Blog

Cách xoa nắn đầu cho trẻ sơ sinh bị méo trở nên tròn đẹp

Lần đầu mới làm mẹ, chắc hẳn bất kỳ ai cũng cảm thấy lo lắng khi đầu con của mình bị dẹp hay méo mó. Mặc dù điều này thực chất rất bình thường nhưng cũng đủ để khiến cho bất kỳ bà mẹ nào không yên lòng và tìm hiểu cách xoa đầu cho trẻ bị méo đầu. Vậy nên trong bài viết này, Happy Mum Care sẽ chia sẻ cho các bạn một số mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh hiệu quả để giúp đầu bé trở nên tròn đẹp hơn.

Trẻ sơ sinh bị méo đầu có sao không?

Khi trẻ mới sinh ra đời, các mẹ có thể quan sát bằng mắt thường tại khu vực đầu của bé. Nếu thấy đầu của bé có hình dạng thon, dẹt hoặc méo không bình thường thì đó chính là tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh. Tùy thuộc vào mỗi trẻ mà tình trạng này có thể bị ở phía trước, phía sau, bên trái hoặc bên phải đầu.

Rất nhiều bậc cha mẹ thường cảm thấy lo lắng khi thấy con của mình xuất hiện những dấu hiệu không bình thường. Theo đó, trường hợp đầu trẻ sơ sinh bị méo là hiện tượng rất thường thấy và các bạn có thể yên tâm là nó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như sự phát triển của não bộ, ngoại trừ việc gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của con.

Nguyên nhân trẻ bị méo đầu

Trẻ sơ sinh bị méo đầu do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phổ biến nhất cần phải kể đến một số nguyên nhân sau:

– Bọc nước ối: bọc nước ối có vai trò bảo vệ thai nhi khỏi những tác động nguy hiểm khi đang còn trong bụng mẹ. Khi đến thời điểm sinh, nước ối bị cạn dần có thể thúc đẩy lên đầu bé và khiến cho vùng đầu khi chui ra không còn được tròn đẹp.

– Trẻ sinh non: dù sinh thường hay sinh mổ nhưng nếu đã thiếu tháng thì trẻ cũng sẽ có hiện tượng bị méo đầu. Bởi lúc này, đầu của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện và mềm hơn so với những bé sinh đủ tháng, đủ ngày.

– Bé sinh đôi, sinh ba: khi ở trong bụng mẹ, các thai nhi sẽ được phân chia chỗ nằm. Khi thai nhi càng lớn, bụng mẹ sẽ trở nên chật hẹp khiến cho quá trình quay đầu, di chuyển của các con trở nên khó khăn hơn, các bé có thể va chạm vào nhau dẫn đến tình trạng bị méo đầu.

– Do lực kéo đẩy khi mẹ sinh thường: khi rặn đẻ, phần đầu của con sẽ được tự động điều chỉnh sao cho mềm đi để giúp con chui ra dễ dàng hơn. Đồng thời, nhiều mẹ sinh thường do phải rặn nhiều và lâu khiến đầu bé bị bóp méo sang một bên hoặc bị dài ra khi chào đời.

Cách nhận biết méo đầu ở trẻ sơ sinh

Đối với tình trạng trẻ bị méo đầu, các mẹ hoàn toàn có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường. Khi trẻ mới sinh ra, nếu nhìn phần đầu của bé có dạng dẹt hay méo mó không bình thường thì đây chắc chắn là tình trạng bị méo đầu. Đối với mỗi trẻ, tình trạng này có thể khác nhau nhưng cụ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:

1. Đầu hình thuyền

Đầu của bé khi mới sinh ra sẽ dài và hẹp nhưng phần trán lại rộng. Bên ngoài ở hai bên đầu phẳng trông giống với hình của một chiếc thuyền. Dị tật này thường chủ yếu là do bẩm sinh và có hình dạng không đối xứng nhau.

2. Đầu ngắn và rộng

Đối với tình trạng này, đầu của bé giống như có một bề mặt bao phủ đều toàn bộ cả phần sau đầu. Do đó mà nhìn đầu của bé trông rộng hơn bình thường, thậm chí đôi khi phần trán trông như lồi ra ngoài.

Một số mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị méo đầu lớn có hết không là một vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Đối với những trẻ bị méo đầu, đa số phần lép trên đầu của trẻ sẽ có thể tự động điều chỉnh và trở lại bình thường khi con được 6 tháng tuổi, đây là lúc bé bắt đầu tập ngồi. Nhưng nếu mẹ không yên tâm, muốn tình trạng này mau chóng hết thì có thể tham khảo ngay một số mẹo dưới đây:

1. Thu hút sự tập trung của bé

Những em bé nhỏ thường cảm thấy thích thú với những vật di chuyển có màu sắc sặc sỡ, hình thù ngộ nghĩnh. Do đó, các mẹ có thể sử dụng đồ chơi để thu hút sự chú ý của con. Khi con đang tập trung với trò chơi thì các mẹ có thể nắn đầu cho trẻ sơ sinh theo hướng dẫn.

Bên cạnh đồ chơi, các bạn cũng có thể sử dụng chính giọng nói ấm áp của mình để cho bé có thể ngoan ngoãn nghe lời. Mẹ hãy hát những bài mà bé yêu thích theo nhạc hay nói chuyện một cách nhẹ nhàng để khuyến khích bé hợp tác quay mặt từ bên này sang bên kia để tiện nắn đầu cho trẻ.

2. Điều chỉnh tư thế ngủ cho bé

Việc chú ý xem bé thường hay có chiều hướng quay người ngủ về phía bên nào cũng là điều mà các mẹ nên quan tâm. Ví dụ, khi thấy con hay ngủ quay người về phía bên trái nhiều, các mẹ hãy dạy bé tập quay người về phía ngược lại thường xuyên hơn. Nhưng nếu bé vẫn có biểu hiện thích quay người về một bên nào đó, các mẹ hãy sử dụng khăn có chất liệu mềm nhẹ, hoặc một chiếc gối chuyên dụng để nâng đỡ phần đầu của bé, từ đó giảm thiểu tình trạng phần đầu bị bẹp, méo.

Lưu ý là cơ thể của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và cực kỳ yếu ớt. Do đó, khi đặt bé xuống giường để ngủ, các mẹ hãy đặt phần thân của con xuống trước, không nên đặt phần đầu xuống đầu tiên vì đây chính là bộ phận rất nguy hiểm và dễ bị áp lực. Nếu đặt đầu xuống trước và không nhẹ nhàng, đúng cách thì phần cổ của bé sẽ rất dễ bị tổn thương.

3. Đặt bé nằm sấp

Nằm sấp trong thời gian phù hợp sẽ giúp cho bé tăng cường cơ bắp và tăng cường phát triển thể chất. Không chỉ vậy, trẻ nằm sấp còn giúp giảm bớt lực tác động vào vùng đầu, giả tình trạng méo đầu rất hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ có thể đặt trẻ nằm sấp nhưng phải giám sát 24 / 24 bởi nếu con nằm sấp quá lâu có thể khiến cho con bị đột tử trong lúc ngủ.

Đối với những trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi, lúc này phần cổ đã cứng và có thể tự ngẩng đầu lên, các mẹ có thể tập cho bé nằm sấp dưới sự giám sát của mẹ nhiều lần trong ngày. Mục đích chính là vừa giúp cho xương cổ bé được chắc khỏe, vừa tránh được tình trạng đầu phẳng ở trẻ.

4. Điều chỉnh tư thế khi cho con bú

Tư thế cho con bú cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hình dạng đầu của trẻ sơ sinh. Bởi khi cho con bú, nhằm giúp con ăn ngon thì các mẹ cần phải ẵm, bế, bồng trẻ trên tay. Nhưng nếu không may bế con sai tư thế lâu ngày thì sẽ khiến cho đầu bé trở nên phẳng hơn, bản thân bé cũng không bú được lượng sữa cần thiết mỗi cũ. Vì vậy, các mẹ cần tham khảo những hướng dẫn của bác sĩ để có thể thay đổi thói quen bế khi cho con bú được hiệu quả hơn.

5. Xoa nắn đầu cho trẻ sơ sinh

Tìm hiểu cách xoa nắn đầu cho trẻ sơ sinh cũng sẽ giúp các mẹ có thể cải thiện tình trạng méo đầu của con. Hãy dùng tay và xoa nhẹ lên đầu của trẻ một cách đều đặn mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp cho hộp sọ được điều chỉnh để không bị bóp méo nặng hơn mà còn góp phần quan trọng trong việc kích thích não bộ trẻ phát triển.

Tuy nhiên, nếu bạn chưa có kinh nghiệm nắn đầu cho bé một cách khoa học và an toàn thì có thể tìm đến dịch vụ chăm sóc bé sau sinh. Họ thường có đội ngũ chuyên viên giàu kỹ năng và kinh nghiệm, do đó vừa có thể xoa nắn đầu bé tròn đều, vừa giúp bé yêu thoải mái và được chăm sóc chu đáo nhất.

6. Sử dụng các loại mũ chỉnh tròn đầu

Nếu việc thay đổi tư thế hay xoa bóp cho trẻ không mang lại hiệu quả thì các bạn nên thay đổi bằng cách sử dụng mũ bảo hiểm để giúp con lấy lại hình dáng đầu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì các mẹ nên tham khảo qua ý kiến chuyên gia để có được lựa chọn phù hợp nhất. Những loại mũ chỉnh đầu này sẽ làm giảm áp lực lên trên vùng đầu bị phẳng của trẻ để giúp đầu con tròn trịa hơn.

Để mang lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng, các bạn nên tiến hành mang cho bé từ lúc con đang trong giai đoạn từ 4 – 12 tháng tuổi. Lúc này, xương sọ của con vẫn còn độ mềm dẻo nhất định. Nhưng nếu trẻ đã hơn 1 tuổi thì phương pháp đội mũ chỉnh tròn đầu cho con sẽ không còn hiệu quả vì xương sọ đã cứng lại nên khó định hình được.

Cách phòng tránh méo đầu ở trẻ sơ sinh

Hội chứng trẻ sơ sinh bị méo đầu thường xảy ra rất phổ biến và tỷ lệ các bé mắc hội chứng này cũng rất cao. Theo như Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, cứ 3 trẻ sơ sinh được chào đời thì sẽ có 1 trẻ bị mắc phải hội chứng đầu bẹt. Mặc dù phổ biến nhưng không có nghĩa là tình trạng này sẽ không có cơ hội để ngăn ngừa. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể tham khảo ngay những cách đơn giản dưới đây để hạn chế một cách tối đa trẻ bị méo đầu nhé.

1. Tập nằm sấp cho con

Nằm sấp rất tốt cho trẻ sơ sinh, không chỉ giúp bé không bị bẹp đầu mà đây còn là thời gian để mẹ khuyến khích bé học hỏi và khám phá thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, nằm sấp trong khi thức còn giúp cho trẻ sơ sinh tăng cường cơ cổ và học cách đẩy tay, đây chính là tiền thân của việc trẻ có thể bò và ngồi dậy.

2. Bế trẻ thường xuyên

Bên cạnh thời gian nằm sấp, việc bế bé thường xuyên cũng là cách chăm sóc em bé sau sinh để các bạn có thể ngăn ngừa tình trạng đầu bẹt cho bé yêu. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để các bậc phụ huynh có thể vui chơi, gắn kết cùng với con cái.

3. Thay đổi tư thế ngủ của trẻ

Cha mẹ nên thường xuyên xoay đầu con khi ngủ. Tức là khi thấy con nghiêng đầu sang trái quá lâu, hãy nhẹ nhàng nghiêng đầu con sang phải. Đừng bao giờ sử dụng khăn hoặc gối để giữ đầu của trẻ trong một tư thế duy nhất.

4. Thay đổi hướng nằm của con

Khi đặt bé nằm chơi trong nôi, cha mẹ cũng nên luân phiên cho con nằm ở những vị trí khác nhau, lúc thì ở đầu, khi ở cuối nôi. Cách này sẽ giúp cho đầu của bé không bị ở một vị trí duy nhất. Bên cạnh đó, việc thay đổi hướng nằm của con còn khuyến khích trẻ quay đầu nhìn mọi hướng và giúp phần đầu trở nên linh hoạt, cứng cáp hơn.

5. Hạn chế để con ngồi trong ghế nôi quá lâu

Các mẹ cần tránh để bé ngồi trong xe nôi, ghế nôi hay địu lưng quá lâu, nhất là khi trẻ bỗng nhiên có xu hướng ngả đầu về một bên khi ngồi. Vì vậy, các mẹ cần chú ý khi thấy trẻ thường xuyên nghiêng về bên nào đó quá lâu, hãy lấy khăn hay các vật dụng mềm và chèn ngay dưới gối phía bé thường hướng đầu về. Cách này sẽ buộc bé phải nghiêng về hướng về và giúp cho đầu luôn tròn.

6. Sử dụng chất liệu gối nằm mềm mại

Việc cho con nằm trên bề mặt thô cứng hay không có gối chính là một trong những nguyên nhân khiến đầu bé bị méo. Do đó, các mẹ hãy ưu tiên lựa chọn những sản phẩm gối mềm mịn, thân thiện với làn da nhạy cảm để bé có thể lật, xoay người một cách dễ dàng mà không bị đau. Đương nhiên, một chiếc gối êm ái sẽ giúp cho bé có thể dễ dàng đi vào những giấc ngủ êm ái.

Ngoài áp dụng các biện pháp đơn giản này, cha mẹ cũng hãy thường xuyên đưa con đi khám sức khỏe định kỳ để có thể đảm bảo rằng con không bị dị tật nguy hiểm nào.

Trên đây là những cách xoa đầu cho trẻ bị méo đầu mà  Happy Mum Care muốn chia sẻ đến các bạn. Thông thường, tình trạng méo đầu ở trẻ sẽ tự động cải thiện khi con được 6 tháng tuổi. Bởi vậy, các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng mà hãy tạo tâm lý thoải mái nhất để chăm sóc cho con yêu được khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.

phuongtran

Recent Posts

Bật mí cách gọi sữa về nhanh chóng, mẹ sau sinh áp dụng ngay thôi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vàng rất tốt cho em bé. Việc nuôi con…

5 months ago

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính cực dễ dàng

Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày cần thay tã rất nhiều lần. Điều đó…

6 months ago

Bật mí cách massage cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Mang thai là một niềm hạnh phúc vô vàn của bất kỳ người mẹ nào…

6 months ago

Cách giảm mỡ bụng sau sinh giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng

Làm cách nào để giảm mỡ bụng sau sinh và lấy lại vòng eo thon…

6 months ago

Bà bầu kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai

Chế độ ăn uống của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình…

6 months ago

Bà bầu nên ăn gì? Các thực phẩm cho bà bầu tốt nhất

Việc ăn uống trong giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng bởi đây chính…

6 months ago