Sau khi sinh, ngay còn khi còn đang ở bệnh viện chính là thời điểm vàng giúp bé “khởi động” và thích nghi với cuộc sống. Đông thời, trong khoảng thời gian này bé còn rất yếu nên cần được chăm sóc thật cẩn thận, kỹ lưỡng, theo dõi tình trạng cơ thể thường xuyên để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường. Chính vì thế, bạn cần phải biết cẩm nang chăm sóc em bé sau sinh tại bệnh viện chuẩn nhất để có thêm kiến thức chăm con hiệu quả.
Theo dõi tiêu, tiểu, cữ bú và nôn dịch ở bé
Vào ngày đầu chào đời, khi bé khỏe mạnh và đủ tháng sẽ đi tiểu và đi phân su, còn nếu như bé sinh ở tuần thứ 37 thì quá trình này sẽ diễn ra vào ngày thứ hai. Đây được xem là hiện tượng tâm sinh lý bình thường. Còn nếu trong trường hợp bé không đi vệ sinh như thời gian nói trên, mẹ hãy báo ngay với bác sĩ để con được kiểm tra sớm nhất.
Còn về cữ bú, tần suất của bé trung bình sẽ dao động từ 8 – 12 lần mỗi ngày tùy thuộc theo nhu cầu của con. Mẹ có thể quan sát các biểu hiện của bé để biết khi nào bé đang đói như: liến môi, thè lưỡi, mút tay hoặc quấy khóc.
Ngoài ra, khi chăm sóc em bé sau sinh tại bệnh viện, có thể mẹ cũng thấy bé xuất hiện biểu hiện ọc nhớt vì vô tình nuốt phải một ít nước ối khi còn đang nằm trong bụng mẹ. Khi xuất hiện trường hợp này, gia đình không nên để trẻ nằm trên gối mà có thể để bé nằm nghiêng sang một bên khi bị ọc nhằm hạn chế nguy cơ trẻ bị tím tái, khó thở do sặc
Hướng dẫn chăm sóc rốn và tắm cho bé
Một trong những điều mẹ cần quan tâm và thực hiện đúng cách chăm sóc bé sơ sinh đó là việc vệ sinh rốn cũng như tắm cho bé. Trong tuần đầu tiên, dây rốn của bé chưa rụng và phải luôn được giữ khô, sạch sẽ cho đến ngày nó tự khô rồi rụng. Chính vì thế, mẹ nên để rốn tự do, quấn tã ở chân rốn của bé và không đắp bất cứ thứ gì lên chân rốn.
Nếu như rốn bị bẩn thì chỉ dùng khăn sạch để lau nhẹ. Còn trong trường hợp quan sát thất rốn tấy đỏ hoặc chảy mủ, hãy báo ngay với nhân viên y tế để được kiểm tra kịp thời. Lưu ý rằng không nên băng rốn, bụng và tránh đụng vào chân rốn nếu như không cần thiết.
Còn về việc tắm cho trẻ sơ sinh, sau khi rời khỏi cơ thể mẹ, trẻ sơ sinh vẫn còn dính nước ối, chất gây và máu. Lúc này, điều dưỡng sẽ giúp bé lau sạch bằng khăn mềm và nhanh chóng ủ ấm. Thông thường, trong ngày đầu tiên sau khi sinh bé sẽ không được tắm luôn, chỉ sát trùng rốn, băng kín và thay mới thường xuyên. Đến ngày thứ hai thì bé có thể tắm bằng nước ấm nhưng cũng nên tránh để rốn dính nước vì còn chưa khô.
Tuy nhiên, không nên tắm hàng ngày cho bé mà chỉ nên thực hiện từ 2 – 3 lần / tuần để tránh việc da bé bị khô. Hãy tắm trong phòng kín gió, nước ấm vừa đủ khoảng 37 – 38 độ C. Thời gian lý tưởng để tắm cho bé là khoảng 5 phút và thời điểm lý tưởng là từ 10 – 11 giờ sáng hoặc 3 – 4 giờ chiều. Các động tác tắm cho bé nên thực hiện nhẹ nhàng theo quy trình rửa mặt, gội đầu và tắm toàn thân.
Những điều cần biết khi cho bé yêu bú sữa
Nếu sau khi sinh, mẹ chưa có sữa thì có thể tạm thời cho con bú bình. Còn đến khi đã có sữa thì nên tăng cường cho con bú và bú càng sớm càng tốt để để được tiếp nhận lượng sữa non dưỡng chất. Tùy thuộc vào điều kiện mà mẹ có thể cho bé bú ở tư thế nằm hoặc ngồi nhưng cần đảm bảo sự thoải mái cho cả hai mẹ con. Cách cho bé bú như sau:
– Để đầu và thân trẻ cùng nằm trên một đường thẳng.
– Đặt bụng của bé áp sát vào bụng của mẹ.
– Mặt bé quay vào vú mẹ và mũi trẻ đối diện với núm vú.
– Mẹ nên đỡ cả đầu và mông để bé được bú dễ dàng nhất.
Hãy cho bé bú và đúng cách để bé được hấp thu lượng chất dinh dưỡng tốt nhất, nếu như thấy bé có xu hướng bú kém thì mẹ cần báo ngay cho y tế. Lưu ý rằng nếu như trẻ bú không tốt thì không nên xuất viện. Ngoài ra, không nên cho trẻ uống nước đường gowsc đồ uống khác, cũng không nên dùng bình sữa và núm vú giả.
Tương tác, trò chuyện cùng bé
Trong suốt quá trình đang con nằm trong bụng mẹ, bé đã cảm nhận được giọng nói của bố mẹ qua những cuộc trò chuyện. Tất cả những thái độ đó đều đã được bé tiếp thu và ghi nhận nên sau khi chào đời, con sẽ dễ dàng nhận biết được bố mẹ mình. Sau khi bé đã chào đời, bố mẹ cũng hãy quan sát và giao tiếp với con mình nhiều nhất có thể để bé cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc.
Massage cho bé
Massage cho trẻ sơ sinh được biết đến là phương pháp mang lại nhiều lợi ích khi giúp bé phát triển cả thể chất, trí tuệ, tình cảm, tăng cường phát triển hệ thần kinh, hệ miễn dịch, giúp giảm cảm giác căng thẳng và cảm giác đau ở bé. Bên cạnh đó, khi mới sinh nhịp thở của bé thường không đều nên những động tác massage nhẹ nhàng sẽ giúp bé ngủ ngon và đồng thời cũng giúp cho nhịp thở trở nên đều hơn.
Vấn đề vệ sinh cho bé
Trong quá trình chăm sóc bé sau sinh tại bệnh viện, bạn cũng nên lưu ý về các vấn đề vệ sinh. Cụ thể, cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời như sau:
– Vệ sinh vùng kín thường xuyên để bảo vệ làn da cho bé, bởi vì phân và nước tiểu chứa axit và vi khuẩn gây hại. Sau khi vệ sinh luôn đi kèm với việc thay đồ cho bé.
– Thay quần áo cho bé từ 6 – 10 lần mỗi ngày trong những tháng đầu tiên.
– Khi mới sinh, mắt của bé rất yếu, lông mi thường bị dính vào buổi sáng. Lúc này, mẹ có thể dùng một miếng gạc tiệt trùng tẩm huyết thanh sinh học để lau sạch mắt cho bé và lau bắt đầu từ vùng sạch nhất để tránh gây ghèn mắt ra các khu vực khác.
– Thường xuyên lau mũi cho bé bằng những miếng bông khử trùng tẩm huyết thanh sinh học. Lưu ý rằng mỗi bên mũi dùng một miếng băng riêng và thực hiện động tác hết sức cẩn thận.
– Đối với việc vệ sinh tai, không nên dùng dụng cụ có đầu nhọn mà thay vào đó hãy chọn một miếng bấc bằng cotton khô và thực hiện vệ sinh nhẹ nhàng để tránh làm thủng màng nhĩ của bé. Trong quá trình thao tác, hãy giữ đầu bé bật chặt để tránh bé ngọ nguậy, làm ảnh hưởng đến việc vệ sinh.
– Kiểm tra móng tay của bé nhiều lần trong tuần và chỉ khi bé được 1 tháng tuổi mới nên cắt móng tay.
Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho trẻ sơ sinh tại bệnh viện
Khi chăm sóc em bé sơ sinh tại bệnh viện, nếu như trẻ có dấu hiệu bất thường, mẹ nên báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và phát hiện kịp thời. Đồng thời, hãy thực hiện các xét nghiệm sàng lọc để nắm rõ tình hình của bé. Lưu ý rằng mẹ nên thực hiện tái khám cho con theo lịch như sau:
– Lần đầu tiên trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
– Lần hai vào ngày thứ ba (từ 48 – 72 giờ sau sinh).
– Lần ba vào ngày từ 7 – 14.
– Lần cuối vào tuần thứ sáu sau khi sinh.
Theo dõi và phát hiện sớm nếu bé có các dị tật bẩm sinh
Ngay sau khi bé chào đời, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có dị tật bẩm sinh nào hay không. Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc bé sơ sinh tại bệnh viện thì bố mẹ cũng cần thực hiện kiểm tra và xem xét kỹ lưỡng để kịp thời phát hiện.
Dịch vụ chăm sóc sau sinh tại bệnh viện của Happy Mum Care
Có thể thấy, sau khi sinh bé cần được chăm sóc rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, khi tình trạng cơ thể của mẹ cũng còn đang rất yếu thì chắc hẳn những điều này khá khó khăn. Không những thế, đối với những người lần đầu tiên làm mẹ chắc hẳn cũng dễ hiểu khi gặp phải tình trạng bối rối không biết phải làm như thế nào.
Đó cũng chính là lý do Happy Mum Care cung cấp đến bạn dịch vụ chăm sóc em bé sau sinh tại bệnh viện và tại nhà, giúp bé yêu nhận được sự quan tâm, chăm sóc tốt nhất, đồng thời cũng là giúp mẹ giảm bớt gánh nặng chăm con để có thêm thời gian phục hồi sức khỏe.
Vậy nên, nếu bạn cũng có nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh tại bệnh viện, có thể liên hệ ngay với Happy Mum Care theo hotline 0975 841 538 để được nhân viên hỗ trợ tư vấn nhanh nhất. Xin cảm ơn!