Trong quá trình chăm sóc con nhỏ sẽ có rất nhiều điều mà các bà mẹ cần phải quan tâm và tìm hiểu và một trong số đó chính là vệ sinh tai. Vệ sinh tai sẽ giúp cho tai của em bé luôn được sạch sẽ, giảm nguy cơ nhiễm trùng, gây khó chịu cho con cũng như là để đảm bảo sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vệ sinh tai đúng. Bởi vì nếu như thực hiện sai cách sẽ khiến cho con bị đau, viêm tai và nặng hơn là còn ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé. Đó cũng là lý do bạn cần phải tìm hiểu cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh sạch sẽ, không đau.
Có nên ngoáy tai cho trẻ sơ sinh xuyên không?
Ráy tai là một chất nhầy tự nhiên sinh ra trong ống tai có chức năng làm sạch, được đẩy từ đĩa đệm sang lỗ tai. Nhiều người vẫn nghĩ rằng đây là chất bẩn, làm mất vệ sinh và ảnh hưởng đến khả năng nghe. Tuy nhiên, thực chất lại hoàn toàn ngược lại. Ráy tai còn có các chức năng chống nhiễm trùng và làm âm, bôi trơn cho ống tai, giữ bụi bặm, vi khuẩn, côn trùng nhỏ,… để chúng không xâm nhập vào trong ống tai.
Khi xương hàm cử động trong quá trình nhai, các lông mao trong ống tai sẽ chuyển động nhẹ nhàng theo hướng từ trong ra ngoài để đẩy khối sáp này ra ngoài gần lỗ tai. Tại đây, khi gặp tác động của không khí, ráy tai sẽ khô đi và bong ra khỏi tai, rơi ra ngoài mà không cần chúng ta tác động đến. Nếu như bạn cố ngoáy để lấy ráy tai cho bé hoặc dùng các vật dụng khác sẽ chỉ khiến cho nó đi sâu hơn, thậm chí là còn làm tắc nghẽn. Chưa kể, các vật dụng còn có thể gây ra tác động làm tổn thương tai, khiến cho bé bị điếc tạm thời.
Ở trẻ nhỏ, ráy tai sẽ tự động bị đẩy ra ngoài thông qua hoạt động ăn uống, Vậy nên, bạn không cần phải vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh thường xuyên. Việc bạn lấy ráy tai cho bé hàng ngày sẽ chỉ làm mất đi một số yếu tố bảo vệ tự nhiên của tai bé khỏi bụi bặm và gây nhiễm trùng.
Khi nào cần vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh?
Bạn chỉ nên lấy ráy tai cho trẻ trong trường hợp:
– Thứ nhất là khi chúng đã tích tụ quá nhiều, làm cản trở đến việc bác sĩ quan sát màng nhĩ của trẻ trong quá trình thăm khám.
– Thứ hai là khi chúng gây tắc nghẽn ống tai, làm cho thính lực của bé bị giảm. Điều này có thể là do khi tắm cho bé hoặc tập bơi, nút ráy tai gặp nước và trương to lên. Trong trường hợp nút ráy tai che lấp toàn bộ màng nhĩ sẽ khiến cho trẻ bị mất khả năng nghe tạm thời. Đối với những đứa trẻ đang trong giai đoạn tập nói thì điều này còn khiến cho bé bị chậm nói.
Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh không đau
Bạn cần phải tìm hiểu cách lấy ráy tai cho bé đúng cách, để con không bị đau và cũng không làm ảnh hưởng đến tai trẻ. Theo đó, bạn tuyệt đối không được sử dụng các vật sắc nhọn như móng tay hoặc bông tăm vò chúng sẽ chỉ khiến cho ráy tai của trẻ đi vào sâu hơn bên trong, làm ảnh hưởng đến màng nhĩ. Thay vào đó, bạn nên thực hiện cách lấy ráy tai cho trẻ như sau:
– Trước tiên, bạn hãy dùng khăn bông mềm mỏng, xoắn một góc của chiếc khăn rồi thấm neh xung quanh vành tai.
– Tiếp đến, từ từ đi sâu vào trong tai và tiếp lục xoắn lại. Lúc này, ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn để đi ra ngoài.
Việc sử dụng khăn mềm sẽ đảm bảo tai bé được làm sạch mà hơn hết là còn không làm ảnh hưởng đến màng tai. Nếu như tai bé đang bị trầy xước, đặc biệt là gặp vấn đề viêm tai giữa thì mẹ tuyệt đối không được dùng bông ráy tai hoặc dụng cụ để ngoáy tai cho bé. bởi vì chúng sẽ gây đau đớn và làm ảnh hưởng xấu đến tai của con.
Trong trường hợp bé có nhiều ráy tai và khó lấy, trước tiên bạn cần phải làm mềm ráy tai bằng oxy già trước, sau đó thực hiện cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh như sau:
– Đầu tiên, đặt bé nằm nghiêng, để nên tai cần làm vệ sinh ở phía trước.
– Dùng bơm tiêm nhựa không gắn kim hút hỗn hợp làm mềm ráy tai đã pha chế.
– Cách nhỏ tai cho bé đó là hãy nhỏ hỗn hợp này vào tai bé cho đến khi nhập ống tai ngoài. Thông thường bạn nên nhỏ từ 5 – 10 giọt và thực hiện từ từ, từng giọt một để chúng đi sâu vào trong giúp cho ráy tai mềm hơn. Cố gắng giữ cho bé nằm yên như vậy trong 5 phút.
– Nghiêng đầu bé theo hướng ngược lại để cho các giọt thuốc chảy ra.
– Sau đó, bạn đã có thể rửa tai cho bé bằng cách đặt con ngồi thẳng, nghiêng đầu vào bồn hoặc chậu, dùng bơm tiêm nhựa không có kim bơm một chút nước ấm vào tai con. Lúc này, bạn sẽ thấy có những mẫu ráy tai trôi ra ngoài.
Nếu như thấy nhiều ráy tai thì mẹ nên thực hiện tiếp điều này thêm vài ngày, cho đến khi ráy tai đã được rã hết và đẩy ra ngoài hoàn toàn. Còn trong trường hợp ráy tai chỉ mềm mà không rã ra, vẫn nằm im trong ống tai thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để lấy ráy tai ra ngoài.
Một số lưu ý quan trọng khi vệ sinh tai cho bé
Khi vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh, có ba điều quan trọng sau đây mà bạn nên lưu ý:
– Thứ nhất đó là không dùng bông tăm và dụng cụ vệ sinh tại có đầu nhọn, được làm bằng kim loại để thực hiện cách lấy ráy tai cho bé. Bởi vì điều này sẽ gây ra một số hậu quả xấu, khiến cho con bị đai, một số trường hợp còn ảnh hưởng đến màng nhĩ của bé.
– Khi dùng khăn mềm để lấy ráy tai cho con, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý bởi vì dung dung dịch này là an toàn nhất với trẻ sơ sinh. Còn nếu như bạn muốn dùng bộ sản phẩm gồm thiết bị lấy ráy tai và nước rửa tai cho trẻ thì tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn đúng cách. Bạn không được tự ý mua và thực hiện đối với con mình.
– Trong trường hợp con có quá nhiều ráy tai hoặc ráy tai cứng thì tốt nhất là bạn hãy đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để được thực hiện vệ sinh an toàn.
Đặc biệt, nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm vệ sinh tai cho bé thì không nên tự mình thực hiện vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Lúc này, bạn có thể tham khảo dịch vụ chăm sóc em bé sơ sinh tại nhà của Happy Mum Care để các chuyên viên giàu kinh nghiệm có thể vệ sinh các bộ phận trên cơ thể bé cũng như chăm bé một cách chu đáo và khoa học nhất.
Trên đây là những chia sẻ của Happy Mum Care để bạn hiểu hơn về cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh sạch sẽ, không đau. Nói chung, ráy tai là một lớp màng tự nhiên giúp con tránh khỏi các tác nhân từ môi trường. Chính vì thế, bạn chỉ cần lấy ráy tai cho con khi cần thiết, phải thực hiện đúng cách để không làm con đau, không làm ảnh hưởng đến màng nhĩ cũng như khả năng nghe của con.