Blog

Tất tần tật về tình trạng nổi mề đay sau sinh

Sau khi sinh con, một số phụ nữ có thể phải đối mặt với tình trạng nổi mề đay – một vấn đề khá phổ biến và đôi khi gây khó chịu cho các bà mẹ trẻ. Nổi mề đay sau sinh có thể xảy ra trong khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần sau và thường là do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mẹ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tất tần tật về tình trạng nổi mề đay sau sinh cũng như nguyên nhân và các phương pháp điều trị hiệu quả.

Nổi mề đay sau sinh

Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng gì?

Sau khi sinh, một số phụ nữ có thể gặp phải tình trạng nổi các nốt phù sần trên cơ thể và gây ngứa ngáy, phù nề hoặc sộp da, khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu. Đó là hiện tượng nổi mề đay sau sinh, một tình trạng bệnh lý da liễu. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến da mà còn gây tác động đến sức khỏe tổng thể của mẹ và có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú.

Triệu chứng của dị ứng thường xuất hiện trong vòng 1-3 tháng sau khi sinh, bất kể là sinh thường hay sinh mổ bởi vì hầu hết các bà mẹ sau khi sinh đều bị suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe yếu, dẫn đến khả năng mắc phải bệnh nổi mề đay tăng lên. Bệnh nổi mề đay sau sinh có hai dạng:

– Cấp tính: Thường xuất hiện vào ban đêm và kéo dài từ vài giờ đến 6 tuần.

– Mãn tính: Kéo dài hơn 6 tuần, thường tái phát và lặp lại nhiều lần trong thời gian dài.

Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh

Nổi mề đay sau sinh là do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các dị nguyên, gây ra sự sản xuất chất Histamin dẫn đến nổi mề đay, viêm, sưng. Sự phản ứng bất thường này có thể xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố giữa thời kỳ mang thai và sau sinh, dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ thể. Các nguyên nhân cụ thể gây ra dị ứng nổi mề đay sau sinh có thể bao gồm:

– Dinh dưỡng không đầy đủ hoặc không khoa học dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ thể.

– Cơ thể chưa được hồi phục, hệ miễn dịch bị suy giảm.

– Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm hoặc huyết thanh.

– Do hormone prolactin tăng cao, ức chế sản sinh estrogen dẫn đến gia tăng nguy cơ bị nổi mề đay.

– Dị ứng với một số loại thực phẩm như hải sản, sữa, trứng hoặc các tác nhân khác như phấn hoa hoặc lông động vật.

– Thời tiết có thể là một yếu tố gây dị ứng nổi mề đay.

– Chức năng gan của phụ nữ sau sinh bị suy giảm và bị thiếu máu.

– Thói quen sinh hoạt không tốt như thức khuya, stress, căng thẳng.

– Giờ giấc bị đảo lộn, phải thức chăm con, ngủ không đủ giấc.

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, mẹ sau sinh mổ có khả năng bị nổi mề đay sau sinh cao hơn nhiều so với mẹ sinh thường.

Nổi mề đay sau sinh

Triệu chứng nổi mề đay sau sinh dễ nhận biết

Nổi mề đay là một hiện tượng thường gặp sau sinh, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên. Triệu chứng này thường bắt đầu từ vùng bụng và sau đó lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể, bao gồm:

– Da sau sinh có thể xuất hiện những nốt mẩn đỏ giống như vết muỗi đốt, thường nổi lên ở bụng, cổ tay, chân và lan rộng thành mảng lớn trên cơ thể.

– Cơ thể có thể bị sưng phù.

– Cảm giác nóng rát ở vùng mí mắt, môi và bộ phận sinh dục.

– Bên cạnh đó, khu vực bị dị ứng cũng có thể có cảm giác ngứa khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm hoặc chiều tối.

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì khỏi?

Thời gian phục hồi của dị ứng nổi mề đay sau sinh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau ở mỗi người phụ nữ. Trong đó, có các yếu tố quan trọng như sau:

– Cơ địa và cấu trúc da: Có thể một số người bị triệu chứng trong 2-3 ngày và tự hết, trong khi đó, ở những người khác triệu chứng có thể kéo dài trong vài tuần. Tùy thuộc vào đặc điểm da và cơ địa của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến thời gian phục hồi.

– Sức khỏe và chế độ ăn uống: Nếu người mẹ có sức khỏe tốt và ăn uống khoa học, thì thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn so với người có chế độ ăn uống không tốt.

– Mức độ nặng nhẹ của bệnh: Thời gian phục hồi sau một cơn dị ứng cấp tính sẽ nhanh hơn so với dị ứng mãn tính.

Nổi mề đay sau sinh ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Phụ nữ sau sinh nổi mề đay là một vấn đề thường gặp ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng tới việc chăm sóc con. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

1. Ảnh hưởng đến bé

Việc mẹ sau sinh trầm cảm có thể ảnh hưởng đến sản xuất sữa và dẫn đến giảm lượng sữa. Điều này có thể làm cho trẻ không đủ bú và phải được bổ sung sữa từ bên ngoài. Tuy nhiên, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn từ 6 đến 9 tháng. Do đó, rất quan trọng để đảm bảo rằng trẻ được bú đủ sữa mẹ và được hỗ trợ và khuyến khích để tiếp tục cho con bú sữa mẹ.

2. Ảnh hưởng đến mẹ

Sau khi sinh, phụ nữ đã rất dễ bị mắc trầm cảm do các yếu tố gây căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, mệt mỏi. Mặc khác, nổi mề đay còn mang đến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và cơn ngứa không giảm mà còn tăng thêm sau mỗi lần gãi ngứa. Đặc biệt, vào ban đêm cơn ngứa càng trầm trọng hơn, làm cho phụ nữ cảm thấy rất bực bội và không thể ngủ đủ giấc. Những vấn đề này ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của phụ nữ.

Bên cạnh đó, sau khi sinh, nếu bị dị ứng nổi mề đay, sức khỏe và giấc ngủ của người phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến có thể xuất hiện một số biến chứng như:

– Huyết áp thấp.

– Sốc phản vệ.

– Sốt cao.

– Nhiễm trùng da hoặc bội nhiễm.

– Khó thở do thanh quản bị co thắt.

– Phù mạch hoặc phù lưỡi gà.

– Mất ngủ liên tục nhiều ngày.

– Stress, căng thẳng, suy nhược cơ thể và trầm cảm.

Cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh

Mẹ sau sinh bị nổi mề đay thường cảm thấy ngứa kèm cảm giác nóng rát, đau và khó chịu. Vì vậy, việc điều trị bệnh này rất quan trọng để giúp mẹ giảm thiểu cơn ngứa và giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là một số cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh tại nhà:

– Chườm lạnh giảm ngứa ngáy: Để giảm tình trạng sưng và viêm do dị ứng gây ra, có thể áp dụng phương pháp sử dụng nhiệt lạnh. Khi sử dụng nhiệt lạnh, các mạch máu sẽ co lại, giúp hạn chế phóng thích histamin và ngăn chặn phản ứng dị ứng. Việc thực hiện khác đơn giản, mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn sạch, quấn vài viên đá nhỏ vào và đặt lên vùng da nổi mẩn. Để giảm tình trạng sưng và viêm, phương pháp này có thể áp dụng từ 3 đến 4 lần mỗi ngày.

– Tắm với bột yến mạch: Bột yến mạch có tính chất chống viêm và có thể làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy một cách hiệu quả. Để sử dụng, bạn có thể hòa bột yến mạch vào nước ấm và đắp hỗn hợp này lên vùng da bị ảnh hưởng trong khoảng 15 phút. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhiệt độ nước quá cao có thể gây phản tác dụng, vì vậy bạn nên chú ý đến nhiệt độ nước khi hòa bột yến mạch.

– Sử dụng nha đam: Để làm dịu da, một phương pháp tự nhiên và an toàn đó là sử dụng nha đam dưới dạng gel có sẵn hoặc tự làm tại nhà. Cách sử dụng rất đơn giản, chỉ cần lấy phần thịt của nha đam chà nhẹ lên vùng da bị ảnh hưởng hoặc xay nhuyễn và đắp lên. Sau đó, để trong vòng 20 phút và rửa lại bằng nước sạch. Kiên trì thực hiện trong vòng vài ngày, cảm giác ngứa ngáy sẽ giảm ngay lập tức và các vùng nổi mẩn cũng sẽ ít đi và bớt sưng.

– Tắm mướp đắng: Mướp đắng là loại quả để giảm ngứa và hỗ trợ lành các vết xước do gãi ngứa gây nên. Bạn có thể cắt nhỏ và cho vào nồi nước với một ít muối hạt, sau đó tắm hoặc dùng khăn lau lên các vùng da bị dị ứng hai lần mỗi ngày. Mướp đắng có chứa thành phần kháng khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ bụi bẩn và các yếu tố gây bệnh trên da.

Mướp đắng là một trong những thực phẩm hay dùng trong điều trị nổi mề đay

– Tắm lá khế: Lá khế chứa nhiều chất kháng khuẩn, có thể loại bỏ vi khuẩn gây dị ứng và giảm ngứa da. Ngoài ra, còn có tác dụng làm mát cơ thể, giải độc và chữa lành mề đay. Bạn cần rửa sạch 1 nắm lá khế và đun sôi với 1-2 lít nước. Sau khi nguội, có thể dùng nước này để tắm hoặc chà nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi mẩn và ngứa.

Tắm lá khế chữa nổi mề đay sau sinh

Ngoài ra, mẹ cần luôn giữ ấm cho cơ thể, tránh gió, vi khuẩn và những tác nhân gây dị ứng nổi mề đay, giữ vệ sinh cơ thể mỗi ngày, mặc những áo quần rộng và thoáng mát, uống thật nhiều nước, có thể uống trà xanh, trà thảo mộc, chế độ sinh hoạt điều độ và khoa học;….

 Trên đây là những thông tin về tình trạng nổi mề đay sau sinh mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bà mẹ trẻ. Tuy tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé, nhưng vẫn gây khó chịu, bức bối sau khi sinh. Vì vậy, cần phải nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để có thể phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng này. Nếu mẹ gặp phải tình trạng nổi mề đay sau sinh, nhưng không biết cách làm như thế nào mau khỏi, hãy liên hệ với Happy Mum Care ngay để được chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc mẹ tốt nhất.

phuongtran

Recent Posts

Bật mí cách gọi sữa về nhanh chóng, mẹ sau sinh áp dụng ngay thôi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vàng rất tốt cho em bé. Việc nuôi con…

6 months ago

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính cực dễ dàng

Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày cần thay tã rất nhiều lần. Điều đó…

6 months ago

Bật mí cách massage cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Mang thai là một niềm hạnh phúc vô vàn của bất kỳ người mẹ nào…

6 months ago

Cách giảm mỡ bụng sau sinh giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng

Làm cách nào để giảm mỡ bụng sau sinh và lấy lại vòng eo thon…

6 months ago

Bà bầu kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai

Chế độ ăn uống của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình…

6 months ago

Bà bầu nên ăn gì? Các thực phẩm cho bà bầu tốt nhất

Việc ăn uống trong giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng bởi đây chính…

7 months ago