Giai đoạn mang thai là một quá trình vô cùng đặc biệt bởi lúc này, cơ thể người mẹ sẽ có những sự thay đổi và cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ nhỏ lẫn bà bầu. Do đó, học cách massage bụng bầu chính là phương pháp để cơ thể và tâm trí của người mẹ được tốt hơn sau đó, nhất là khi thai nhi càng nặng, mẹ bầu sẽ càng gặp thêm nhiều cơn đau nhức mới. Vậy cách massage cho bà bầu tại nhà như thế nào? Nội dung dưới đây mà Happy Mum Care chia sẻ sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn hơn về vấn đề này.
Có nên massage bụng khi mang bầu không?
Khi có thai, người phụ nữ không chỉ có sự thay đổi về cơ thể mà còn cả tâm lý nên thường cảm thấy khó chịu. Điển hình như khi mới mang thai, mẹ bầu thường hay bị ốm nghén dẫn đến mệt mỏi, chán ăn. Tùy từng thể trạng mà sẽ có người nôn nhiều, có người nôn ít nhưng về cơ bản, họ đều cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu.
Trải qua giai đoạn tiếp theo, bé yêu lúc này đã ổn định hơn và các mẹ bầu cũng không còn bị ốm nghén nữa. Nhưng chắc chắn, thai nhi càng lớn dần cũng sẽ mang theo cảm giác nặng nề cho người mẹ.
Tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn vào những cuối thai kỳ, các mẹ bầu sẽ có những triệu chứng kèm theo là đau lưng, đau người, mỏi eo do tư thế ngủ không được thoải mái. Đặc biệt là thường hay gặp phải tình trạng chuột rút, tê chân trong lúc ngủ.
Với những khó khăn gặp phải về vấn đề sức khỏe, việc học cách massage bụng cho bà bầu chính là điều vô cùng cần thiết để giúp các chị em có thể phần nào vơi đi nỗi mệt mỏi, vất vả. Từ đó chuẩn bị sẵn tinh thần, sự tự tin để chào đón một sinh linh mới chào đời nhờ những lợi ích mà massage bà bầu mang lại.
– Giúp tăng lượng máu lưu thông, giảm tình trạng bị căng thẳng, giảm tình trạng chuột rút, căng cơ trong các tháng cuối thai kỳ một cách hiệu quả.
– Hỗ trợ các chị em có thể chuẩn bị tốt tinh thần trong quá trình sinh nở.
– Tác dụng tích cực đến em bé, tăng sợi dây kết nối tình cảm giữa mẹ và bé, đồng thời giúp bé giảm căng thẳng từ những tác động trong cơ thể mẹ, hỗ trợ tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Tác hại khi massage bụng bầu sai cách
Ngoài những lợi ích đến từ việc massage bụng bầu đúng cách, việc các bạn không nắm vững kỹ thuật massage bụng cho bà bầu có thể dẫn đến tình trạng massage sai cách và không đúng thời điểm. Đương nhiên, việc này cũng kéo theo những tác hại không hề mong muốn.
1. Ảnh hưởng tới ngôi thai
Ngôi thai đóng vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển dạ của mẹ. Trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có thể thoải mái di chuyển bên trong tử cung của mẹ do nước ối lúc này vẫn còn nhiều. Tuy nhiên, khi bước sang tuần thứ 32 thì lượng nước ối bị ít đi do thai nhi đã dần thành hình và phát triển lớn hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với không gian trong tử cung mẹ cũng bị hẹp đi. Chính vì vậy, việc chạm hay massage bụng bầu trong khoảng từ tuần thứ 30 – 32 đều xem là một hành động cấm kỵ. Nó có thể khiến cho bé đổi vị trí và không thể xoay lại được vị trí thuận lợi để cho mẹ dễ dàng sinh thường nữa.
2. Thai nhi bị dây rốn quấn cổ
Trong quá trình mang thai, hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ hay còn được gọi là tràng hoa quấn cổ trong còn phải là một trường hợp hiếm gặp. Đối với tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ từ 1 – 2 vòng sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh và em bé cũng được chào đời một cách an toàn.
Tuy nhiên, trong trường hợp bé bị dây rốn quấn thành nhiều vòng hơn thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất giữa mẹ và con. Thai nhi sẽ không đủ dinh dưỡng để có thể phát triển tốt và massage chính là hành động làm gia tăng nguy cơ này.
3. Gây sinh non
Từ tuần thứ 34 trở đi, các cơn co thắt giả sẽ bắt đầu xuất hiện. Lúc này, tử cung của mẹ bầu cũng bắt đầu trở nên nhạy cảm hơn trong thời điểm 3 tháng cuối của thai kỳ. Chính vì thế, thói quen xoa hay massage bụng bầu cũng chính là nguồn cơn dẫn đến tình trạng co giật tử cung khiến nhau thai bị đứt, dẫn đến sinh non.
Hướng dẫn massage bụng bầu đúng cách
Như đã nhấn mạnh ở trên, massage bụng cho bà bầu mang đến nhiều lợi ích to lớn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, dù có nhiều tác dụng to lớn nhưng massage không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Do đó, để học cách massage bụng cho bà bầu tại nhà thì các bạn cần phải chú ý lực tay vừa phải, đồng thời đọc kỹ những lưu ý trong khi massage bụng theo hướng dẫn dưới đây:
1. Cách xoa bụng bầu đúng cách 3 tháng đầu
Có nên massage bụng khi mang bầu 3 tháng đầu hay không là một vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm. Trên thực tế, 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn thai nhi mới bắt đầu phát triển và vẫn còn chưa ổn định nên việc massage không đúng cách có thể mang đến nhiều tác hại to lớn. Do vậy, để thay thế thì các mẹ có thể thực hiện xoa bụng 5 phút / ngày với cường độ nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến bé.
– Bước 1: Làm mềm da tay bằng tinh dầu bưởi, dầu rum hoặc loại kem có chứa vitamin E. Mục đích không chỉ giúp cho đôi tay có thể di chuyển trên làn da của mẹ mà còn góp phần ngăn ngừa các vết rạn xuất hiện.
– Bước 2: Mẹ bầu hãy làm dịu các phần cơ bằng cách di chuyển tay thật nhẹ nhàng qua bụng cho đến các đường cong trên cơ thể. Lưu ý là lúc này chưa xoa trực tiếp vào vùng bụng hay háng.
– Bước 3: Mẹ tiến hành đặt tay vào hai bên bụng và từ từ hướng tay vào giữa trung tâm. Tiếp tục di chuyển bàn tay xuống dưới phần xương mu và trở về vị trí ban đầu.
– Bước 4: Chuyển qua bước massage thứ hai, các mẹ bầu nên di chuyển tay theo vòng tròn như lần trước, đồng thời hướng tay lên ngực và đưa xuống hai bên hông.
– Bước 5: Sử dụng lòng bàn tay để xoa vùng bụng theo hình chữ C chồng lấp lên nhau. Hai tay nên thực hiện động tác này một cách liên tục với lực vừa đủ.
2. Cách massage bụng cho bà bầu 3 tháng giữa
Nếu ở giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu chỉ được xoa bụng một cách nhẹ nhàng nhất có thể để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi thì sang 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu có thể massage bụng cho mình. Tuy nhiên, cách thực hiện cũng cần phải thật cẩn thận, đúng cách và an toàn cho thai nhi theo các hướng dẫn dưới đây:
– Mẹ bầu nên thả lỏng phần bụng của mình và nằm ngửa trong trạng thái thoải mái nhất. Dùng tay vỗ nhẹ di chuyển từ trên xuống bên dưới bụng, sau đó chuyển qua từ trái sang phải.
– Sử dụng ngón tay ấn nhẹ tiếp theo các chuyển động từ trên xuống dưới và từ trái qua phải.
– Liên tục thực hiện và lặp lại các thao tác này từ 5 – 6 lần trong khoảng 5 phút cho đến khi kích thích thai nhi cử động. Lúc này, các bạn có thể tăng thời gian massage lên một chút từ 5 – 10 phút.
Cách massage này sẽ giúp cho thai nhi có những hành động nhúc nhích cơ thể trong vài tuần và bắt đầu cử động chân tay. Một số mẹo nhỏ để các mẹ có thể kết nối với thai nhi của mình đó chính là khi em trong bụng cử động, hãy nhờ nhẹ vào vị trí mà bé động đậy để con có thể cảm nhận được mẹ của mình.
Mặc dù giai đoạn này bé đã được ổn định phần nào, nhưng trong quá trình massage thì các mẹ cũng cần phải thực hiện một cách nhẹ nhàng và theo đúng chỉ dẫn. Đặc biệt, mẹ cũng cần phải cảm nhận em bé trong bụng mình liệu có đang phản kháng trong quá trình massage như dãy dũa, duỗi chân nhiều lần,…. Nếu có tình trạng này thì tức là bé đang bị khó chịu, phản đối thì mẹ cần ngừng ngay lập tức.
Một số lưu ý khi xoa bụng cho bà bầu
1. Thời gian xoa bụng
Khi xoa bụng cho con, các mẹ chỉ nên xoa tối đa 5 phút mỗi ngày trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ và tăng lên từ 5 – 10 phút trong giai đoạn giữa thai kỳ. Mỗi lần massage cũng không được tùy hứng mà hãy thực hiện vào một thời điểm cố định trong ngày. Thời gian được đánh giá là lý tưởng nhất để massage cho con đó là vào 9 giờ tối để không ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của bé.
2. Hướng xoa bụng cho bà bầu
Trong giai đoạn đầu, trẻ thường nằm cố định nên các mẹ có thể nhận biết được đầu và chân của bé. Vậy nên, ở giai đoạn này thì các mẹ nên massage theo hướng vòng tròn để tránh sự dịch chuyển của thai nhi trong bụng mẹ.
3. Chú ý lực khi xoa bụng bà bầu
Khi massage bụng bầu, các mẹ phải thật nhẹ nhàng, không được dồn lực vào tay hay massage một cách dồn dập bởi nó có thể gây tổn thương cho thai nhi. Bên cạnh đó, nếu các mẹ không nắm chắc về cách massage bụng thì có thể trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc mẹ bầu chuyên nghiệp tại Happy Mum Care để có thể tận hưởng được sự thư giãn, thoải mái nhất mà dịch vụ này mang lại.
Những trường hợp không nên xoa bụng khi mang bầu
Mặc dù việc massage bụng bầu sẽ mang lại những lợi ích không nhỏ, nhưng không phải ai cũng có thể xoa bụng bầu được. Nhiều trường hợp, nếu các mẹ cứ massage mà không chú ý đến tình trạng của mình thì có thể xảy ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Vậy, đâu là những trường hợp mà mẹ bầu không nên xoa bụng mình?
1. Thai nhi cử động nhiều hơn so với bình thường
Xoa bụng nhẹ nhàng sẽ giúp cho con được phản xạ tốt hơn và kích thích sự phát triển của các dây thần kinh vận động. Nhưng nếu trong quá trình massage mà thấy thai nhi cử động nhiều hơn bình thường thì các mẹ phải dừng lại ngay. Sau đó tiến hành đi thăm khám sớm để biết được tình trạng của con như thế nào. Bởi khi xoa bụng càng nhiều, thai nhi sẽ cử động mạnh, điều này vô tình phá vỡ đi không gian yên tĩnh của con. Từ đó gây ra tình trạng động thai, sinh non hoặc thậm chí là bị sảy thai.
2. Mẹ bầu mang thai 3 thai cuối
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ thì thai cũng đã phát triển một cách hoàn thiện. Lúc này, nước ối cũng không còn nhiều và không gian trong tử cung cũng dần trở nên chật hẹp khiến cho bé có cảm giác bí bách bên trong. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến cho thai nhi chuyển động và thay đổi ngôi thai, điều này chắc chắn cũng gây ra nhiều khó khăn trong quá trình sinh nở. Do đó, việc chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối là vô cùng cần thiết và tốt nhất là không nên massage bụng lúc này, thay vào đó mẹ bầu có thể massage những bộ phận khác để giảm tình trạng nhức mỏi, nặng nề.
3. Mẹ bầu có dấu hiệu sinh non
Khi massage bụng bầu, nếu các mẹ cảm nhận được các dấu hiệu như: liên tục có các cơn co thắt, đau bụng dưới, đau lưng âm ỉ, buồn nôn, tiêu chảy,… thì phải lập tức dừng massage lại, sau đó đến ngay bệnh viện để được khám và can thiệp kịp thời vì đây có thể là dấu hiệu bạn sinh non.
4. Thai phụ bị nhau tiền đạo
Đây là tình trạng nhau thai nằm ở cổ tử cung của mẹ bầu và nó cản trở lối ra của em bé. Vì vậy, mẹ không nên xoa bụng vì có thể sẽ để lại nhiều tác hại nguy hiểm cho cả hai mẹ con như: ngôi thai bị bất thường, sinh non, suy thai và xuất huyết âm đạo,….
5. Trước khi đi ngủ
Massage trước khi đi ngủ có lẽ là thói quen của rất nhiều mẹ bầu hiện nay nhưng nó cũng vô tình làm rối loạn giấc ngủ của trẻ. Lúc này, bé sẽ chuyển động nhiều hơn, hoàn toàn không tốt cho thai nhi và cả giấc ngủ của mẹ. Thay vào đó, mẹ hãy thường xuyên chơi đùa và trò chuyện cùng trước một tiếng khi ngủ để không ảnh hưởng đến con nhé.
Một số câu hỏi thường gặp khi massage bụng cho bà bầu
1. Xoa bụng có kích thích đẻ không?
Xoa bụng có kích thích đẻ không là một vấn đề được nhiều bà mẹ hiện nay băn khoăn. Được biết, xoa bụng trong những tháng cuối thai kỳ được cho là không nên vì nó có thể kích thích các cơn co thắt tử cung, từ đó gây nên tình trạng sinh non. Nhưng với trường hợp thai đã quá ngày dự sinh thì việc xoa bụng để kích thích đẻ là một việc cần thiết.
Tuy nhiên, theo như khuyến cáo thì các mẹ cũng nên thử đi đến bác sĩ để được tư vấn cách xoa bụng nhằm kích thích việc chuyển dạ hiệu quả. Quan trọng, thực hiện công việc này cần phải có kiến thức chuyên môn và kỹ thuật nên các mẹ không nên tự tiện áp dụng tại nhà. Từ đây, chúng ta hoàn toàn có thể trả lời việc xoa bụng có kích thích đẻ không thì đáp án đó chính là có. Nhưng tốt nhất hãy để việc này cho các chuyên gia về xoa bụng để họ kích thích bạn chuyển dạ một cách tốt nhất.
2. Mẹ bầu gãi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Ngứa bụng trong quá trình mang thai là một hiện tượng phổ biến và có đến 40% phụ nữ sẽ mắc phải tình trạng này khi mang bầu. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể loại trừ việc bị ngứa da là biểu hiện của một bệnh lý về da liễu hay do sự ứ mật trong gan. Hiện tượng ứ mật trong gan còn được gọi là ứ mật thai kỳ, đây là hiện tượng mật không lưu thông một cách bình thường trong các ống nhỏ của gan được và muối mật khi tích lại trong da cũng nảy sinh cảm giác ngứa toàn thân, kèm theo các dấu hiệu khác khiến cho mẹ luôn có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn.
Nhìn chung, cảm giác ngứa khi mang thai là một hiện tượng sinh lý bình thường mà hầu như bất kỳ bà mẹ nào cũng có nguy cơ gặp phải. Hiện tượng này không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của thai nhi và nó sẽ hoàn toàn khỏi hẳn sau khi mẹ bầu sinh em bé. Điều quan trọng lúc này là gia đình cần áp dụng các cách chăm sóc bà bầu hợp lý để mẹ cảm thấy thoải mái nhất có thể.
3. Bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không?
Nhiều mẹ bầu thường lo ngại về tính nóng của dầu gió khi xoa lên bụng có thể ảnh hưởng đến thai trong bụng. Nhưng trên thực tế, mẹ bầu hoàn toàn được xoa dầu gió khi mang thai. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần phải lưu ý theo một số nguyên tắc khi xoa dầu gió như sau: không được ngửi, không uốn, không dùng cho mẹ bầu đang bị suy nhược, táo bón, huyết áp cao, không được bôi trực tiếp lên trên vết thương hở,….
4. Có nên massage bụng bầu bằng dầu dừa không?
Việc mang thai làm cho cơ thể của mẹ tăng cân nhanh chóng, khi em bé càng lớn dần cũng khiến cho làn da của mẹ có nhiều thay đổi, trong đó phổ biến nhất là tình trạng rạn da. Ngoài rạn da ở vùng bụng, nhiều mẹ bầu còn gặp phải tình trạng rạn da ở vùng mông và đùi. Các vết rạn này nếu không được can thiệp kịp thời có thể lưu lại trên làn da của bạn mãi mãi.
Vậy nên, việc sử dụng dầu dừa để massage bụng chính là cách để bạn ngăn ngừa tình trạng rạn da này xảy ra. Dầu dừa có công dụng dưỡng ẩm, tăng độ đàn hồi và ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng rạn da thường xảy ra. Sở dĩ dầu dừa có công dụng tốt như vậy là do trong thành phần của chúng chứa nhiều vitamin E và chất chống oxy hóa cực kỳ tốt.
Đặc biệt, dầu dừa được lấy từ thiên nhiên nên chúng hoàn toàn lành tình và tất nhiên sẽ không tạo ra bất kỳ một tác động xấu nào đến thai nhi. Không chỉ vậy, việc massage bằng dầu dừa còn làm cho em bé được tiếp xúc với bàn tay của cha mẹ, bé sẽ cảm nhận được sự chăm sóc và từ đó cảm thấy thoải mái hơn.
Trên đây chính là những thông tin cơ bản nhất mà Happy Mum Care muốn chia sẻ đến các bạn về cách massage bụng bầu an toàn, hiệu quả cho cả mẹ và bé. Hi vọng các kiến thức từ bài viết này sẽ giúp cho các mẹ bầu và người thân của bạn có thể áp dụng tốt vào trong thực tế. Từ đó giúp cho các mẹ không còn cảm thấy mệt mỏi, thai nhi được thoải mái và sẵn sàng chào đời.