Những ngày đầu sau sinh là khoảng thời gian phụ nữ phải trải qua rất nhiều áp lực cả về sự thay đổi bên trong cơ thể, cả về những tác động, môi trường bên ngoài. Chính điều này sẽ khiến cho các bà mẹ bỉm sữa thường xuyên cảm thấy buồn bã và dẫn đến khóc nhiều. Vậy thì phụ nữ sau sinh hay khóc nhiều có sao không?
Nguyên nhân phụ nữ sau sinh khóc nhiều
Trước khi tìm hiểu những ảnh hưởng của việc phụ nữ sau sinh hay khóc thì bạn nên hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Trong đó, một số nguyên nhân gây rác tác động nhiều nhất đó là:
– Thay đổi nội tiết tố: Từ khi mang thai cho đến lúc sinh xong, hormone của người mẹ đều có những thay đổi. Khi tình trạng mất cân bằng này kéo dài thì đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chết, sinh lý lẫn tâm lý phụ nữ sau sinh. Thế nên, tâm trạng của người mẹ cũng trở nên bất ổn, dễ bị tổn thương và khóc hơn.
– Áp lực khi làm mẹ: Để chăm sóc con cái không phải là điều đơn giản, đặc biệt lại còn đối với những người lần đầu làm mẹ. Họ phải đảm nhận một sứ mệnh hoàn toàn mới khó khăn hơn rất nhiều. Áp lực từ việc nuôi con, chăm con vô hình chung khiến cho tâm trạng của người mẹ luôn trong trạng thái lo lắng, bất ổn định.
– Ảnh hưởng bởi những người xung quanh: Cảm xúc của người mẹ rất nhạy cảm, dễ chịu tác động từ những người xung quanh như chồng, gia đình, người thân. Nếu như mẹ bỉm sữa không nhận được sự quan tâm, thấu hiểu về những mệt mỏi của mình, họ sẽ rất dễ sa sút tinh thần và khóc nhiều hơn sau khi sinh.
Phụ nữ sau sinh hay khóc có ảnh hưởng gì không?
Không ít người vẫn luôn thắc mắc bà đẻ khóc có sao không? Trên thực tế, đây chính là biểu hiện của việc họ đang phải chịu tổn thương về mặt tâm lý. Lâu này, nếu như tình trạng này không được khắc phục thì sẽ rất dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến cả mẹ, bé và những người xung quanh.
1. Ảnh hưởng tới người mẹ
Đầu tiên, khi phụ nữ sau sinh khóc nhiều sẽ tác động xấu đến chính họ. Cụ thể đó là:
– Suy giảm sức khỏe: Khóc nhiều sẽ khiến cho cơ thể người mẹ dễ bị mệt mỏi, dẫn đến chán ăn. Khi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Đặc biệt là cơ thể phụ nữ sau sinh lúc này vẫn chưa phục hồi thể trạng nên không chịu được những cảm xúc mạnh.
– Tinh thần sa sút: Việc phụ nữ sau sinh hay khóc sẽ khiến cho tinh thần của họ suy nhược, dễ kích động, tâm lý không ổn định.
– Mất đi sự tự tin: Khi sức khỏe và tinh thần của người mẹ không ổn định sẽ khiến cho họ không còn cảm thấy tự tin vào chính mình. Điều đó cũng đồng thời ảnh hưởng đến tâm lý của họ.
– Nguy cơ trầm cảm: Phụ nữ sau sinh khóc nhiều có nghĩa là họ cần phải được giải quyết các vấn đề về mặt tâm lý. Nếu như tình trạng này kéo dài thì đây có thể còn là dấu hiệu trầm cảm sau sinh.
– Làm hại bản thân và con: Có lẽ bạn nghĩ rằng việc khóc nhiều ở phụ nữ sau sinh không nghiêm trọng. Nhưng đây chỉ là suy nghĩ của quan, bởi vì khi tinh thần bị căng thẳng, mệt mỏi, tâm lý không ổn định thì họ có thể tự làm hại chính mình và cả con. Bởi vì khi đó, họ không còn đủ tỉnh táo để nhận thức được hành vi của mình. Trong tâm trí của người mẹ lúc này chỉ có những ý nghĩ tiêu cực. Thế nên, không ít trường hợp người mẹ chọn cách tự tử hoặc làm hại đứa con của mình để giải quyết vấn đề.
2. Ảnh hưởng tới con
Giữa mẹ và con luôn có một sợi dây vô hình gắn kết. Đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử. Chính vì thế, một khi tâm lý của người mẹ không ổn định, thường xuyên khóc thì đồng thời người con cũng phải chịu các ảnh hưởng như:
– Làm chậm quá trình phát triển thể chất: Khi mẹ khóc quá nhiều, khiến cho sức khỏe sa sút cũng đồng thời sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn sữa. Điều đó cũng có nghĩa là nguồn dinh dưỡng em bé hấp thu vào trong cơ thể đã bị kém đi, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển thể chất.
– Ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc: Cảm xúc của bé sẽ chịu tác động từ môi trường xung quanh và phát triển trong vô thức. Thế nên, việc mẹ thường xuyên ủ rủ, khóc lóc thì ít nhiều gì cũng sẽ tác động đến cảm xúc của trẻ. Điều đó khiến con mang cảm xúc tiêu cực và còn có thể dẫn đến sự phát triển lệch lạc sau này.
– Ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ: Dinh dưỡng và cảm xúc khi đều không được phát triển toàn diện thì tất nhiên trí tuệ của con cũng bị ảnh hưởng. Điều đó sẽ dễ khiến cho con không được thông minh như những đứa trẻ bình thường.
3. Ảnh hưởng tới tình cảm gia đình
Ảnh hưởng cuối cùng đó chính là tình cảm gia đình. Khi phụ nữ sau sinh hay khóc sẽ rất dễ dẫn đến:
– Xuất hiện mâu thuẫn: Tâm trạng người mẹ không tốt sẽ khiến cho không khí trong gia đình thường xuyên trong tình trạng căng thẳng. Những cuộc cãi vã xuất hiện ngày càng nhiều và khó giải quyết.
– Hôn nhân tan vỡ: Khi hai người không còn sự chia sẻ, cảm thông cho nhau thì cuối cùng, việc gia đình tan vỡ là điều không thể tránh khỏi.
Phương pháp giúp mẹ sau sinh làm chủ cảm xúc
Sau khi đã biết được phụ nữ sau sinh khóc nhiều có sao không, hẳn là bạn cũng đã hiểu thêm về những ảnh hưởng có thể gặp phải. Thế nên, một số phương pháp giúp mẹ sau sinh làm chủ cảm xúc sẽ rất hữu ích dành cho bạn
1. Tránh căng thẳng, mệt mỏi
Mệt mỏi và căng thẳng chính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phụ nữ sau sinh khóc nhiều. Thế nên, bạn cần phải thực hiện các cách để tránh tình trạng này, chú ý bổ sung dinh dưỡng và rèn luyện sức khỏe để cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất. Bạn nên bổ sung cho mình các loại thực phẩm giàu protein, axit amin. Đồng thời, có thể tập các bộ môn nhẹ nhàng như yoga, thiền để điều hòa cột thở, tịnh tâm hơn.
2. Tự xoa dịu và động viên bản thân
Là phụ nữ, bạn hãy yêu thương bản thân mình hơn và biết cách tự động viên để vượt qua khó khăn thay vì cứ mãi chìm trong căng thẳng và lo âu. Đây cung là phương pháp giúp bạn rèn luyện tình yêu và trân trọng những điều mình đang có. Nhờ đó, bạn sẽ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống tốt hơn.
3. Không áp đặt suy nghĩ của những người xung quanh
Mỗi người chúng ta là một thực thể riêng biệt, không ai giống ai. Thế nên, mỗi người đều có suy nghĩ và hành động của riêng mình và bạn nên học cách lắng nghe, tôn trọng những điều đó. Chỉ khi bạn bằng lòng và đón nhận mọi việc bằng tâm thái cởi mở thì tự nhiên tâm lý cũng sẽ cảm thấy thoải mái và mang nhiều năng lượng tích cực hơn.
Cách giúp tâm lý mẹ sau sinh thoải mái, vui vẻ
1. Với chồng và người thân
Chồng và người thân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp cho mẹ bỉm sữa lấy lại sức khỏe và tinh thần sau sinh. Họ nên thường xuyên khuyến khích mẹ bỉm sữa nghỉ ngơi nhiều để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Đặc biệt là người chồng cần bên cạnh động viên, quân tâm vợ trong suốt quá trình căm con. Hay bên cạnh đó là giúp vợ chăm sóc con cái, nấu ăn, làm việc nhà,… để người vợ cảm thấy được quan tâm và hạnh phúc.
2. Với người mẹ
Với người mẹ, hãy cố gắng tránh những điều có thể khiến cho bản thân cảm thấy lo lắng, stress. Nên tập trung vào việc chăm sóc bản thân và con cái để thoát đi cảm xúc tiêu cực. Nếu như có quá nhiều khó khăn trong cuộc sống thì hãy cởi mở mà chia sẻ với chồng hoặc những người thân xung quanh để nhận được sự giúp đỡ từ họ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập cho mình những thói quen tốt để tinh thần cảm thấy thoải mái hơn, ví dụ như đọc sách, cắm hoa, dạo phố,…
Nói chung, khoảng thời gian đầu sau sinh vô cùng nhạy cảm với tâm lý người mẹ nên họ thường xuyên cảm thấy tủi thân, dẫn đến khóc là điều bình thường. Tuy nhiên, bạn cần phải nhanh chóng khắc phục, lấy lại tâm lý để tránh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Hi vọng rằng từ những chia sẻ của Happy Mum Care, bạn đã hiểu hơn phụ nữ sau sinh hay khóc nhiều có sao không, từ đó biết được mình nên làm gì để tránh gặp phải vấn đề này.