Blog

Bà bầu đi nhiều có tốt không? Cách đi lại an toàn cho bà bầu

Hoạt động thể chất được chứng minh là sẽ làm giảm các biến chứng có liên quan đến thai kỳ do sự ít vận động và tăng cân nhanh. Các bác sĩ hiện nay cũng thường khuyến khích các mẹ bầu nên đi lại để đảm bảo sức khỏe của mình trong lúc mang thai. Nhưng bà bầu đi nhiều có tốt không? Hãy cùng với Happy Mum Care tìm hiểu nội dung dưới đây để cùng giải đáp chi tiết hơn nhé.

Bà bầu có nên đi lại nhiều không?

Bà bầu có nên đi bộ nhiều không có lẽ là một trong vô số những câu hỏi mà nhiều người phụ nữ khi mang thai thường thay thắc mắc. Theo đó, đi bộ chính là hoạt động thể dục khi mang thai an toàn mà các mẹ nên duy trì trong suốt thai kỳ của mình bởi những lợi ích sau:

1. Cải thiện giấc ngủ

Khi mang bầu, các mẹ thường hay bị mất ngủ vào ban đêm. Nhưng nếu duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày khoảng từ 20 phút thì năng lượng dư thừa bên trong cơ thể sẽ được giải phóng ra ngoài, chứng mất ngủ của mẹ sẽ được cải thiện một cách hiệu quả.

2. Giảm stress

Hầu như bất kỳ người mẹ nào khi mang thai cũng đều phải trải qua những thay đổi của cảm xúc, tính cách. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, phấn chấn nhưng cũng có lúc sẽ cảm thấy bị chán nản. Do đó, đi bộ sẽ giúp giải phóng lượng endorphin – hóa chất mang lại tâm trạng tốt cho cơ thể.

3. Giảm táo bón

Táo bón cũng là một triệu chứng thường hay gặp phổ biến ở phụ nữ mang thai. Triệu chứng này mặc dù không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra sự khó chịu cho mẹ bầu. Vậy nên, nếu như các mẹ duy trì thói quen đi bộ trong khi mang thai sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột. Ngoài ra, kết hợp với chế độ ăn nhiều rau xanh hay uống nhiều nước cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón một cách hiệu quả.

4. Chống lại mệt mỏi

Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, đa số mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi và cần nghỉ ngơi nhiều. Tuy nhiên, việc nghỉ ngơi nhiều cũng không tốt vì có thể gây ra tác dụng phụ khiến mẹ bầu trở nên mệt mỏi hơn. Vậy nên, hãy đi bộ để chống lại cơn mệt mỏi và khôi phục nguồn năng lượng của mình.

5. Duy trì cân nặng

Đi bộ sẽ giúp cho bạn kiểm soát được trọng lượng của cơ thể của mình cũng như kiểm soát được cân nặng của em bé, tránh được những biến chứng nguy hiểm khi sinh. Không những vậy, đi lại nhiều cũng giúp các mẹ phòng tránh tình trạng chuột rút khi mang thai.

6. Giảm huyết áp

Thông thường, huyết áp thường có dấu hiệu tăng lên khi mang thai. Nhưng nếu huyết áp quá cao có thể dẫn đến tình trạng tiền sản giật rất nguy hiểm. Vì vậy, đi bộ khi mang thai chính là cách giúp bạn kiểm soát huyết áp hiệu quả.

7. Tăng khả năng sinh thường

Đi bộ sẽ giúp cơ thể được dẻo dai, linh hoạt của mẹ bầu và cũng làm cho cơ xương, cơ hông hoạt động để giúp bạn sinh nở được dễ dàng và nhanh hơn.

Bà bầu nên đi lại như thế nào cho an toàn?

Mặc dù đi lại nhiều đối với bà bầu sẽ mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý ngay một số quy định dưới đây khi đi lại để đảm bảo an toàn đối với bà bầu.

1. Đi bộ đúng cách khi mang thai

Trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ nên đi giày thấp, vừa chân, cổ giày cao vừa đủ để có thể bảo vệ cho mắt cá nhân cũng như các ngón chân của mình. Mỗi ngày, mẹ bầu nên đi bộ từ 15 – 20 phút và duy trì đều đặn 3 ngày / tuần. Sau đó, hãy tăng lên thành 4 ngày / tuần và mỗi ngày nên đi thêm 5 phút. Tiếp đến vài tuần sau đó, các bạn hãy tăng lên thành 5 ngày / tuần.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ:

Khi đi bộ, hãy ưu tiên giày mềm và cung cấp đủ nước cho cơ thể của mình. Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên đi bộ từ 25 – 40 phút mỗi ngày và duy trì đều đặn khoảng 5 – 6 ngày / tuần. Đặc biệt, hãy chú ý đến tư thế đi bộ để tránh tình trạng bị mỏi hay khiến bà bầu bị đau lưng. Khi đi, các bạn hãy giữ cho phần cằm thẳng, hướng về phía trước. Lưu ý giữ dáng người thẳng để trọng lượng của cơ thể được chia đều chứ không dồn về phần lưng gây ra tình trạng bị đau mỏi.

Để có thêm động lực duy trì bài tập này, các bạn có thể rủ ai đó đi cùng để trò chuyện. Đừng nên đi bộ khi trời tối ngoài trừ những nơi có thắp đèn sáng. Bởi nếu không may thì bạn có nguy cơ bị vấp ngã khi không nhìn rõ đường mình đang đi.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ:

Đây là giai đoạn cực kỳ đặc biệt nên mẹ hãy tránh đi bộ trên những con đường mòn quá dài hay có địa hình không bằng phẳng bởi nó có thể làm bạn mất cân bằng, dễ ngã hay rơi vào tình trạng bị quá sức.

Nếu gần đến ngày sinh nở nhưng bạn vẫn muốn đi bộ thì hoàn toàn có thể. Nhưng hãy đi gần hoặc xung quanh nhà để cảm thấy an toàn và nên đi từ 25 – 50 phút mỗi ngày và duy trì khoảng 5 – 6 ngày / tuần.

2. Di chuyển bằng xe máy

Trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu sức khỏe của mẹ bầu tốt và phản xạ nhanh nhạt thì hoàn toàn có thể di chuyển được bằng xe máy. Tuy nhiên, vẫn khuyến khích các mẹ nên ngồi phía sau có người chở sẽ tốt hơn là tự tay cầm lái.

– Loại xe: nên đi xe ga hoặc xe có chiều cao cũng như kích thước vừa phải sẽ thuận tiện hơn là tự cầm lái và lên xuống xe.

– Trang phục đi xe máy: nên mặc đồ thoải mái, đội mũ bảo hiểm đúng chuẩn và đeo khẩu trang. Nếu thời tiết nắng nóng thì có thể sắm thêm áo khoác, váy chống nắng và kính râm.

 Tốc độ: khi đi xe máy mẹ bầu cần di chuyển với tốc độ chậm, không nên đi nhanh và tránh đi đường xóc, khó đi và có nhiều ổ gà.

– Xử lý khi dừng, đỗ xe: khi dừng hay đỗ xe thì mẹ bầu nên quan sát gương chiếu hậu để có thể tiện xem xét các phương tiện di chuyển phía sau. Khi dừng xe lại thì nên giảm ga từ từ chứ không nên dừng hẳn lại để tránh va chạm ảnh hưởng đến bụng bầu.

3. Di chuyển bằng ô tô

Khi di chuyển bằng ô tô, đặc biệt là vào những ngày lễ tết có đông đúc xe cộ đi lại, các mẹ cần thắt dây an toàn, ngồi xa tay lái và tránh gập người về phía trước. Những điều này sẽ giúp giảm thiểu đi tình trạng bụng của mẹ bầu bị đập mạnh khi xe xảy ra va chạm hoặc tai nạn.

4. Di chuyển bằng máy bay

Đối với mẹ bầu khi di chuyển bằng mẹ bầu cần cân nhắc những khoảng thời gian dưới đây:

– Mẹ bầu dưới 32 tuần: có thể di chuyển bằng máy bay như những khách hàng thông thường.

– Từ 32 – 36 tuần: giai đoạn này mẹ bầu cần phải có giấy xác nhận sức khỏe đạt yêu cầu trước chuyến bay thì mới có thể di chuyển bằng phương tiện này.

– Trên 36 tuần: chị em đang dự kiến sinh trong 7 ngày tới hoặc mới sinh em bé khoảng 7 ngày thì tốt nhất không nên đi máy bay để đảm bảo an toàn sức khỏe. Ngoài ra, không nên mặc đồ bó để tránh gây khó chịu, đồng thời hãy vận động tại chỗ thường xuyên, thỉnh thoảng đi lại trong khoang máy bay khi được phép và bổ sung nước đầy đủ trong suốt chuyên bay.

Bà bầu di chuyển bằng máy bay khi mang thai

Mẹ bầu nên đi lại nhiều vào tháng thứ mấy?

Đi lại nhiều là một cách để mẹ bầu rèn luyện sức khỏe cực kỳ hiệu quả. Khi bụng bầu dần lớn lên, các môn thể thao sẽ không còn phù hợp nữa mà đi bộ sẽ là một giải pháp tuyệt vời. Theo như lời khuyên của các chuyên gia, mẹ bầu nên hình thành thói quen đi bộ ngay từ những ngày đầu khi mới bắt đầu thai kỳ.

Còn ở giai đoạn giữa thai kỳ, các mẹ nên chú ý đi lại nhiều hơn. Tuy nhiên ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ hay vào 3 tháng cuối thì cường độ có thể giảm đi. Đặc biệt ở những tháng đầu thai kỳ, tốt nhất các mẹ đợi cho đến khi thai nhi thành hình ổn định trong tử cung thì mới nên đi bộ.

Việc đi lại cũng còn phụ thuộc khá nhiều vào sức khỏe của mẹ. Do đó, nếu thấy cơ thể còn yếu thì hãy không nên bị bộ quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Gần sinh có nên đi lại nhiều không?

Tháng cuối cùng là giai đoạn gần sinh nên mẹ sẽ thấy cơ thể mình trở nên nặng nề và mệt mỏi hơn. Tuy nhiên, bà bầu tháng cuối có nên đi lại nhiều không thì câu trả lời là hãy hạn chế nhé. Mặc dù vẫn có thể đi bộ trong thời điểm này nhưng mẹ bầu hãy lưu ý ngay một số điều dưới đây:

– Không nên lạm dụng đi bộ nhiều trong những tuần cuối cùng của thai kỳ bởi có thể chuyển dạ bất kỳ lúc nào. Chỉ nên tập luyện khi bản thân cảm thấy có đủ năng lượng cũng như sức khỏe.

– Nên đi bộ chậm lại và không đi quá xa nhà. Hãy đặt ra cho mình một mức giới hạn phù hợp và không nên cố gắng quá sức để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi.

– Trường hợp nếu mẹ bầu có thói quen đi bộ hàng ngày kể cả trước và trong khi mang thai thì mẹ vẫn có thể cho phép mình nghỉ ngơi vài ngày nếu cảm thấy sức khỏe không đủ tốt.

– Dừng lại khi bản thân cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt, các mẹ không nên đi bộ trên những con đường gồ ghề, trơn trượt hay có nhiều chướng ngại vật,… để tránh bị vấp ngã. Bởi tại giai đoạn này, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Những trường hợp mẹ bầu không nên đi lại nhiều

Như các bạn cũng đã thấy, đi lại nhiều sẽ mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu trong quá trình mang thai. Nhưng sẽ có một số trường hợp mẹ bầu không nên đi lại nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, điển hình như:

– Phụ nữ mang thai có vấn đề về tử cung.

– Mẹ bầu đã mang thai nhiều lần.

– Mẹ từng có có tiền sử bị sản giật, huyết áp cao.

– Phụ nữ bị tiểu đường trong quá trình thai kỳ.

– Từng mang thai ngoài tử cung.

– Thai nhi xuất hiện các biến chứng bất thường.

– Sản phụ đã trên 35 tuổi.

Có thể thấy, đi lại nhiều rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai, đồng thời thuận lợi cho quá trình sinh sở sau này. Vậy nên, Happy Mum Care hi vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về việc bà bầu đi nhiều có tốt không. Từ đó tham khảo và áp dụng cho bản thân mình khi mang bầu nhé.

phuongtran

Recent Posts

Bật mí cách gọi sữa về nhanh chóng, mẹ sau sinh áp dụng ngay thôi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vàng rất tốt cho em bé. Việc nuôi con…

5 months ago

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính cực dễ dàng

Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày cần thay tã rất nhiều lần. Điều đó…

6 months ago

Bật mí cách massage cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Mang thai là một niềm hạnh phúc vô vàn của bất kỳ người mẹ nào…

6 months ago

Cách giảm mỡ bụng sau sinh giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng

Làm cách nào để giảm mỡ bụng sau sinh và lấy lại vòng eo thon…

6 months ago

Bà bầu kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai

Chế độ ăn uống của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình…

6 months ago

Bà bầu nên ăn gì? Các thực phẩm cho bà bầu tốt nhất

Việc ăn uống trong giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng bởi đây chính…

6 months ago