Blog

Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu và cách khắc phục

Mang thai là điều vô cùng thiêng liêng, nhưng bên cạnh đó đây cũng là một trọng trách lớn lao của mỗi người phụ nữ. Họ phải trải qua 9 tháng 10 ngày với rất nhiều vấn đề khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Trong suốt thời gian mang thai, chắc chắn mẹ bầu sẽ không thể tránh khỏi những cơn đau nhức cơ thể, nhức mỏi chân tay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết hơn về hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu và cách khắc phục hiệu quả để giảm tình trạng này.

Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu và cách chữa trị hiệu quả

Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu

Khi mang thai, bà bầu nhức mỏi toàn thân là điều thường thấy. Hiện tượng này xảy ra do nhiều yếu tố tác động lên cơ thể người mẹ, trong đó, biểu hiện chủ yếu ở 3 tháng đầu và đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ.

1. Hiện tượng nhức mỏi tay chân khi mang thai 3 tháng đầu

Nhức mỏi khi mang thai tháng đầu có thể là dấu hiệu khi mang thai sớm. Đây là tình trạng mà mẹ bầu không thể tránh được và thường sẽ kéo dài cho đến hết thai kỳ. Thông thường, đó sẽ là những cơn nhức mỏi lưng, hông, đau thần kinh tọa, đau dây chằng, đau bụng,…. Những cơn đau đó có thể đến bất cứ lúc này do sự thay đổi của cơ thể mẹ từng ngày. Tất cả những điều này đều sẽ khiến cho mẹ bầu ăn không ngon, ngủ không yên, dẫn đến thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi.

2. Nhức mỏi khi mang thai 3 tháng cuối

3 tháng cuối là thời điểm những cơ đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Bởi vì lúc này, thai nhi đã lớn và làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu. Đây chính là nguyên nhân làm cho máu khó chảy trở về tim được dẫn đến hiện tượng sưng phù tay chân ở bà bầu. Cộng thêm với đó còn là chứng đau lưng khi mang thai có sẵn, càng làm cho toàn thân cơ thể của mẹ bầu trở nên mệt mỏi hơn.

Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu

Nhức mỏi chân tay khi mang thai có nguy hiểm không?

Chắc hẳn khi gặp phải tình trạng nhức mỏi chân tay mà chưa có kinh nghiệm thì cũng đều lo lắng không biết có nguy hiểm không? Thật ra, đây là hiện tượng thường thấy khi mang thai và đa phần sẽ không gây ra nguy hiểm gì. Thay vào đó, điều này chỉ mang đến sự khó chịu và những cơn đau cho bạn, đặc biệt là vào ban đêm. Khi những cơn đau bỗng dưng ập đến có thể dẫn đến việc chán ăn, mệt mỏi, bà bầu bị mất ngủ và lâu dần cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, bà bầu bị đau tay chân còn có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, đây là biến chứng nguy hiểm đối với cả mẹ và bé. Bệnh lý này thường gặp ở 3 tháng cuối với các triệu chứng như: tăng huyết áp, protein niệu và phù, kèm theo đó là thiếu máu, mệt mỏi, các dấu hiệu liên quan đến thần kinh, tiêu hóa, thị giác và tràn dịch đa mạng. Chính vì thế, nếu như tình trạng mức mỏi chân tay của mẹ bầu xuất hiện liên tục và trở nặng thì nên lưu ý để phòng ngừa tiền sản giật, tránh ảnh hưởng đến bản thân và em bé.

Nguyên nhân bà bầu nhức mỏi toàn thân

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện rất nhiều thay đổi. Chính vì vậy nên việc xuất hiện các cơn đau nhức cơ thể cũng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

1. Tăng cân đột ngột trong thai kỳ

Tăng cân đột ngột trong thai kỳ chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nhức mỏi chân. Việc cân nặng tăng lên nhanh chóng sẽ tạo áp lực ngày càng lớn lên các dây chằng của chân, khiến cho chúng bị căng ra. Việc phải chịu một áp lực quá lớn sẽ khiến các dây chằng bị kéo quá căng trong thời gian dài và dẫn đến tình trạng đau nhức chân tay cũng như cơ thể.

Bà bầu nhức mỏi toàn thân

2. Do thay đổi hormone

Vào những tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ tăng sinh ra nội tiết tố cần thiết cho quá trình sinh nở đó là relaxin. Nội tiết tố này có tác dụng làm giãn cơ và dây chằng vùng chậu nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho thời khắc lâm bồn. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì hormone relaxin cũng làm giãn cơ và dây chằng vùng chân, gây ra tình trạng viêm và đau nhức chân.

Vừa tăng cân và vừa tăng relaxin có thể gây ra hiện tượng vòm chân thấp (hay còn gọi là bàn chân phẳng). Khi đó, bạn sẽ thấy gan bàn chân bị dàn phẳng. Chính vì thế nên hệ thống dây chằng phải kéo căng để giữ vòm chân hình cung. Điều này sẽ khiến cho tình trạng đau nhức chân càng xuất hiện nhiều và trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Dinh dưỡng khi mang thai là điều vô cùng cần thiết nhằm dung cấp đủ chất cho cả mẹ và bé. Chính vì thế, bạn cần phải đảm bảo mình được cung cấp đầy đủ các nhóm chất như trước khi mang thai, hay thậm chí có thể tăng cả về số và lượng nếu cần thiết. Nếu như không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là ba chất quan trọng đó là canxi, magie và nước thông qua các loại thực phẩm cho bà bầu thì bạn cũng sẽ rất dễ gặp phải tình trạng mức mỏi, khó chịu.

4. Vận động sai tư thế

Bụng bầu ngày càng lớn làm cho quá trình vận động, đi đứng, ngủ nghỉ của bà bầu trở nên khó khăn. Nếu như các hoạt động này bị thực hiện sai tư thế thì đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhức mỏi chân về đêm khi mang thai. Có thể bạn nghĩ rằng các thói quen này tưởng chừng như vô hại nhưng điều đó lại làm cho các dây thần kinh bị chèn ép, khiến cho việc lưu thông máu đến tay và chân bị trì trệ. Đồng thời, khả năng cung cấp và trao đổi oxy giữa các cơ quan cũng bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng đau nhức.

5. Dạ con bị co thắt

Thỉnh thoảng, những cơn đau vừa phải, thoáng qua hoặc âm ỉ giống như cảm giác đau bụng kinh sẽ xuất hiện. Triệu chứng này xảy ra là vì dạ con bị co cắt. Hay ngược lại, khi dạ con ngày càng to ra cũng là nguyên nhân khiến cho các dây chằng bị kéo căng. Lúc này, khi bạn vận động, đi lại hoặc thai nhi cử động cũng đều sẽ xuất hiện những cơn đau nhói.

6. Do giãn tĩnh mạch

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể sẽ đẩy mạnh quá trình sản xuất thêm máu trong hệ tuần hoàn do nhu cầu dinh dưỡng và oxy tăng lên. Việc lượng máu sản sinh quá nhiều cũng làm tăng áp lực lên thành mạch, kéo giãn tĩnh mạch và dẫn đến tình trạng đau nhức chân. Đặc biệt, triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều hơn, cơn đau tăng lên vào giữa và cuối thai kỳ, hay khi cân nặng của bạn tiếp tục tăng lên hoặc khi phải đứng liên tục trong thời gian dài.

7. Do chuột rút khi mang thai

Những cơn co thắt có thể xuất hiện do thiếu hụt canxi hay tích tụ axit lactic trong thai kỳ mang thai. Hay người ta còn gọi tình trạng này là chuột rút, gây nhức mỏi chân. Tình trạng này có thể xảy ra khi bạn đi lại quá nhiều hoặc đứng quá lâu.

Hướng dẫn chữa nhức mỏi tay chân khi mang thai

Vậy thì, có cách nào để chữa nhức mỏi cơ thể khi mang thai không? Đây là tình trạng mà hầu hết phụ nữ khi mang thai đều gặp phải và dù rất khó để trị dứt điểm nhưng bạn hoàn toàn có thể hạn chế mức tối đa nhất những cơn đau bằng các cách sau:

1. Tập thể dục thường xuyên

Những bài luyện tập thể dục chính là một trong các cách vô cùng hiệu quả để bạn có thể hạn chế cơn đau nhức tay chân. Bạn có thể tập những bài tập nhẹ nhàng và tốt cho quá trình mang thai như: đi bộ, yoga, thiền, bơi lội,… Nếu như không có khuyến cáo của bác sĩ về việc hạn chế vận động do tình trạng sức khỏe thì bạn có thể giữ thói quen tốt này cho đến ngày chuyển dạ.

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều vô cùng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, giúp người mẹ có đủ sức khỏe cũng như hạn chế triệu chứng đau nhức cơ thể gây khó chịu. Trong thời gian này, bên cạnh các loại thực phẩm cần thiết khi mang thai thì bạn cũng nên lưu ý:

– Uống đủ nước, có thể là từ 1,8 – 2 lít nước mỗi ngày.

– Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, rau dền, rau cải, đậu phụ,… giúp xương chắc khỏe và hạn chế tình trạng đau nhức.

– Bổ sung thêm ngô, khoai lang, gạo lứt, yến mạch và các loại ngũ cốc khác để bảo vệ tính mạch, hạn chế đau nhức.

– Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm vitamin, chất xơ và các loại khoáng chất khác tốt cho cơ thể.

3. Chú ý tư thế khi mang thai

Điều chỉnh tư thế trong sinh hoạt đúng cũng là một cách để tình trạng mức mỏi chân tay của bạn được cải thiện đáng kể. Trong những thái cuối, khi bụng to lên đáng kể thì bạn có thể nằm kê gối gác chân lên cao để giảm áp lực. Điều này sẽ giúp cho máu lưu thông tốt hơn và giảm nguy cơ sưng phù cũng như hình thành các cục máu đông.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số tư thế ngồi cho mẹ bầu, đồng thời không nên đứng hay ngồi quá lâu mà hãy vận động hoặc tham gia các lớp yoga thai kỳ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Với những người làm việc văn phòng phải ngồi nhiều thì nên thường xuyên đứng lên và đi lại xung quanh để tránh nhức mỏi chân.

4. Thay đổi thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi

Khi bạn cảm thấy cơ thể đau nhức thì hãy nghỉ ngơi, không nên tiếp tục làm việc trong tình trạng căng thẳng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên thức khuya, hãy xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể không bị mệt mỏi.

5. Chườm nóng chữa nhức mỏi rã rời khi mang thai

Một mẹo nhỏ trị chứng chân tay mỏi rã rời khi mang thai, bạn cũng có thể áp dụng đó là chườm nóng. Chỉ cần đặt một túi chườm nóng nhỏ ở vị trí bị đau nhức, lăng qua lăn lại thường xuyên là sẽ cảm nhận được các cơn đau được dịu đi đáng kể. Với cách này, bạn có thể dùng ngải cứu hoặc muối để thực hiện chườm nóng.

6. Massage cho bà bầu

Các hoạt động xoa bóp, massage cho mẹ bầu sẽ có có tác dụng rất tốt đối với cơ thể, giúp lưu thông khí huyết, tạo cảm giác thoải mái, an thần và giảm đau nhức chân tay. Bạn có thể xoa bóp với một số loại tinh dầu như: bạc hà, oải hương, hoa cúc. Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả hơn thì bạn cũng nên kết hợp massage với việc ngâm chân cho mẹ bầu cùng thảo dược, muối, gừng, chanh, sả.

Ngoài ra, còn một sự lựa chọn khác tiết kiệm thời gian, công sức hơn mà bạn nên cân nhắc đó là sử dụng dịch vụ cho bà bầu của Happy Mum Care. Trong gói dịch vụ này, chúng tôi sẽ thực hiện các liệu pháp rất tốt cho bà bầu như: massage lưng, cổ, vai, gáy, chân tay nhằm giảm tình trạng nhức mỏi, phù nề. Bên cạnh đó, bạn sẽ còn được trải nghiệm ngâm chân thư giãn, đi đá nóng hỗ trợ lưu thông máu, đắp mask cải thiện làn da. Đây đều là những liệu pháp rất tốt cho bà bầu, giúp cho cơ thể luôn được thư giãn để sẵn sàng cho quá trình nở.

Nhức mỏi chân về đêm khi mang thai

Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng chỉ cần biết cách chữa trị thì điều này sẽ được giảm thiểu đáng kể, giúp cho bạn cảm thấy thoải mái hơn, tránh ảnh hưởng đến các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày. Hi vọng rằng từ những chia sẻ của Happy Mum Care, bạn đã tìm ra được liệu pháp phù hợp dành cho mình.

phuongtran

Recent Posts

Bật mí cách gọi sữa về nhanh chóng, mẹ sau sinh áp dụng ngay thôi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vàng rất tốt cho em bé. Việc nuôi con…

5 months ago

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính cực dễ dàng

Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày cần thay tã rất nhiều lần. Điều đó…

6 months ago

Bật mí cách massage cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất

Mang thai là một niềm hạnh phúc vô vàn của bất kỳ người mẹ nào…

6 months ago

Cách giảm mỡ bụng sau sinh giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng

Làm cách nào để giảm mỡ bụng sau sinh và lấy lại vòng eo thon…

6 months ago

Bà bầu kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai

Chế độ ăn uống của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình…

6 months ago

Bà bầu nên ăn gì? Các thực phẩm cho bà bầu tốt nhất

Việc ăn uống trong giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng bởi đây chính…

6 months ago