phút, còn với trẻ dưới 1 tháng tuổi thì nên tắm trong khoảng thời gian 5 phút.

– Nhiệt độ nước tắm phải phù hợp: việc dùng nước tắm quá nóng hay quá lạnh cũng đều ảnh hưởng tới làn da mong manh, nhạy cảm của con. Vì vậy mà mẹ cần lưu ý trong quá trình pha nước tắm và cần đảm bảo nước đủ độ ấm, khoảng từ 37 – 38 độ C là phù hợp nhất. Có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm cho bé được chính xác nhất.

– Không nên gội đầu cho trẻ trước tiên: đây là một thói quen không hề tốt khi tắm cho trẻ sơ sinh. Tốt nhất, bạn nên gội đầu cho trẻ sau khi đã vệ sinh mặt để não bộ có thể nhanh chóng tiếp nhận cũng như thích ứng với sự thay đổi của cơ thể. Ngoài ra, sau khi gội đầu thì các bạn phải lau khô ngay cho con, không được để nước chảy vào tai của trẻ.

– Không được để bé lạnh: thời gian đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài, con yêu vẫn còn non nớt nên mẹ cần chú ý cách chăm sóc em bé sơ sinh cẩn thận, đặc biệt là không được để con bị lạnh khi tắm. Nên chọn thời điểm tắm thích hợp cho con từ 8h đến 15h trong khoảng thời gian từ 5 – 7 phút, không được để con tắm lâu dù bé có thích thú như thế nào.

– Không nên kiêng tắm khi trẻ bị sốt: khi trẻ sơ sinh bị sốt, mẹ cần đưa con tới bệnh viện để được thăm khám cũng như điều trị kịp thời. Ngoài ra, nhiều mẹ cho rằng con bị sốt thì nên kiêng tắm nhưng thực tế, trẻ bị sốt sẽ ra nhiều mồ hôi. Nếu cha mẹ kiêng tắm cho con sẽ khiến bé có nguy cơ mắc thêm các bệnh về da cực kỳ nguy hiểm.

– Không nên vệ sinh bộ phận sinh dục quá kỹ: cha mẹ không nên chà mạnh vào bộ phận sinh dục của con. Đối với bé trai thì không nên dùng sức để cọ rửa đầu dương vật, còn bé gái thì không nên ngoáy sâu vào trong âm hộ.

– Không tắm ở nơi thoáng gió: vì khi tắm ở nơi gió lùa, trẻ sẽ dễ bị lạnh và cảm, kể cả khi có là mùa hè nóng bức.

– Không cho con bú ngay sau khi tắm: thay vào đó, hãy cho trẻ uống một chút nước ấm.

Trên đây là những chia sẻ của Happy Mum Care về cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất mà các mẹ nên tham khảo để áp dụng tắm cho con mình. Còn nếu bạn chưa có đủ tự tin cũng như kinh nghiệm, các bạn có thể sử dụng dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh để bé yêu phát triển khỏe mạnh, mẹ cũng yên tâm để tận hưởng khoảng thời gian hạnh phúc làm mẹ.

phuongtran

Recent Posts

Bật mí cách gọi sữa về nhanh chóng, mẹ sau sinh áp dụng ngay thôi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vàng rất tốt cho em bé. Việc nuôi con…

5 months ago

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính cực dễ dàng

Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày cần thay tã rất nhiều lần. Điều đó…

6 months ago

Bật mí cách massage cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Mang thai là một niềm hạnh phúc vô vàn của bất kỳ người mẹ nào…

6 months ago

Cách giảm mỡ bụng sau sinh giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng

Làm cách nào để giảm mỡ bụng sau sinh và lấy lại vòng eo thon…

6 months ago

Bà bầu kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai

Chế độ ăn uống của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình…

6 months ago

Bà bầu nên ăn gì? Các thực phẩm cho bà bầu tốt nhất

Việc ăn uống trong giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng bởi đây chính…

6 months ago