Bà bầu trong giai đoạn mang thai gặp phải tình trạng ngứa bụng, mông, đùi là điều khá phổ biến. Đây chỉ là một vấn đề thông thường, không phải bệnh lý nghiêm trọng nên cũng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng vẫn gây ra những khó chịu đối với bà bầu. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên quá chủ quan bởi trong một số trường hợp thì đây chính là dấu hiệu để cảnh báo bệnh. Vì thế nên bạn cần phải tìm hiểu kỹ bà bầu bị ngứa bụng: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.
Ngứa khi mang thai có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng tập trung nhiều nhất đó là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngực và cả bụng. Trên thực tế thì đây chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường, xuất hiện ở khoảng 40% phụ nữ khi mang thai và sẽ hết sau sinh. thế nên. Đặc biệt là vấn đề này sẽ không ảnh hưởng đến em bé nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng.
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao mình lại bị ngứa da bụng khi mang thai không. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến như:
Một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bà bầu bị ngứa bụng đó chính là bởi sự thay đổi nội tiết tố, từ đó dẫn đến thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi nội tiết tố thay đổi, đặc biệt là hormone estrogen sẽ khiến cho bạn bị ngứa, mọc nhiều nốt ban và nổi mề đay trên da.
Ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ bạn cũng đều có thể gặp phải tình trạng ngứa và một trong những nguyên nhân đó chính là do lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên đáng kể. Điều này nhằm đảm bảo có đủ máu cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Từ tháng 4 bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt ở vòng hai. Lúc này bụng bắt đầu to ra, phần da bị kéo căng và gây ngứa. Không những thế, ở bụng và đùi của bà bầu còn bắt đầu xuất hiện các vết rạn.
Trong trường hợp bạn có tiền sử mắc các bệnh về da như vảy nến, bệnh chàm,... thì cũng có khả năng cao là sẽ bị ngứa bụng khi mang thai, đặc biệt là còn có phần nghiêm trọng hơn. Hơn thế nữa, trong những tháng cuối thai kỳ bà bầu còn xuất hiện tình trạng viêm chân lông, sẩn mụn ở nang lông,.. dẫn đến ngứa bụng bầu. Hay do bị viêm da dị ứng mà một số bà bầu còn phải đối mặt với cảm giác ngứa ngáy ở bàn chân, lưng, quanh rốn,....
Ngoài những nguyên nhân trên thì ngứa bụng ở bà bầu cũng có thể là do:
- Bị bệnh mề đay mẩn ngứa, tạo thành từng mảng trên da, đặc biệt là ở bụng, đùi, chân, tay,....
- Ứ mật thai kỳ do từng mắc bệnh gan hoặc có người thân trong nhà có tiền sử mắc bệnh gan.
- Bà bầu có thể ngứa da, nổi mẩn, có mủ và thậm chí là còn kèm theo sốt. Trong trường hợp này bạn không nên quá chủ quan và nên đi khám vì có thể đây là dấu hiệu của thủy đậu
Khi thay đổi nội tiết tố, cơ thể bà bầu cũng trở nên mẫn cảm hơn, dễ bị ngứa do dị ứng thức ăn, hương liệu hoặc một số chất giặt tẩy. Hay bên cạnh đó, nhiều người cũng có thể bị ngứa da do tiếp xúc với một vài tác nhân gây dị ứng như lông chó, lông mèo, bụi bẩn,....
Ngứa bụng bầu có thể xảy ra trong bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của người phụ nữ, trong đó nhiều nhất là vào giai đoạn giữa, nghĩa là từ tuần thứ 13 cho đến 28. Tất nhiên, bạn vẫn có thể sẽ bị ngứa ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Đặc biệt là khi mang thai đôi thì bạn sẽ cảm thấy ngứa nhiều hơn vì da bụng phải căng ra nhiều.
Ngứa bụng gây nên cảm giác rất khó chịu và nhiều người thường lựa chọn cách gãi để làm dịu cơn ngứa. Tuy nhiên, đây là hành động không nên làm vì sẽ chỉ khiến cho những cơn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.
Bạn bạn hãy dùng khăn ấm hoặc khăn mát để chườm lên khăn ấm hoặc khăn mát tại vùng da bị ngứa. Biện pháp này khá hiệu quả mà lại còn không khiến cho vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý rằng không tắm bằng nước nóng vì như vậy sẽ khiến cho da bị khô và tăng cảm giác ngứa. Đồng thời, dùng loại sữa tắm phù hợp để sử dụng, đặc biệt là nếu làn da bạn mẫn cảm để không gây kích ứng.
Những nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị ngứa đó là do tình trạng rạn da, khô da. Thế nên, lời khuyên dành cho bạn đó chính là hãy sử dụng kem trị rạn, kem dưỡng ẩm, tinh dầu tự nhiên hoặc các biện pháp hữu hiệu khác. Khi tình trạng này được cải thiện, bạn cũng sẽ hạn chế ngứa ngáy và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Vấn đề vệ sinh là điều mà bất kỳ ai cũng cần phải quan tâm. Chỉ khi cơ thể được sạch sẽ thì mới không bị ngứa, đặc biệt là đối với bà bầu. Vậy nên, bạn cần tắm rửa, vệ sinh hàng ngày, dùng nước ấm có nhiệt độ vừa phải thay vì nước lạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thêm sữa tắm, nhưng cần phải đảm bảo về chất lượng và có công dụng cấp ẩm để da không bị khô. Lưu ý rằng bạn không nên dùng xà phòng hoặc sữa tắm có nồng độ pH quá cao. Nếu có thể thì sau khi tắm hãy thoa thêm một lớp dưỡng ẩm để da luôn được cấp ẩm, hạn chế tình trạng khô làm ngứa bụng bầu.
Trong thời gian mang thai, bạn không nên mặc quần áo quá bó sát vì khi quần áo cọ vào da sẽ cảm thấy ngứa hơn rất nhiều. Thay vào đó, hãy chọn trân phục rộng rãi, thoáng mát, chất vải thấm hút mồ hôi tốt là cũng nên hạn chế đến những nơi nắng nóng để cơ thể không ra quá nhiều mồ hôi.
Viêm nhiễm phụ khoa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngứa ngáy ở phụ nữ, đặc biệt là còn ảnh hưởng đến vùng sức khỏe của bạn. Chính vì thế nên bạn cần phải giữ cho vùng kín luôn được sạch sẽ, khô thoáng. Nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ nhưng cần đảm bảo độ pH tự nhiên được cân bằng trong môi trường âm đạo.
Nghe thì có vẻ khá lạ nhưng chế độ ăn uống cũng sẽ quyết định đến việc bầu ngứa bụng. Các chuyên gia khuyên rằng trong thời gian mang thai, để tránh gặp phải vấn đề này khiến cho cơ thể khó chịu thì mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A, D như củ quả, trứng, cá, các sản phẩm từ sữa,.... Đây đều là các thực phẩm tốt cho bà bầu và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên uống nhiều nước, hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, chất kích thích và cũng không dùng đồ có cồn.
Tập thể dục sẽ giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hơn hết đó là đối với bà bầu còn giúp cho máu lưu thông tốt hơn và giảm tình trạng ngứa trong thời gian mang thai.
Ngứa bụng khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân và sẽ biến mất sau khi sinh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì đây có thể là dấu hiệu cho việc cơ thể bạn đang mắc phải bệnh lý nào đó. Chính vì thế, bạn cần phải đi khám bác sĩ nếu như gặp phải một số dấu hiệu sau:
- Ngứa toàn thân kèm theo dấu hiệu vàng da, bởi vì đó có thể là bạn đang bị ứng mật hoặc mật kém lưu thông.
- Nếu bị ngứa, phát ban và sốt thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh thủy đậu, herpes.
- Nếu bạn bị ngứa kèm thêm với những tổn thương ngoài da thì đó có thể là chứng chàm, vảy nến.
- Ngứa và vùng âm đạo nóng rát thì đó có thể là viêm nhiễm, nhiễm nấm âm đạo hoặc một số bệnh lây qua đường tình dục.
Với các dấu hiệu kèm theo ngứa bụng bà bầu, bạn cần phải đến để được khám và phát hiện kịp thời để các bác sĩ có hướng điều trị đúng đắn, tránh để tình trạng bệnh có những diễn biến nặng hơn.
Có thể thấy rằng, bà bầu bị ngứa bụng là hiện tượng hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe và sẽ hết sau khi sinh. Chỉ khi tình trạng này kèm theo với một số dấu hiệu lạ khác thì mới có vấn đề nguy hiểm cần được khám và điều trị. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu như bụng bị ngứa trong thời gian mang thai. Đồng thời cũng từ những chia sẻ của Baby House Spa, hi vọng rằng bạn đã biết thêm về các phương pháp để có thể giảm cảm giác khó chịu do ngứa bụng.
Tham khảo thêm: