Sau khi em bé được chào đời, cơ thể của mẹ cũng bắt đầu trong giai đoạn khôi phục lại những gì đã thay đổi trong suốt thai kỳ và sinh nở. Vì vậy, chăm sóc bé mặc dù chiếm phần lớn thời gian nhưng việc quan tâm đến cách chăm sóc mẹ sau sinh cũng cần thiết không kém. Nhất là khi số lượng các nội tiết tố khi mang thai có thể biến mất khiến cho giai đoạn hậu sản của các mẹ trở nên mệt mỏi hơn. Vậy cách chăm sóc mẹ bầu sau sinh như thế nào? Hãy cùng Happy Mum Care tìm hiểu ngay trong nội dung của bài viết này để biết cách chăm sóc phụ nữ sau sinh như thế nào nhé.
Kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu sau sinh từ A – Z
1. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
Theo như kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ sau sinh, ngoài vấn đề dinh dưỡng hay vệ sinh cá nhân, việc theo dõi dấu hiệu sinh tồn của mẹ bầu là điều rất cần thiết. Dấu hiệu sinh tồn ở đây thường là huyết áp, mạch đập và nhiệt độ. Nếu mẹ bầu không thể tự theo dõi thì gia đình có thể nhờ đến bác sĩ riêng hoặc sử dụng dịch vụ chăm sóc mẹ bầu sau sinh tại nhà để khắc phục được hiệu quả nhất.
2. Theo dõi tử cung và sản dịch
Khoảng thời gian 7 ngày sau sinh chính là lúc cơ thể mẹ sẽ gặp phải tình trạng sản dịch. Chúng thường có màu như kinh nguyệt và sẽ có mùi tanh nồng, sau đó chuyển sang hồng nhạt. Tình trạng này sẽ kéo dài và hết hẳn sau khoảng 4 tuần. Lúc này, tùy thuộc vào thể trạng của từng mẹ mà kinh nguyệt sẽ quay trở lại bình thường khi sản dịch đã chấm dứt. Đáng chú ý là khoảng thời gian này các mẹ nên sử dụng biện pháp tránh thai vì sau sinh chính là khoảng thời gian dễ bị dính thai nhất. Còn nếu tử cung của các mẹ có dấu hiệu bị co thắt gây đau đớn thì có thể dùng thuốc giảm đau hoặc chườm đá.
3. Chăm sóc tầng sinh môn
Đối với các mẹ sau khi sinh thường, việc chăm sóc tầng sinh môn rất quan trọng. Theo đó, các mẹ nên vệ sinh vùng kín của mình bằng nước đun sôi để nguội khoảng 3 lần / ngày, nhất là sau khi đi đại tiện, tiểu tiện. Trong quá trình rửa, bạn cần vệ sinh nhẹ nhàng theo hướng từ trước rau sau, lưu ý không nên thụt rửa sâu vào bên trong vì rất dễ gây nhiễm trùng. Sau khi rửa xong thì lau khô và thay băng vệ sinh, băng vệ sinh cũng cần phải được thay thường xuyên.
Khi tầng sinh môn bị sưng, các mẹ cũng có thể sử dụng túi đá lạnh để áp vào vùng này nhằm giúp giảm sưng hiệu quả. Nếu gặp trường hợp bị phù nề, máu tụ thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể cắt chỉ. Vết thương khâu tầng sinh môn thường cũng sẽ tự lành sau một tuần và các mẹ có thể đi lại như bình thường.
Để tầng sinh môn không bị khó chịu, các mẹ chịu khó nên mặc quần áo thoải mái, nếu sử dụng nịt vú thì phải nới rộng. Còn nếu mẹ sinh con vào mùa hè thì nên mặc quần áo thấm mồ hôi, quần lót cũng nên được thay, giặt mỗi ngày và phơi dưới ánh nắng mặt trời, ủi sạch để chống khuẩn hiệu quả.
4. Vấn đề đại tiện, tiểu tiện của mẹ sau sinh
Sau khi sinh, chính sự ảnh hưởng của bài niệu oxytocin sẽ làm cho bàng quang của các mẹ rất nhanh bị đầy. Thậm chí, do ảnh hưởng của thuốc tê, thuốc mê khi sinh do cắt, rạch hoặc tụ máu ở tầng sinh môn cũng làm trống bàng quang. Điều này sẽ khiến cho mẹ rất dễ bị bí tiểu sau sinh hoặc có khả năng tăng trương lực ở bàng quang.
Trường hợp mẹ bị bí tiểu sau sinh có thể là do trường hợp chuyển dạ lâu hoặc quá trình sinh có sự can thiệp. Lúc này, nếu mẹ bị bí tiểu lâu và ít đau thì có thể đi lại nhiều, xoa nắn vùng bàng quang. Lưu ý là không được thông tiểu khi không thật sự cần thiết để tránh tình trạng bị nhiễm trùng. Còn nếu mẹ bị táo bón sau sinh, hãy cố gắng uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ, xoa nắn bụng và nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng vào sáng sớm. Nếu sau 3 ngày mà bạn vẫn chưa thể đi đại tiện thì cần phải thụt tháo phân.
Một trường hợp nữa mà các mẹ thường hay gặp sau sinh đó là tình trạng bị trĩ. Nguyên nhân là do các mẹ rặn lâu, táo bón hoặc ứ trệ hệ tuần hoàn trong những tháng cuối thai kỳ. Đối với tình trạng này, các mẹ cần phải điều trị chống viêm, giảm đau, vệ sinh tại chỗ để sau mỗi lần vệ sinh sẽ đẩy búi trĩ lên trên, giúp chống táo bón hiệu quả.
5. Chăm sóc vú
Một trong những cách chăm sóc mẹ sau khi sinh mà mọi người cần nhớ đó chính là nên động viên mẹ cho con bú tự nhiên. Việc này sẽ giúp cho mẹ tránh bị tắc tia sữa hay đầu vú tụt,…. Để cơ thể đủ sữa cho con, các mẹ cũng cần phải ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi thường xuyên. Đặc biệt, nên tập cho con bú theo cữ ngay sau khi sinh. Ngoài ra, trong thời gian cho con bú nếu mẹ đang dùng thuốc để điều trị bệnh thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi có một số loại thuốc sẽ ảnh hưởng đến đường sữa, từ đó không tốt cho trẻ nhỏ.
Trước khi con bú, các mẹ cũng nên ghi nhớ việc lau sạch vú của mình và cho con bú hết sữa trong vú. Nếu không hết thì cần phải vắt ra để vú tiếp tục sản xuất sữa. Đặc biệt, một điều quan trọng cũng không kém là khi cho con bú, các mẹ cũng cần phải cho bé ngậm vú đúng cách theo các các dưới đây:
– Cằm chạm vào bầu vú mẹ, miệng bé há.
– Môi dưới đưa ra ngoài.
– Núm vú của mẹ không được che mũi bé, bởi có thể làm cho con bị ngạt.
– Bé bú phải nghe được tiếng nuốt.
– Sau khi bú bé sẽ vui vẻ, thỏa mãn.
– Mẹ không còn cảm thấy bị đau vú.
– Không được cho bé nằm khi bú vì rất dễ bị sặc sữa.
6. Vấn đề tắm gội của phụ nữ sau sinh
Vấn đề kiêng tắm trong tháng đầu tiên luôn là điều được nhiều mẹ quan tâm. Nhiều gia đình truyền thống vẫn còn giữ quan niệm kiêng cữ tắm sau sinh. Thế nhưng, nên biết rằng sau sinh thì cơ mẹ tiết rất nhiều mồ hôi nên cần phải được tắm sạch, đặc biệt là khi thời tiết nóng nực. Nếu để lâu không tắm, cơ thể mẹ có thể bị nhiễm khuẩn gây hại cho cả hai mẹ con. Tùy theo cơ địa mà mẹ có thể tắm sau 1 hoặc 3 – 4 ngày sau sinh. Đặc biệt, khi tắm thì các mẹ cũng cần chú ý các điều sau:
– Tắm nhanh, không được tắm bồn.
– Tắm nơi kín gió để tránh cảm lạnh.
– Tắm bằng nước ấm, sau khi tắm phải lau người thật khô.
– Mặc dù không kiêng gội đầu nhưng các mẹ cũng cần gội nhanh và sấy khô.
7. Việc vận động của mẹ bầu sau sinh
Nếu trong cơ thể mẹ có ít sản dịch hoặc không còn thì nên vận động sớm. Tránh để sản dịch bị ứ lại, bởi lúc này tử cung sẽ khó co hồi rất dễ gây nhiễm trùng huyết, thậm chí còn cắt bỏ tử cung để giải quyết. Ngoài ra, vận động sớm cũng giúp các mẹ giảm táo bón cùng những vấn đề bàng quang, giảm tắc tĩnh mạch, giảm thuyên tắc phổi.
Đặc biệt, sau khi sinh thường, các mẹ chỉ cần nằm im khoảng vài giờ là có thể đi lại bình thường. Còn đối với sinh mổ, các mẹ nên nằm khoảng 24 giờ và sau đó là nhờ người thân, hoặc nhân viên y tế hỗ trợ đi lại. Ban đầu mẹ nên từ từ ngồi dậy, hít thở sâu, sau đó nhắm mắt rồi từ từ đặt chân xuống dưới đất trước khi đứng thẳng. Nếu trường hợp bị chóng mắt thì các mẹ nên nằm xuống để máu được lưu thông lên não.
8. Chế độ dinh dưỡng – yếu tố quan trọng khi chăm sóc mẹ sau sinh
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh thường
Sau khi sinh thường, mẹ bầu cần phải ăn đủ 4 nhóm chất, bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất trong thực đơn mỗi ngày. Ngoài ra cũng đừng quên những món ăn cực kỳ lợi sữa như: gà tiềm thuốc bắc, cháo móng giò, cháo chân giò với đu đủ xanh, cháo chân dê,…. Mặc dù có tác dụng lợi sữa nhưng các mẹ cũng không nên ăn liên tục vì sẽ rất dễ gây nên tình trạng tăng cân mất kiểm soát. Bên cạnh đó còn một số lưu ý mà các mẹ cũng nên tham khảo để bảo vệ sức khỏe cho mình:
– Sau khi mới sinh xong, các mẹ không nên ăn nhiều đồ đạm, đồ nhiều dầu mỡ.
– Uống đủ nước, nhưng chỉ uống nước ấm để sản xuất sữa.
– Ăn nhiều rau xanh giúp cơ thể mau chóng phục hồi, cải thiện chất lượng sữa và ngăn ngừa táo bón.
– Nói không với cà phê và nước ngọt.
– Pha bột ngũ cốc với sữa, trong sữa có nhiều vitamin giúp lợi sữa hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ
Sau khi sinh mổ, về cơ bản thì chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng giống như sinh thường. Lúc này, cách chăm sóc mẹ sau khi sinh mổ về mặt dinh dưỡng sẽ có những lưu ý dưới đây:
– Kiêng đồ nếp, thịt bò, thịt gà, rau muống, lòng trắng trứng, cua biển,… vì chúng cản trở cho quá trình lành sẹo.
– Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, đặc biệt là đu đủ, khoai lang, chuối và nước uống để hạn chế tình trạng bị táo bón.
– Nên tuân theo chế độ ăn uống khoa học vì sinh mổ sẽ làm cho sữa về chậm hơn do ảnh hưởng của kháng sinh trong lúc mổ.
9. Một số vấn đề khác
Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe cho bà bầu từ bên trong, các mẹ cũng cần phải chú ý đến một số vấn đề trọng yếu khác, cụ thể:
– Để nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh, các mẹ nên vận động thường xuyên, cho con bú, ngủ trưa đều đặn và tuân thủ theo chế độ ăn khoa học. Ngoài ra, uống gạo lứt cũng là một gợi ý dành cho các mẹ.
– Do sự thay đổi của nội tiết tố trong lúc mang thai nên da của các mẹ có thể xuất hiện nhiều vết mụn, thâm. Vậy nên, các mẹ hãy lựa chọn những sản phẩm tự nhiên, lành tính như: nghệ, trứng gà, mật ong,… để đắp mặt. Thường xuyên chăm sóc cho da sáng, tối bằng sữa rửa mặt lành tính, bôi kem chống nắng, thoa serum, kem dưỡng trước khi đi ngủ.
– Đặc biệt, nghỉ ngơi đầy đủ để tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, tránh những tác nhân gây căng thẳng để các mẹ không bị trầm cảm sau sinh.
Những lưu ý quan trọng trong cách chăm sóc mẹ sau sinh
1. Lưu ý khi chăm sóc mẹ sau sinh thường
Khi sinh thường, các mẹ sẽ không bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc mê, thuốc tê hay kháng sinh nên nguồn sữa sẽ được đảm bảo. Không chỉ vậy, chọn sinh thường sẽ giúp các mẹ có thể cảm nhận được tín hiệu ra đời của bé. Khi chăm sóc mẹ sau sinh thường, các bạn cũng cần phải lưu ý đến một số yếu tố dưới đây:
– Trong 8 giờ đầu sau khi sinh, các mẹ nên nằm trong tình trạng không kê gối và nghỉ ngơi để lấy lại sức.
– Sau từ 2 – 4h khi sinh xong thì mẹ bầu có thể được ăn cơm.
– Khoảng một giờ sau sinh, mẹ nên vệ sinh đầu vú và nặn bỏ những giọt sữa đầu rồi mới cho bé bú.
– Một ngày sau sinh thì các mẹ có thể vận động nhẹ nhàng.
– Sau 3 ngày kể từ khi em bé chào đời, hiện tượng cương sẽ sẽ xuất hiện. Lúc này, mẹ cần phải nhận được sự hỗ trợ từ người thân để massage, nặn sữa ra bình hoặc dùng máy hút.
– Trường hợp có ít hoặc không có sữa thì mẹ cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn. Nhớ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nhiều nước hoặc thêm sữa để có thể đảm bảo đủ nguồn sữa nuôi con.
2. Lưu ý về cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ
Sinh mổ sẽ đỡ đau và có tính thẩm mỹ cao hơn sinh thường nên được nhiều mẹ lựa chọn. Hầu hết các ca phẫu thuật hiện nay cũng không quá phức tạp và có thể cắt chỉ sau 7 ngày sinh. Thế nhưng, chăm sóc bà mẹ sau khi sinh mổ cũng cần chú ý đến những điều sau để cơ thể nhanh chóng được phục hồi:
– Trong suốt 6 tiếng kể từ khi sinh con, các mẹ nên nằm nghiêng và không được kê gối.
– Không được ăn bất kỳ thứ gì trong vòng 6 tiếng sau sinh.
– Sau 6 tiếng nghỉ ngơi thì các mẹ mới bắt đầu cho con bú.
– Chỉ nên ăn những đồ mềm, lỏng.
– Vài ngày sau khi sinh thì các mẹ cũng nên nằm nghiêng và dùng gối kê ở phía sau lưng.
– Chăm sóc vết mổ cẩn thận.
– Bắt đầu vận động nhẹ nhàng.
– Một tuần sau khi sinh thì nên uống nhiều nước, không gió, đồ lạnh.
– Tiếp tục ăn những đồ ăn mềm như cháo trứng gà.
– Sau khi sinh con được một tháng thì các mẹ cần phải chú ý đến việc chăm sóc bản thân, không được ăn quá no mỗi bữa và không ăn đồ tanh.
– Không nên làm việc sớm, nhất là những việc nặng.
– Tránh vận động mạnh, nên rèn luyện cơ thể.
Dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh của Happy Mum Care
Không thể phủ nhận, việc học cách chăm sóc bà mẹ sau khi sinh là điều mà những người thân nên quan tâm, học hỏi. Tuy nhiên, việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà hay tại bệnh viện của Happy Mum Care cũng là một lựa chọn mà bạn không nên bỏ qua. Với nhiều năm kinh nghiệm, Happy Mum Care sẽ giúp cho sức khỏe của mẹ mau chóng hồi phục, nhanh chóng lấy lại được ngoại hình như mong muốn. Không những vậy, nhờ sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên, các mẹ sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn để cảm nhận hạnh phúc khi làm mẹ.
Khi sử dụng dịch vụ chăm sóc mẹ bầu sau sinh tại Happy Mum Care, các mẹ sẽ được chăm sóc sức khỏe chuẩn Y khoa, kết hợp cùng phương pháp truyền thống của Nhật Bản để giúp cơ thể luôn được thoải mái nhất có thể, từ đó dễ dàng trở về trạng thái ban đầu.
Mong rằng với những chia sẻ của Happy Mum Care sẽ giúp các bạn bớt lúng túng hơn trong cách chăm sóc mẹ sau sinh. Đừng quên liên hệ cho chúng tôi qua Hotline: 0975 841 538 để được tư vấn thông tin chi tiết, báo giá và cung cấp dịch vụ nhanh nhất. Xin cảm ơn!