Blog

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì để tốt cho con?

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc làm vất vả và cần sự quan tâm đặc biệt của các bậc phụ huynh. Trong đó, việc cho bé ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên trẻ sơ sinh thường dễ bị tiêu chảy, gây mất nước. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiếu yếu nên việc mẹ ăn thực phẩm gì cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vậy, trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Con bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì là câu hỏi thường gặp, nhất là đối với các bà mẹ mới. Để trả lời cho câu hỏi này trước hết bạn cần biết tại sao con lại bị tiêu chảy khi bú sữa mẹ. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh:

– Chế độ ăn uống của mẹ: Mẹ thường ăn thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa, đồ cay nóng, đồ lên men chua,….

– Dị ứng thực phẩm: Trẻ có thể kích ứng với protein có trong sữa công thức, hoặc với thức ăn mẹ đã ăn trong giai đoạn cho con bú.

– Khả năng dung nạp thức ăn kém: Một số trẻ có thể gặp khó khăn về hệ tiêu hóa sau khi tiêu thụ một số loại thực phẩm. Điều này có thể xảy ra khi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm không được hấp thu vào máu mà vẫn còn lại trong ruột, gây ra khó tiêu hóa trong dạ dày dẫn đến các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy.

– Rối loạn tiêu hóa: Đường ruột vẫn còn non nớt và rất nhạy cảm với những thay đổi. Chỉ cần một thay đổi nhỏ như chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức cũng có thể gây ra tiêu chảy cho trẻ sơ sinh.

– Nhiễm khuẩn: Bé thường mút tay, ngậm đồ chơi chưa được diệt khuẩn, hay ăn thức ăn chưa chế biến kỹ dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể do sức đề kháng kém.

Có nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng này, từ vi khuẩn đến môi trường sống và chế độ ăn uống của mẹ và bé. Việc tìm hiểu và hiểu rõ về những nguyên nhân này có thể giúp phụ huynh chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn và giúp tránh những hậu quả tiêu cực từ tiêu chảy.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở những em bé dưới 6 tháng tuổi và tình trạng này rất dễ nhận ra được. Các biểu hiện thường thấy như:

– Số lần đi ngoài diễn ra nhiều hơn.

– Sốt cao, chán ăn và nôn.

– Phân có mùi, có bọt, có chất nhầy như mũi.

– Đi phân lỏng hoặc đi ngoài ra nước liên tục.

– Đi ngoài ra máu.

– Mệt mỏi, quấy khóc.

Khi trẻ sơ sinh có những biểu hiện trên, cha mẹ không nên chủ quan vì điều này có thể khiến trẻ bỏ bú, quấy khóc và mệt mỏi vì mất nước.

Phân của trẻ bị tiêu chảy có dạng lỏng, màu vàng hoặc xanh

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì?

Trong giai đoạn sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ, do đó, chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa của con. Vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy, việc thay đổi chế độ ăn uống của mẹ là cần thiết. Vậy, trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm mẹ nên ăn trong giai đoạn cho con bú:

1. Chế độ ăn BRAT

BRAT là viết tắt của 4 loại thực phẩm chính được khuyến khích cho người bị tiêu chảy, bao gồm chuối (Bananas), gạo (Rice), táo (Apples) và bánh mì nướng (Toast). Chế độ ăn BRAT được đánh giá là rất phù hợp cho những người đang bị tiêu chảy, bởi vì các loại thực phẩm này chứa ít chất béo và ít chất đạm, nhưng lại giàu chất xơ và dễ tiêu hóa. Do đó, khi không biết con tiêu chảy mẹ nên ăn gì thì mẹ có thể áp dụng chế độ này.

– Chuối là loại thực phẩm giàu kali, giúp bù đắp chất điện giải, cung cấp chất xơ hòa tan pectin giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm các triệu chứng tiêu chảy.

– Táo cũng chứa nhiều pectin và cũng có vị ngọt, giúp bổ sung đường và giữ ẩm cho cơ thể.

– Bánh mì nướng và gạo là những thực phẩm giàu tinh bột và ít chất xơ, giúp hệ tiêu hóa tiêu thụ nhanh chóng mà không cần lâm vào tình trạng quá tải.

Tuy nhiên, chế độ ăn BRAT không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, do đó nên chỉ áp dụng trong giai đoạn ban đầu khi bị tiêu chảy. Khi các triệu chứng đã giảm đi, cần bổ sung các loại thực phẩm khác để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

2. Sữa chua

Sữa chua là một thực phẩm có lợi vô cùng đối với nguồn sữa mẹ và là loại thực phẩm chứa men vi sinh và lợi khuẩn đứng đầu trong danh sách, đặc biệt là loại không đường. Khi trẻ bị tiêu chảy, vi khuẩn có lợi trong đường ruột sẽ mất đi rất nhiều. Vì vậy, để bù đắp lại lượng lợi khuẩn đã mất và bảo vệ đường ruột của trẻ, mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua trong mỗi bữa ăn. Sự kích thích tiêu hóa của sữa chua sẽ giúp trẻ phòng ngừa tình trạng tiêu chảy hiệu quả.

3. Uống nhiều nước và ăn nhiều loại rau củ

Để tránh tình trạng mất nước và suy nhược khi trẻ bị tiêu chảy, cần bổ sung đầy đủ nước và dinh dưỡng. Bên cạnh việc uống nhiều nước, việc ăn rau củ cũng là điều rất cần thiết. Rau củ giúp nâng cao chất lượng sữa mẹ, cung cấp nước và bổ sung các loại vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ đối với virus và vi khuẩn.

4. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc là loại trà rất có ích trong việc kiểm soát tình trạng tiêu chảy của bé khi đang còn bú mẹ, là một trong những loại nước uống mẹ có thể cân nhắc khi không biết trẻ bú mẹ bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì. Trà này có khả năng trung hòa sữa mẹ một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn giúp mẹ giữ nước và tạo sữa, đồng thời giảm bớt các triệu chứng đau nhức cơ thể mẹ sau khi sinh.

Những loại thực phẩm mẹ nên kiêng khi trẻ bị tiêu chảy

Để hạn chế và khắc phục hoàn toàn tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ, ngoài việc chú trọng đến những thực phẩm cần ăn, các bà mẹ cần lưu ý tránh sử dụng những thực phẩm sau đây:

– Chưa được chế biến kỹ lưỡng, tái hoặc sống.

– Thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho đường ruột, chẳng hạn như tôm, cua…

– Thực phẩm có tác dụng kích thích đường ruột: Cà phê, trà, rượu, các loại thực phẩm chua,..

– Thực phẩm đóng hộp hoặc được bán tại các quán lề đường hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn.

– Các món chiên hoặc xào nhiều dầu mỡ và gia vị cay nóng.

– Những thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Ngoài việc lo lắng vấn đề trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì thì việc cân nhắc về dinh dưỡng cho bé cũng rất quan trọng, 2 giai đoạn mà mẹ cần chú ý là:

1. Bé dưới 6 tháng tuổi 

Giai đoạn này, trẻ em chưa đủ khả năng tự hấp thu dinh dưỡng và vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa tình trạng tiêu chảy, các bà mẹ cần chú ý đến chất lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ.

2. Bé trên 6 tháng tuổi

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, khi đã chuyển sang ăn dặm, các bà mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm giúp tăng cường chức năng tiêu hóa như cháo loãng, sữa chua, nước ép trái cây và các loại thực phẩm giàu kali, beta-caroten và vitamin C như thịt nạc, cá, trứng, các loại rau củ quả,….

Để tránh mất nước nghiêm trọng, các bà mẹ nên cho trẻ uống dung dịch bù nước Oresol sau mỗi lần đi ngoài. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa và tránh các tác dụng phụ không mong muốn, cần pha dung dịch theo đúng liều lượng và tỉ lệ. Các bà mẹ cũng cần tránh sử dụng quá nhiều dung dịch bù nước và điện giải.

Một số lưu ý khi chăm sóc bé bị tiêu chảy

Việc chăm sóc bé bị tiêu chảy đòi hỏi sự quan tâm và kiên nhẫn từ phía các bậc phụ huynh. Bên cạnh chế độ ăn uống của mẹ, gia đình cũng cần lưu ý một số điểm quan trọng để giúp bé khỏe mạnh nhanh chóng:

– Tăng tần suất cho bé bú để bù đắp nước và dinh dưỡng bị mất do tiêu chảy.

– Bổ sung men vi sinh cải thiện triệu chứng tiêu chảy, khó tiêu, táo bón, rối loạn tiêu hóa.

– Nếu triệu chứng không giảm sau một thời gian chăm sóc, cần đưa bé đến bác sĩ và không nên tự ý cho bé uống thuốc.

– Rửa tay sạch sẽ trước khi nấu đồ ăn cho bé và khi chăm sóc bé.

Bên cạnh đó, ba mẹ có thể tìm đến dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh để giúp con yêu hồi phục nhanh chóng và phát triển khỏe mạnh với các liệu trình chuẩn khoa học.

Trên đây là nội dung Happy Mum Care đã chia sẽ để giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì? Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các mẹ biết cách chăm sóc bản thân cũng như trẻ tốt hơn khi bé bị tiêu chảy. Mẹ nên tăng cường bổ sung đủ nước, vitamin, và các khoáng chất cần thiết để đảm bảo chất lượng sữa mẹ và giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ để giúp con nhanh chóng hồi phục và phát triển khỏe mạnh hơn.

phuongtran

Recent Posts

Bật mí cách gọi sữa về nhanh chóng, mẹ sau sinh áp dụng ngay thôi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vàng rất tốt cho em bé. Việc nuôi con…

5 months ago

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính cực dễ dàng

Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày cần thay tã rất nhiều lần. Điều đó…

6 months ago

Bật mí cách massage cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Mang thai là một niềm hạnh phúc vô vàn của bất kỳ người mẹ nào…

6 months ago

Cách giảm mỡ bụng sau sinh giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng

Làm cách nào để giảm mỡ bụng sau sinh và lấy lại vòng eo thon…

6 months ago

Bà bầu kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai

Chế độ ăn uống của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình…

6 months ago

Bà bầu nên ăn gì? Các thực phẩm cho bà bầu tốt nhất

Việc ăn uống trong giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng bởi đây chính…

6 months ago